Xác định đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản.
Xác định đề tài và nội dung bao quát của văn bản.
- Đề tài: Chú chim bồng chanh đỏ
- Nội dung: Qua hình ảnh loài chim bồng chanh đỏ cùng với sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, người đọc đã biết thêm về cách làm tổ, môi trường sống và sở thích ở một đôi với nhau của chúng. Đồng thời thấy được sự yêu thích của hai anh em Hoài dành cho loài chim bồng chanh đỏ.
Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.
- Nội dung bao quát: Vào một buổi chiều sương mờ mịt, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình kể lại câu chuyện đi biển cùng một nhóm bạn chài. Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, họ đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tố đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau.
- Nhận xét cách đặt nhan đề truyện của tác giả: Cho người đọc hiểu về bối cảnh thời gian và khung cảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.
Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8:
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu là gì? Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử có gì giống nhau?
b. Nhận xét đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử và nêu các lưu ý về cách đọc hiểu các truyện này.
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:
Văn bản | Nội dung chính |
Quang Trung đại phá quân Thanh | Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh. |
Đánh nhau với cối xay gió | Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội. |
Bên bờ Thiên Mạc | Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. |
=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
b.
- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.
- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:
+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?
+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.
+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).
+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.
Đặt một câu có sử dụng trợ từ, thán từ lấy đề tài từ các văn bản hài kịch đã học. Xác định trợ từ, thán từ và nêu tác dụng của chúng.
Đặt câu | Tác dụng | |
Chứa trợ từ | Cậu ấy chính là người đạt giải Nhất cuộc thi Học sin giỏi Quốc gia môn Văn. | đánh giá, xác định về người được nhắc đến |
Chứa thán từ | Chao ôi! Mọi thứ ở nơi đây mới lung linh làm sao | bộc lộ cảm xúc, tình cảm |
- Đọc lại các văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ đã học trong Bài 2
- Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,… của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.
Xác định những điểm chung về nội dung của các văn bản đọc trong bài và rút ra những kết luận bổ ích cho bản thân.
Tham khảo!
Điểm chung của các văn bản được học trong bài là nói tới vai trò của các hiện tượng tự nhiên và kêu gọi con người hãy trân quý những điều mà mẹ thiên nhiên ban tặng, sống chan hòa với cỏ cây cùng các loài động vật xung quanh.
=> Hãy nuôi dưỡng cho mình tình yêu với đất đai, thiên nhiên và có những hành động để bảo vệ môi trường sống, giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan trước khi quá muộn
Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy.
- Chủ đề văn bản: Kỉ niệm về mùa phơi sân trước của tác giả.
- Em xác định dựa vào:
+ Nhan đề văn bản
+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.
+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản
1.trình bày khái quát về nội dung và đặc sắc về nghệ thuật của văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người khốn khổ
2.nêu những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận và nghị luận văn học
Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.
- Luận đề: khẳng định nền độc lập của đất nước Đại Việt.
- Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:
+ Luận điểm 1: Tư tưởng của tác giả (yên dân và trừ bạo).
+ Luận điểm 2: Phân định rõ ràng về sự tồn tại của đất nước (có nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử riêng và có chế độ, chủ quyền riêng).
+ Luận điểm 3: Thể hiện ý chí, sức mạnh của nhân nghĩa và của độc lập dân tộc (“Lưu Cung tham công nên thất bại/Triệu Tiết thích lớn”, “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô/Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”...).
Câu 1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản:
Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
Luận điểm 1: Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. | Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến. |
Luận điểm 2: Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ. | Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư". |
Luận điểm 3: Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước. | Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà". |
Luận điểm 4: Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua. | Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư". |