Tả cảnh công viên Hoàng Hoa Thám
tả tượng đài ông Hoàng Hoa Thám
Công Viên Hoàng Hoa Thám vào buổi sáng rất đẹp.Em thường đến đây vào những buổi sáng đẹp trời.
Hãy viết thêm những câu khác để thành một mở bài gián tiếp.
-Mọi người viết thêm hộ em với ạ....
Mỗi buổi sáng sớm, ông bà nội lại cùng nhau đi bộ dạo quanh công viên. Sáng hôm ấy, em được ông bà dẫn đi chơi và đã có kịp ngắm một không gian thanh bình và tươi đẹp ở công viên.
Trời còn tờ mờ sáng mà công viên đã tương đối nhiều người. Màn sương mỏng vẫn còn giăng mắc trên những hàng cây. Không khí trong lành và mát dịu. Mặt hồ buổi sáng yên ả, thi thoảng có vài đợt sóng lăn tăn gợn. Những hàng cây, đóa hoa vẫn còn đẫm sương đêm. Buổi sáng thật trong lòng và dịu mát. Ven hồ một vài người đang ngồi câu cá, một vài người ngồi ghế đá nghỉ ngơi và thư giãn. Nhưng em thấy đông nhất vẫn là dòng người tập thể dục và đi bộ, đặc biệt là những người già và đứng tuổi. Tiếng cười nói, tiếng bước chân râm ran vang khắp công viên. Buổi sáng khiến tâm trạng của ai cũng vui vẻ và an lành hơn. Nắng bắt đầu lên cao. Sương tan. Tiếng chim hót líu lo trên vòm lá hòa cùng tiếng cười nói râm ran. Nó khiến cho tâm trạng của con người trở nên nhẹ nhàng và an lành hơn.
Buổi sáng là khoảnh khắc trong lành nhất để bắt đầu một ngày mới. Công viên vào buổi sáng và buổi tối là đông vui nhất. Tuy nhiên không khí hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng luôn có cái gì đó trong lành và dịu mát. Nhìn mặt hồ như vậy, lòng người cũng trở nên nhẹ nhõm và yên ả hơn bao giờ hết. Công viên lúc này đông đúc hơn. Trông ai cũng tràn đầy năng lượng và tinh thần sảng khoái để bắt đầu một ngày làm việc mới.
Em rất thích thời tiết mát lành và không gian thoáng đãng ở công viên buổi sáng. Mặt trời lên cao tỏa ánh nắng như đánh thức công viên bừng tỉnh. Đâu có em nghe thấy tiếng còi xe, tiếng mở cửa ngoài phố. Một ngày mới chính thức bắt đầu.
Lập dàn ý tả cảnh buổi sáng hoặc trưa, chiều, tối trong vườn hoa, cây hay công viên, đồng lúa,... Không chép mạng, mình cần gấp.
Lập dàn bài tả cánh đồng lúa chín
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cánh đồng bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
- Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.
1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh định tả (buổi sáng trong công viên).
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
- Nhìn từ xa, công viên như một khu vườn lớn còn mờ sương.
b. Tả từng cảnh chi tiết:
- Công viên được bao bọc bởi những cây to, vòm lá xum xuê như một khu rừng nhỏ.
- Các bồn hoa hình chữ nhật được cắt tỉa cẩn thận chia công viên thành những ô bàn cờ với nhiều lối đi lát gạch.
- Nắng sớm bừng lên, màn sương tan đi, để lại trên lá cây những giọt sương to, long lanh như hạt ngọc. Sương đã tan hẳn, công viên hiện ra, phô các đoá hoa đủ màu sắc.
- Người cao tuổi tập thể dục buổi sáng ở công viên, các em bé dạo chơi, tắm nắng cùng bố mẹ.
- Tiếng chim hót bừng vang, líu lo chào một ngày mới.
- Ong bướm bay dập dờn bên những đoá hoa.
- Em làm gì để giữ gìn, xây dựng công viên ngày một đẹp? (giữ vệ sinh, không xả rác, bảo vệ cây và hoa).
3. kết bài : Nêu cảm xúc của em trước cảnh đẹp của công viên.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sáng mờ sương của cánh đồng.
