Những câu hỏi liên quan
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
13 tháng 9 2019 lúc 10:35

Trồng cây, Tắt điện khi không sử dụng, vặn nước đủ dùng…

Bình luận (0)
ngọc nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Linh Đan
18 tháng 12 2022 lúc 9:48

Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ởVứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.Hạn chế sử dụng túi nilon.Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.Tích cực trồng cây xanh.Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Phan Thị Cẩm Tiên
2 tháng 3 2016 lúc 14:19

Biện pháp bảo vệ tài nguyên động, thực vật ở Tây Ninh:

        -Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến diện tích rừng thu hẹp, nhiều loại động vật, thực vật quý có nguy cơ tuyệt chủng, vấn đề bảo vệ rừng là nhiệm vụ vô cùng cấp bách ở Tây Ninh.

        -Cần bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.

        -Trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

*Là học sinh, em cần tham gia trồng cây gây rừng - trồng cây nhớ ơn Bác, tích cực tham gia vào việc bảo vệ rừng ở địa phương.

Bình luận (0)
Lê Hồ Giang
Xem chi tiết
Ɲσ•Ɲαмє
21 tháng 3 2019 lúc 20:12

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).

Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.

Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác.
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều,...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Bình luận (0)
meo
21 tháng 3 2019 lúc 20:13

Không. Vì khoáng sản là tài nguyên có hạn. Ta cần phải khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này để bải vệ nguồn tài nguyên này.

Bình luận (0)
Vũ Nhật Trung
Xem chi tiết
暁冬|LIE MORIARTY|
18 tháng 12 2022 lúc 15:22

Để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, Nhà nước cần áp dụng các chính sách sau:

• Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

• Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên.

• Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do.

• Ðóng cửa rừng tự nhiên.

Bình luận (0)
29. Dương Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
15 tháng 12 2016 lúc 18:07

- Em cần không xả rác bừa bãi, tái chế rác thải môi trường,....

Cách sử dụng thuốc hóa học: Trộn thuốc và sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động.

 

Bình luận (1)
Minh Trần
6 tháng 11 2021 lúc 15:26

hello

Bình luận (0)
Minh NgHĩa
Xem chi tiết
Quang Nhân
9 tháng 2 2021 lúc 20:39

Tham Khảo

 

  Bạn có biết rằng, chúng được được đến trường như ngày hôm nay đó là vì chúng ta đang được sống trong thời bình. Có thể nói, ai đã từng trải qua những năm tháng bom rơi đạn lạc mới hiểu hết được ý nghĩa của hai tiếng hòa bình. Nhưng chúng ta lại càng phải tìm hiểu về giá trị của hòa bình nhiều hơn để biết trân quý những gì mà chúng ta đang có.

    Chúng ta từng được nghe, từng được học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới. Nhưng liệu đã mấy ai thực sự hiểu được giá trị của chúng hay chưa? Nếu từng xem những bộ phim về chiến tranh, về lịch sử hẳn bạn sẽ thấy sợ hãi cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Khi mà những đứa trẻ đang ngồi trong lớp học phút trước, phút sau đã vội vã chui vào hầm trú ẩn. Làm sao có những giờ phút được thảnh thơi bàn học như chúng ta thời bây giờ.

    Hòa bình mà chúng ta đang có là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng của ông cha. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là lý do vì sao khi học môn lịch sử, chúng ta được tìm hiểu về những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Hẳn bạn còn nhớ 10 cô gái của ngã ba Đồng Lộc đã ngã xuống khi chỉ vừa mười tám, đôi mươi. Sự hy sinh cao cả của 10 cô gái này đã được lưu lại trong sử sách, trong những áng thơ văn.

    Có thể nói, chiến tranh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.

    Hãy nhớ đến cảnh đói khổ của người dân Việt Nam năm 1945. Đó chính là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra cho con người. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói. Họ gầy đến rộc người, chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng rồi họ cũng chết. Cái chết mòn trong sự khổ đau. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, mới có được áo mặc, mới có được một cuộc sống sung túc và đủ đầy.

    Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức,… cũng đều cùng chung số phận. Đơn cử như hai quả bom nguyên tử của nước Mỹ đã biến hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang, chết chóc.

    Cho đến tận thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Chẳng hạn có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Bản thân những người gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tội ác của họ. Nhưng còn những người dân lương thiện, những người mong có một cuộc sống hòa bình, họ có lỗi lầm gì mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Câu hỏi này xin được dành cho tất cả mọi người.

     Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, hòa bình của một quốc gia, của một dân tộc có tồn tại được lâu bền hay không còn phụ thuộc vào nền hòa bình của toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Chiến tranh sẽ chỉ làm cho tất cả mọi người phải đau khổ mà thôi.

    Cũng như bạn, tôi khao khát được sống trong một thế giới hòa bình. Ở đó, mỗi ngày tôi được đến trường, được gặp gỡ thầy cô và bè bạn. Tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, mỗi ngày tôi được ăn những bữa cơm đầm ấm bên gia đình thân yêu của mình. Tôi được kể cho ba mẹ nghe những câu chuyện thường ngày ở trường. Ở đó, tôi có được những giấc ngủ ngon. Tôi có hoài bão, có mơ ước và tôi có thời gian để có thể theo đuổi ước mơ của mình.

     Bạn cũng như tôi, hẳn bạn cũng có những ước mơ. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.

Bình luận (0)
Trịnh Long
9 tháng 2 2021 lúc 20:45

Có vô vàn những hành động để góp phần đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình, một trong số đó chính là chống nạn phân biệt chủng tộc. Đó là sự phân biệt trong cách đối xử giữa người khác nhau về màu da, về vùng lãnh thổ,...với suy nghĩ sự vượt trội của chủng tộc này so với chủng tộc khác. Gần đây người ta thấy dấy lên những cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, kêu gọi chấm dứt nạn bạo lực của cảnh sát và phân biệt chủng tộc. Nguyên nhân bắt đầutừ cái chết của George Floyd- 1 người da đen do 1 cảnh sát da trắng gây nên. Vì vậy, nếu ngày nào con người còn đối xử với nhau 1 cách thiên vị, không công bằng do sự khác nhau về chủng tộc, ngày đó thế giới chưa được hòa bình theo đúng nghĩa. Mỗi cá nhân cần phai thấy rằng nạn phna biệt chủng tộc này là 1 điều không mấy tốt đẹp. Nó thể hiện sự xa cách giữa những con người với nhau. Đó không phải là lòng nhân ái, yêu thương con người. Không phân biệt chủng tộc, yêu thương mọi người từ tất cả các quốc gia, màu da khác nhau là 1 trong những hành động thiết thực để thế giới ngày càng ổn định, hòa bình.

 

 

Bình luận (0)
Ngô Đình Quốc
Xem chi tiết
Minh Vua Giải Toán
18 tháng 12 2023 lúc 19:46

Bản thân em sẽ cần phải làm những điều để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và biển như:

+ Trồng nhiều cây xanh

+ Ko xả rác bừa bãi

+ Thu gom rác

+ Khuyên mọi người ko nên phá hoại rừng

+ Khuyên mọi người ko đc vất rác bừa bãi vào biển

Bình luận (0)