Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 0:26

Tham khảo
1.

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.

- Đặc điểm:

+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:

+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).

+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.

Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 23:39

Tham khảo
1.

- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.

- Đất phù sa ở nước ta có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu. Tuy nhiên, do điều kiện hình thành và quá trình khai thác đã tạo ra các loại đất phù sa có tính chất khác nhau:

+ Đất phù sa sông (điển hình là đất phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long) là loại đất phù sa trung tính, ít chua; đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

+ Đất phèn là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

+ Đất mặn là loại đất được hình thành ở các vùng cửa sông, ven biển.

- Ngoài ra, còn một số loại đất phù sa khác như: đất xám trên phù sa cổ, đất cát ven biển,.
2.

Đối với sản xuất nông nghiệp: đất phù sa ở nước ta có độ phì cao, thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm, rau và hoa màu,...

- Đối với sản xuất thuỷ sản:

+ Các vùng cửa sông, ven biển có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Ở những khu vực ngập mặn ven biển, các bãi triều và vùng cửa sông là địa bàn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản khác nhau.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 23:30

Tham khảo

- Nhóm đất feralit (chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên): phân bố ở các khu vực đồi núi, trong đó:

Đất feralit hình thành trên đá badan: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,..

Đất feralit hình thành trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.

Đất feralit hình thành trên các loại đá khác (chiếm diện tích lớn nhất): phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp

- Nhóm đất phù sa (chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên):

+ Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.

+ Ngoài ra, đất phù sa còn có ở ven thung lũng sông của các khu vực khác nhưng với diện tích không lớn.

- Nhóm đất mùn núi cao (chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên), phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 22:33

Tham khảo

- Đặc điểm:

+ Đất fe-ra-lit chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.

+ Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.

+ Mỗi loại đất fe-ra-lit có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Trong đó, đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan và đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phì cao.

- Phân bố: Nhóm đất fe-ra-lit phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp ở nước ta. Nhóm đất này có diện tích lớn, chiếm khoảng 65 % diện tích tự nhiên của cả nước:

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ;

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Giá trị sử dụng:

Trong nông nghiệp: đất fe-ra-lit thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, chè,...). Ngoài ra, đất fe-ra-lit còn thích hợp để trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, na,...); cây lương thực (ngô, khoai, sắn) và các loại hoa.

Trong lâm nghiệp: đất fe-ra-lit được sử dụng để trồng rừng lấy gỗ (dổi, lát, keo,...); trồng các loại cây dược liệu (hồi, quế, sâm,...).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo

♦ Đặc điểm:

- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.

- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó:

+ Đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt;

+ Đất phù sa ven biển có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển;

+ Đất phèn thường chua, khi ướt bị kết dính, khi khô dễ bị nứt nẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao;

+ Đất cát biển thoáng khí, ít chua nhưng nghèo dinh dưỡng;

+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu, khô hạn.

♦ Phân bố:

- Chiếm khoảng 24 % diện tích đất tự nhiên của cả nước.

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa phân bố ở hai vùng: ngoài đê và trong đê.

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu; đất phèn phân bố ở vùng trũng thấp; đất mặn phân bố ở vùng ven biển.

+ Ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.

♦ Giá trị sử dụng:

- Trong nông nghiệp: Mỗi loại đất phù sa có giá trị sử dụng khác nhau.

+ Đất phù sa sông ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp với nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.

+ Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất cát biển được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía,...

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn; đất mặn được cải tạo để trồng các loại cây ngắn ngày.

- Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò ngành lâm nghiệp:

+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.

+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm ngành lâm sản:

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
14 tháng 8 2023 lúc 23:37

Tham khảo

- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.

- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.

- Trong thủy sản:đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.

Ví dụ:

Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.

+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.

+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.

+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 23:17

Tham khảo

* Thuận lợi

- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.

- Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, do đó, hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 – 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,...

- Khí hậu có sự phân hoá đã:

+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;

+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,...

* Khó khăn:

- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

Bình luận (0)