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
- Cánh đồng lúa đang thì con gái trải rộng dưới làn sương trắng mờ như một tấm thảm nhung xanh mướt khoác một màn voan trắng đục.
b. Tả cảnh chi tiết:
- Bầu trời nhuộm hồng ở phương đông với ông mặt trời toét miệng cười chiếu những ánh nắng ban mai vén màn voan sương sớm.
- Gió sớm se lạnh thổi nhẹ nhẹ làm cánh đồng lúa nhấp nhô như sóng lượn. Sương tan, để lại trên lá lúa những giọt sương to như hạt ngọc sáng lấp lánh dưới mai hồng.
- Con đường làng chia đôi cánh đồng, trải rộng tít tắp, nối các xã, đang đón các bạn nhỏ đến trường.
- Xa xa, một bác nông dân đang vác cuốc thăm ruộng lúa. Trông từ xa, bác bé như con chim trên đồng lúa xanh mượt.
- Ở đầu con mương gần cánh đồng, các chị phụ nữ giặt chiếu, chuyện trò râm ran.
- Nắng lên cao chút nữa, thấy rõ đàn chim chào mào hót ríu ran trên cây cổ thụ đầu làng.
- Buổi sáng ở đồng quê thật thanh bình, thoáng đãng và sảng khoái.
- Em đi học trên con đường làng, khăn quàng đỏ rực rỡ trên vai nhắc nhở em phải chăm học để đi đến con đường tương lai đang rộng mở.
3. Kết bài:
- Nêu cảm xúc của em trước quang cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê em; yêu quê, yêu đất nước giàu và đẹp với cảnh ruộng đồng trù phú, yên lành, giản dị.
Thông tin về Hoàng Hoa Thám
Hoàng Hoa Thám (1836 – 10 tháng 2 năm 1913), còn gọi là Đề Dương, Đề Thám hay Hùm thiêng Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913).
Năm 1962, nhà nghiên cứu Hoài Nam, trong một bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, cho biết Đề Thám sinh năm 1846, trước khi cải từ họ Trương sang họ Hoàng, ông còn mang họ Đoàn. Kể từ đó, hầu hết các tài liệu viết về Đề Thám đều cho rằng ông gốc họ Trương, hồi bé tên Trương Văn Nghĩa, sau đổi thành Trương Văn Thám, quê ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây (nay bao gồm một phàn ngoại thành Hà Nội, một phần các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang và toàn tỉnh Vĩnh Phúc), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Cha ông là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, cha mẹ ông đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn, Nông Văn Vân ở Sơn Tây.
Gần đây, Nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm trong một bài viết công bố trên tạp chí Xưa và Nay' đã căn cứ vào Đại Nam thực lục'– Chính biên (Đệ nhị kỷ, các quyển CII, CXVIII, CXXIII, CLXII, CLXXIII, CLXXIV), Gia phả họ Bùi (Thái Bình) và Gia phả họ Đoàn(Dị Chế) cho biết Trương Thận (tức cha của Đề Thám) chỉ là biệt danh của một thủ lĩnh nông dân để nổi lên chống lại nhà Nguyễn, tên chính là Đoàn Danh Lại, người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, bị anh em Bùi Duy Kỳ bắt giết đem nộp triều đình vào tháng 9 năm Bính Thân, Minh Mệnh thứ 17 (tháng 10 năm1836). Cũng theo Nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm, Đoàn Danh Lại có hai con trai: con lớn tên là Đoàn Văn Lễ (sau cải là Trương Văn Leo, không rõ năm sinh), con thứ là Đoàn Văn Nghĩa (tức Trương Văn Nghĩa, tức Đề Thám sau này, sinh được mấy tháng thì bố mẹ bị giết hại). Luận điểm này được Khổng Đức Thiêm khẳng định lại trong tác phẩm Hoàng Hoa Thám (1836-1913).[1]
Chống Pháp[sửa | sửa mã nguồn]Thời kỳ đầu[sửa | sửa mã nguồn]Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870-1875), và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (11-1873) Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn, lãnh binh Bắc Ninh. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (4-1884), ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng (1882-1888). Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.
Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại. Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Trong gần 30 năm lãnh đạo, ông đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là Luộc Hạ, Cao Thượng (tháng 10 năm 1890), thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892), trực tiếp đương đầu với các Thiếu tướng Godin, Voyron và Đại tá Frey.
Trong hai năm (1893-1895) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát.
Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân Yên Thế đã trừng trị nhiều kẻ phản bội, trong đó có Đề Sặt.
Giảng hòa lần thứ nhất 1894[sửa | sửa mã nguồn]Thấy chưa thể dập tắt được phong trào, tháng 10 năm 1894, Pháp đã chấp nhận giảng hòa, cắt nhượng cho nghĩa quân bốn tổng thuộc Yên Thế. Nhưng chỉ vài tháng sau (đến tháng 10 năm 1895), Pháp đã bội ước, giao cho Đại tá Galliéni huy động hàng ngàn quân có đại bác yểm trợ mở những cuộc tấn công trên quy mô lớn vào Yên Thế, treo giải thưởng 30.000 franc cho kẻ nào bắt được ông. Không đàn áp được phong trào, Pháp tiếp tục bao vây, truy đuổi, tiêu diệt cả lực lượng của Kỳ Đồng đang khai thác đồn điền ở Yên Thế để nghĩa quân mất chỗ dựa về vật chất và tinh thần, buộc Đề Thám phải chấp nhận cuộc giảng hòa lần thứ hai vào năm 1897.
Giảng hòa lần thứ hai 1897[sửa | sửa mã nguồn]Trong hơn 10 năm hòa hoãn (từ tháng 12 năm 1897 đến ngày 29 tháng 1 năm 1909), nghĩa quân Yên Thế đã có những bước phát triển mới: địa bàn hoạt động được mở rộng từ trung du đến đồng bằng, kể cả vùng Hà Nội. Hoàng Hoa Thám tổ chức ra "đảng Nghĩa Hưng" và "Trung Châu ứng nghĩa đạo" làm nòng cốt. Đặc biệt, Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng 6 năm 1908 trong trại lính pháo thủ tại Hà Nội mà trước đây quen gọi là vụ Hà thành đầu độc, làm chấn động khắp cả nước. Ngoài ra, Hoàng Hoa Thám còn xúc tiến xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng. Một cánh quân thuộc Trung Quốc Cách mạng Đồng minh hội của Tôn Trung Sơnđã được Đề Thám chu cấp trong một thời gian dài.
Lực lượng suy yếu[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và lính khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do Đại tá Bataille chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế.
Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế. Nghĩa quân bị tổn thất nặng, trong đó có con trai của ông là Cả Trọng bị tử thương. Sau khi thoát khỏi vòng vây, ông chỉ huy lực lượng còn lại phối hợp với các toán nghĩa quân đang có mặt ở Vĩnh - Phúc Yên tiến hành một cuộc vận động chiến, thôn trang chiến nổi tiếng, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại trong tháng 7-1909. Đầu tháng 8-1909, Lê Hoan được tung vào chiến trường. Đề Thám vừa đánh vừa lui về núi Sáng trên dẫy Tam Đảo và đánh thắng một trận quan trọng ở đây. Kể từ khi bà Ba Cẩn và con gái út của ông là Hoàng Thị Thế bị bắt[2], lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới đầu 1910 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.
Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt vào năm 1913. Có những giả thiết khác nhau về cái chết của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám.
Trong những ngày cuối cùng, lực lượng ngày càng mỏng, Đề Thám chỉ còn vài thủ hạ bảo vệ bên cạnh và liên tục phải di chuyển. Khi ông tới vùng Hố Lẩy, người Pháp đã bố trí 3 người đến trá hàng để tiếp cận và hạ sát ông cùng 2 thủ hạ vào sáng mồng 5 Tết năm Quý Sửu, tức ngày 10 tháng 2 năm 1913, sau đó mang thủ cấp ông ra bêu Phủ đường Yên Thế để thị uy dân chúng[2]. Tuy nhiên, có ý kiến nghi ngờ về giả thiết này khi dẫn 3 thông tin khác[2]:Nhà cầm quyền Pháp chỉ cho bêu đầu có 2 ngày rồi vội cho tẩm dầu, đốt thành tro đem đổ xuống ao và không cho công bố ảnh thủ cấp những người chống lại bị chém giếtTheo Lý Đào, một cận vệ cũ của Hoàng Hoa Thám và thường cắt tóc cho Đề Thám nên biết đầu ông có một đường gồ chạy từ trán lên đỉnh đầu, trên khuôn mặt có bộ râu ba chòm, nhưng cái đầu cắm ở Phủ đường không có đường gồ, cằm không có râuTheo người dân làng Lèo, thủ cấp bị bêu là của sư ông trụ trì ở chùa Lèo, vì sư ông có dung mạo khá giống với Hoàng Hoa Thám và không thấy xuất hiện từ hôm đó, có lẽ bị giết để thế chỗHoàng Hoa Thám chạy trốn và sống ẩn dật những ngày cuối đời trong dân chúng, và cuối cùng chết vì bệnh tật[3]. Một số quan lại cho rằng ông mất vào trước thời điểm ngày 10 tháng 2 năm 1913, còn dân chúng lại cho rằng ông mất sau thời gian này[2].Hiện tại vẫn chưa xác định được phần mộ Hoàng Hoa Thám, việc này cũng có nhiều giả thiết khác nhau và chưa có kết luận cuối cùng trong giới nghiên cứu
Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1962, nhà nghiên cứu Hoài Nam, trong một bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, cho biết Đề Thám sinh năm 1846, trước khi cải từ họ Trương sang họ Hoàng, ông còn mang họ Đoàn. Kể từ đó, hầu hết các tài liệu viết về Đề Thám đều cho rằng ông gốc họ Trương, hồi bé tên Trương Văn Nghĩa, sau đổi thành Trương Văn Thám, quê ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây (nay bao gồm một phàn ngoại thành Hà Nội, một phần các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang và toàn tỉnh Vĩnh Phúc), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Cha ông là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, cha mẹ ông đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn, Nông Văn Vân ở Sơn Tây.
Gần đây, Nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm trong một bài viết công bố trên tạp chí Xưa và Nay' đã căn cứ vào Đại Nam thực lục'– Chính biên (Đệ nhị kỷ, các quyển CII, CXVIII, CXXIII, CLXII, CLXXIII, CLXXIV), Gia phả họ Bùi (Thái Bình) và Gia phả họ Đoàn (Dị Chế) cho biết Trương Thận (tức cha của Đề Thám) chỉ là biệt danh của một thủ lĩnh nông dân để nổi lên chống lại nhà Nguyễn, tên chính là Đoàn Danh Lại, người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, bị anh em Bùi Duy Kỳ bắt giết đem nộp triều đình vào tháng 9 năm Bính Thân, Minh Mệnh thứ 17 (tháng 10 năm1836). Cũng theo Nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm, Đoàn Danh Lại có hai con trai: con lớn tên là Đoàn Văn Lễ (sau cải là Trương Văn Leo, không rõ năm sinh), con thứ là Đoàn Văn Nghĩa (tức Trương Văn Nghĩa, tức Đề Thám sau này, sinh được mấy tháng thì bố mẹ bị giết hại). Luận điểm này được Khổng Đức Thiêm khẳng định lại trong tác phẩm Hoàng Hoa Thám (1836-1913).[1]
Hoàng Hoa Thám ( Hán tự : 黄花 , 1858 - 1913) còn được gọi là Tư lệnh Thám ( tiếng Việt : Ông Đề-Thám ), là một lãnh chúa phong kiến An Nam của người Yên , chống lại sự kiểm soát của Pháp ở Bắc Kỳ trong 30 năm.
Sinh Đoàn Văn Nghĩa (段文義) ở Tiên Lữ , Hưng Yên , Hoàng Hoa Thám (黃花探) là tên gọi thông qua biết đến nhiều hơn khi ông nom-de-guerre được Đề Thám ( 提探 ). [1] "Đề" là dạng rút gọn của "Đề xuất" (), biểu thị cấp bậc của một chỉ huy, một tên gọi được Hoàng Hoa Thám chấp nhận vì ông không bao giờ được triều đình Nguyễn ủy quyền. [2]
Cha mẹ của Hoàng Hoa Thám đều đã chết sau khi gia nhập một nhóm kháng chiến ở vùng núi biểu tình chống lại Tòa án Huế. [3] Tìm kiếm sự ẩn danh, người chú ruột của mình chạy trốn đến khu vực Yên Thế , đổi tên gia đình từ Trương thành Hoàng. [4]
Khi người bảo vệ củng cố quyền kiểm soát ở Bắc Kỳ , quân đội Pháp dưới thờiJoseph Gallieni đã quét qua Yên Thế vào năm 1890-91, định tuyến hầu hết các máy bay chiến đấu kháng chiến. Tuy nhiên, chiến dịch của Gallien đã bị dừng lại khi Đề Thám tấn công đường sắt, chiếm giữ các đoàn tàu, vật tư và thậm chí bắt giữ một quan chức địa phương để đòi tiền chuộc. Chống lại mong muốn của Gallieni, chính quyền Pháp đã đồng ý thực hiện hòa bình, trao cho Đề Thám một quyền lực trong khu vực. Điều này làm cho ông khóc lớn cho các phong trào chống Pháp khác. Các chiến dịch quân sự sau đó đã sứt mẻ tại fiefdom nhưng sự bóc lột và nổi tiếng của Bà Thám đã chứng tỏ là một cái gai trong sườn của Vùng bảo vệ vào thế kỷ 20.
Sự cai trị của chủ đề Thám đã chấm dứt khi ông bị giết tại Thái Nguyên vào ngày 10 tháng 2 (hoặc 18 tháng 3) năm 1913 dưới bàn tay của một trong những người của ông, Lương Tâm Kỳ; Kỳ là cựu chỉ huy của Quân đội Cờ Đen, người sau đó đã trở thành, làm gián điệp cho Pháp.
Em hãy nhận xét về Hoàng Hoa Thám
Một công viên hình chữ nhật có chu vi là 1280m,chiều dài hơn chiều rộng là 160m.Tính diện tích trồng hoa và cây cảnh của công viên biết diện tích trồng hoa và cây cảnh chiếm 2/3 diện tích công viên.
Nửa chu vi công viên HCN là
1280 : 2 = 640m
Chiều dài công viên HCN là
(640 + 160) : 2 = 400m
Chiều rộng công viên HCN là
640 -400= 240m
Diện tích công viên là
400 x 240 = 96000m
Diện tích trồng hoa và cây cảnh là
96000 : 3 x 2= 64000m
Vậy diện tích trồng hoa và cây cảnh là 64000m
Bài giải Ta có bài toán trên thuộc dạng toán Tổng – hiệu.
Vậy, ta có sơ đồ chỉ chiều dài và chiều rộng của công viên là :
Chiều rộng : |-------|160m
Chiều dài : |-------|--------|
Chu vi công viên là : 1280m.
Nhìn vào sơ đồ trên, ta có nửa chu vi của công viên là :
1280 : 2 = 640 ( m )
Chiều rộng của công viên là :
( 640 – 160 ) : 2 = 240 ( m )
Chiều dài của công viên là :
240 + 160 = 400 ( m )
Diện tích của công viên là :
400 x 240 = 96 000 ( m2 )
Đáp số : 96 000 m2
Tham khảo
Tả công viên vào buổi sáng lớp 5 mẫu 1Buổi sáng cuối tuần, em dậy từ sớm, chạy bộ ra công viên gần nhà để tập thể dục cho khỏe khoắn. Lúc đến nơi, trời vừa hửng sáng. Cảnh vật tuyệt vời của công viên vào buổi sáng sớm khiến em phải xuýt xoa.
Lúc này, cả công viên im lặng và vắng vẻ, chỉ lác đác vài người đến sớm để tập thể dục. Phía trên cao, bầu trời hiện ra trong ánh sáng buổi sớm trong trẻo và tươi xanh. Đó là gam màu xanh dịu dàng và tươi mới. Những cuộn mây trắng lớn, dường như ngủ quên, nên cứ đứng im một chỗ chẳng chịu trôi đi. Trên những chiếc lá cây, bãi cỏ trong công viên, thật dễ dàng để bắt gặp những giọt sương long lanh, xinh xắn. Cả thảm cỏ, con đường gạch và những hàng ghế đá đều ướt đẫm sương đêm. Chính vì vậy, nhìn đâu cũng thấy toàn là những màu rất đậm. Phía trên cao, ông mặt trời đang nỗ lực chiếu xuống thật nhiều tia nắng để hong khô, xua tan bớt đi màn sương lạnh giá. Những đóa hoa hồng trong bồn hoa dọc lối đi đã nở rộ. Nào đỏ, nào trắng, nào hồng, xen lẫn nhau rực rỡ. Trên các tán cây xanh mướt, bầy chim đã thức dậy, tíu tít chuyền từ cành này sang cành nọ, hót líu lo líu lo. Những cơn gió dìu dịu khẽ vờn qua kẽ lá, mang theo hương thơm của cỏ cây, đánh thức mọi giác quan của con người.
Chỉ thoáng chốc, cả công viên trở nên sáng ngời và tấp nập. Mọi người ở quanh đây đều đến công viên để tập thể dục. Người thì chạy bộ, người thì tập với máy, người thì ép dẻo, người thì múa thái cực quyền… Mọi người cứ tụm lại thành từng nhóm nhỏ, vừa tập vừa khe khẽ trò chuyện cùng nhau, thật là vui vẻ. Âm thanh tập luyện, trò chuyện ấy đã đem đến một không khí ấm áp, tràn đầy sinh lực cho công viên.
Khi mặt trời đã lên cao, ánh nắng trở nên ấm áp hơn, mọi người dần dần trở về nhà để chuẩn bị cho những công việc khác. Thoáng chốc, cả công viên trở nên vắng lặng. Chỉ còn tiếng chim ríu rít và tiếng gió rì rào qua kẽ lá. Ngắm nhìn cả công viên bừng sáng dưới ánh mặt trời rạng rỡ, em vui vẻ trở về nhà với tâm trạng phấn khởi vô cùng.
THAM KHẢO :
Bài văn tả công viên Mẫu 2
Mỗi cuối tuần, bố mẹ thường dẫn em đi chơi công viên. Công viên ngày cuối tuần nhộn nhịp những người là người. Sớm nay, khi đi bộ thể dục cùng ông, tôi mới nhận thấy công viên buổi sáng còn nhộn nhịp gấp bội phần.
Công viên nhộn nhịp nhờ dòng người qua lại tập thể dục, nhờ những thanh âm trong trẻo của buổi ban mai, nhờ cả vẻ tươi mới của thiên nhiên, hoa lá. Phía xa xa, ông trời lười biếng lộ nửa gương mặt sau đám mây trắng xốp bồng bềnh và không quên gửi nắng xuống nhân gian. Nắng xuân ấm áp lắm. Muôn tia nắng ấm dệt cho công viên một màu áo mới. Thảm cỏ xanh mướt còn đọng long lanh những giọt sương mai. Dưới nắng, chúng càng đẹp, phát sáng lấp lánh như những viên kim cương tí xíu. Hàng phượng, bằng lăng, hoa sữa,... xào xạc trên vòm lá những bản nhạc vui nhộn với gió. Gió vẫn còn chút hơi lạnh. Nhưng mọi người chẳng ngại điều đó, vẫn miệt mài với bài tập của mình. Ở khoảnh sân rộng, một nhóm cụ già tập dưỡng sinh, một nhóm khác múa bài thể dục nhịp điệu, mấy anh chị lại chơi đá cầu. Tôi cùng ông hòa vào dòng người trên con đường đi bộ. Những bước chân cứ đều đặn bước. Tôi ấn tượng nhất là những em bé nhỏ mũm mĩm đang ngồi trên chiếc xe đẩy của mẹ, của bà. Chà, các em cũng đi vãn cảnh, đi rèn sức khỏe đây mà. Các em cứ tròn xoe đôi mắt, ngơ ngác nhìn, miệng ê a chẳng rõ nói gì.
Ông mặt trời đã lộ rõ trên bầu trời. Vòm trời cao, trong xanh. Những chú sơn ca, họa mi vẻ như mới tỉnh giấc, hót những điệu lảnh lót, vang lừng không ngớt trên cành. Bỗng, một chú sà xuống thảm cỏ, mỏ chíp chíp kêu. Mấy chú khác thấy thích thú cũng sà xuống, đùa giỡn trên mặt cỏ. Một cơn gió mạnh ào qua làm tầng lá đung đưa, rớt những hạt sương đêm xuống. Các chú chim chắc tưởng là mưa nên nghiêng đầu quan sát, hẳn chừng các chú tính tìm chỗ trú mưa. Rồi khi biết không phải mưa, các chú liền tiếp tục bay nhảy đến những vòm cây, khóm hoa. Hoa ở công viên rực rỡ lắm. Hoa cúc vàng tươi màu nắng. Hoa hồng muôn sắc đỏ, hồng, trắng, cam lộng lẫy. Khóm hoa giấy tím ngan ngát. Mấy chậu đào, lá đã xanh non tơ nhưng hoa vẫn còn nở rộ. Tôi biết, chẳng mấy chốc nữa thôi, chúng sẽ rụng hoa kết trái, đợi một mùa xuân mới về.
Buổi sáng ở công viên thật tươi mới và nhộn nhịp! Tôi thích khí trời mát lành, không gian thư thái của nơi đây. Từ bây giờ, mỗi sáng cuối tuần, tôi sẽ dậy thật sớm để đi bộ, để ngắm khung cảnh tuyệt vời nơi đây.
hãy bài văn tả cảnh công viên
Tham khảo:
Buổi sáng cuối tuần, em dậy từ sớm, chạy bộ ra công viên gần nhà để tập thể dục cho khỏe khoắn. Lúc đến nơi, trời vừa hửng sáng. Cảnh vật tuyệt vời của công viên vào buổi sáng sớm khiến em phải xuýt xoa.
Lúc này, cả công viên im lặng và vắng vẻ, chỉ lác đác vài người đến sớm để tập thể dục. Phía trên cao, bầu trời hiện ra trong ánh sáng buổi sớm trong trẻo và tươi xanh. Đó là gam màu xanh dịu dàng và tươi mới. Những cuộn mây trắng lớn, dường như ngủ quên, nên cứ đứng im một chỗ chẳng chịu trôi đi. Trên những chiếc lá cây, bãi cỏ trong công viên, thật dễ dàng để bắt gặp những giọt sương long lanh, xinh xắn. Cả thảm cỏ, con đường gạch và những hàng ghế đá đều ướt đẫm sương đêm. Chính vì vậy, nhìn đâu cũng thấy toàn là những màu rất đậm. Phía trên cao, ông mặt trời đang nỗ lực chiếu xuống thật nhiều tia nắng để hong khô, xua tan bớt đi màn sương lạnh giá. Những đóa hoa hồng trong bồn hoa dọc lối đi đã nở rộ. Nào đỏ, nào trắng, nào hồng, xen lẫn nhau rực rỡ. Trên các tán cây xanh mướt, bầy chim đã thức dậy, tíu tít chuyền từ cành này sang cành nọ, hót líu lo líu lo. Những cơn gió dìu dịu khẽ vờn qua kẽ lá, mang theo hương thơm của cỏ cây, đánh thức mọi giác quan của con người.
Chỉ thoáng chốc, cả công viên trở nên sáng ngời và tấp nập. Mọi người ở quanh đây đều đến công viên để tập thể dục. Người thì chạy bộ, người thì tập với máy, người thì ép dẻo, người thì múa thái cực quyền… Mọi người cứ tụm lại thành từng nhóm nhỏ, vừa tập vừa khe khẽ trò chuyện cùng nhau, thật là vui vẻ. Âm thanh tập luyện, trò chuyện ấy đã đem đến một không khí ấm áp, tràn đầy sinh lực cho công viên.
Khi mặt trời đã lên cao, ánh nắng trở nên ấm áp hơn, mọi người dần dần trở về nhà để chuẩn bị cho những công việc khác. Thoáng chốc, cả công viên trở nên vắng lặng. Chỉ còn tiếng chim ríu rít và tiếng gió rì rào qua kẽ lá. Ngắm nhìn cả công viên bừng sáng dưới ánh mặt trời rạng rỡ, em vui vẻ trở về nhà với tâm trạng phấn khởi vô cùng.
Tham khảo!
Vào mỗi buổi sáng sớm, Ông bà cho em ra công viên bãi giữa để tập thể dục. Không gian thoáng mát cùng không khí trong lành ở đây thật tuyệt vời.
Nhìn từ xa, công viên như một tấm thảm khổng lồ nhiều màu sắc. Nổi bật là hàng dừa nghiêng về phía biển chào đón các con tàu từ khơi xa trở về. Các lối đi tỏa ra từng phía như búi rễ khổng lồ được lát bằng gạch men màu vàng sạch sẽ. Ở trung tâm công viên có một cái hồ nước hình tròn.
Giữa hồ là tượng ba chú cá heo chụm lại, nước phun lên như bông hoa pha lê thật thích mắt. Bên cạnh các lối đi là các bồn hoa , ở đó trồng rất nhiều hoa: Hoa hồng đỏ thắm, hoa huệ trắng muốt, hoa cúc vàng tươi hương thơm tỏa ra quyến rũ làm ong, bướm cứ dập dờn. Đẹp hơn cả là trên những thảm cỏ xanh rì, những giọt sương đêm còn đọng lại long lanh dưới ánh nắng mặt trời, kế bên là các bụi cây được nghệ nhân cắt tỉa thành những con thú ngộ nghĩnh.
Góc này, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Góc kia mấy con nai mắt ngơ ngác nhìn du khách. Bên cạnh cây cổ thụ to sừng sững là chị công xòe đuôi múa. Đó đây có những bức tượng đá: nào là tượng mẹ bồng con, nào là tượng người lấy nước rất đẹp và tinh tế. thích nhất là khu vui chơi cho thiếu nhi, có cầu trượt, xích đu, bập bênh. Buổi sáng, công viên thật nhộn nhịp. Góc này, các cụ già tập dưỡng sinh. Góc kia, cô chú thanh niên chạy bộ, đánh cầu lông.
Em rất thích công viên bãi giữa, vì đây là nơi thư giãn thật lý tưởng. Em sẽ góp phần công sức nhỏ bé của mình để giữ gìn, bảo vệ công viên xanh sạch đẹp.
Tham khảo:
Hôm nào cũng vậy, khi những tia nắng ban mai bắt đầu chiếu xuống, cả gia đình em đã có mặt trong công viên để tập thể dục.
Công viên Bến Ninh Kiều nằm dọc theo con đường Hai bà Trưng uốn lượn. Buổi sáng ở đây, không khí thật trong lành. Cả nhà em bắt đầu bằng bài tập thể dục buổi sáng, sau đó là chạy bộ trong công viên. Khi ngồi nghỉ mệt, vài cơn gió thổi qua mát lạnh. Em còn nghe cả tiếng chim hót thật hay. Ở công viên, các cành lá của cây đang lao xao vui đùa cùng những chú ong, chú bướm xinh đẹp. Từ xa, em đã thấy tượng đài Bác uy nghi. Dọc theo các nẻo đường trong công viên, trên các bãi cỏ xanh biếc, những giọt sương long lanh còn đọng lại trong nắng sớm. Những nụ hoa nở rực rỡ đón chào bình minh. Hàng liễu dọc theo bờ kè phấp phới trước gió, soi bóng xuống dòng sông. Bình minh vừa ló dạng cũng là lúc những người bán hàng bắt đâu bày hàng. Những người tập thể dục có thể ngồi trên ghế đá, nhìn ra xa ngắm phong cảnh sông nước tuyệt đẹp. Phía đông, lấp ló vài tia sáng yếu ớt rồi sáng dần, sáng dần, và cuối cùng là ông mặt trời to lớn nhô lên, vươn vai chào ngày mới. Em cảm giác lòng mình lâng lâng đầy cảm xúc. Sừng sững chiếm một vùng trời rộng lớn là chiếc cần Cần Thơ kiêu hãnh dưới ánh nắng mặt trời. Các nẻo đường trong công viên như nhộn nhịp hẳn lên. Từng nhóm thanh niên đang chạy bộ. Các ông, bà lão tập thể dục dưỡng sinh. Dưới gốc cây liễu các cô trung niên đang uyển chuyển nhịp nhàng các động tác thể dục nhịp điệu. Các khóm hoa điệu đà khoe sắc dưới ánh nắng ban mai. Đâu đâu cũng nghe tiếng cười nói, chuyện trò rộn rã. Mọi người sau khi đến đây ai cũng có tinh thần sảng khoái. Tất cả bắt đầu một nhịp chuyển động mới.Em rất vui và tự hào vì thành phố Cần Thơ có một công viên tuyệt vời như vậy. Em luôn có ý thức giữ gìn công viên Bến Ninh Kiều sạch đẹp, và em mong ai cũng vậy.
Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có hai lần giảng hòa với Pháp (1894, 1897) vì
A. Bị Pháp ép buộc
B. Cần thời gian để củng cố căn cứ và xây dựng lực lượng
C. Cần thương lượng để cùng chia sẻ vùng Yên Thế với Pháp
D. Thế và lực ta mạnh hơn Pháp
Đáp án B
Trong hoàn cảnh các phong trào kháng chiến của cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Hoàng Hoa Thám đã tìm cách giảng hóa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 1-1891, giảng hòa lần thứ nhất.
Nhằm bào toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Hoàng Hoa Thám đã xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Bên ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng theo những điều kiện của Phá những bên trong lại ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
=> Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có hai lần giảng hòa với quân Pháp (1894, 1897) vì cần thời gian để củng cố căn cứ và xây dựng lực lượng.