Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 22:28

Tham khảo

- Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta thể hiện qua 3 quá trình:

+ Quá trình Fe-ra-lit: Là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với địa hình đồi núi dốc thuận lợi cho quá trình rửa trôi các chất ba-zơ và tích tụ ô-xit sắt, ô-xit nhôm => hình thành đất Fe-ra-lit.

+ Quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ: trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn => Đẩy nhanh quá trình xói mòn - rửa trôi. Vật liệu xói mòn và rửa trôi lắng đọng, tích tụ tại những vùng trũng thấp => Đất phù sa ở đồng bằng.

+ Quá trình thoái hóa đất: diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi, do quá trình xói mòn và rửa trôi mạnh mẽ làm cho đất bị thoái hóa mạnh.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 0:19

Tham khảo

- Tính chất nóng ẩm của khí hậu nước ta khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ. đã lên một lớp phủ thổ nhưỡng dày.

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hòa tan xảy ra mạnh, dẫn đến tích lũy các ôxít sắt và ôxít nhôm, hình thành các loại đất feralit điển hình ở Việt Nam.

+ Một số nơi ở trung du và miền núi có sự phân mùa mưa - khô sâu sắc đã làm tăng cường tích lũy ôxít sắt và ôxít nhôm, tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong.

- Lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào 4-5 tháng mùa mưa đã làm gia tăng hiện tượng xói mòn rửa trôi ở  vùng đồi núi. Đất bị xói mòn sẽ theo dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 22:45

Tham khảo

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có gió Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

* Gió mùa đông:

- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Nguồn gốc:

+ Ở miền Bắc, do tác động của khối khí lạnh phương bắc di chuyển xuống;

+ Ở miền Nam, do hoạt động của gió Tín Phong Bắc bán cầu.

- Hướng gió: Đông Bắc

Hệ quả:

+ Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa sau mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, có mưa phùn);

+ Tạo mùa khô cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên; gây mưa cho khu vực Duyên hải miền Trung.

* Gió mùa hạ:

- Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10

+ Nguồn gốc: do tác động của các khối khí nhiệt đới ẩm:

+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương;

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam.

- Hướng gió: Tây Nam (riêng miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi vào đất liền theo hướng Đông Nam).

Hệ quả:

+ Vào đầu mùa hạ: gió Tây Nam gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; tạo nên hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ và Bắc Bộ.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn kéo dài trên cả nước.

Bình luận (0)
Gia Hoang
Xem chi tiết
Phong Thần
21 tháng 4 2021 lúc 11:01

– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, nóng ẩm, mưa nhiều.
– Địa hình: có vỏ phong hóa dày và quá trình phong hóa mạnh mẽ.

– Sinh vật: Các hệ sinh thái rừng phát triển mạnh mẽ.

– Thổ nhưỡng: feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
– Thủy văn: mạng lưới sông ngòi dày đặc; nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 22:43

Tham khảo

- Tính chất nhiệt đới thể hiện qua các yếu tố bức xạ:

+ Lượng bức xạ tổng cộng của nước ta lớn; cán cân bức xạ trên lãnh thổ luôn dương (từ 70 - 100 kcal/cm2/năm).

+ Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm.

- Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trong năm thường nhiều hơn, khoảng 3000 - 4000 mm/ năm.

+ Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 1 2018 lúc 14:50

HƯỚNG DẪN

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì trên toàn lãnh thổ đã có 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông.

+ Sông nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. Trong tổng số các sông dài trên 10km, có đến 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500km2). Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều với cường độ lớn tập trung vào một mùa trên địa hình 3/4 là diện tích đồi núi với độ dốc lớn đã cắt xẻ tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

+ Lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực bên ngoài lãnh thổ). Nguyên nhân chủ yếu do lượng mưa lớn (trung bình năm từ 1500 - 2000mm).

+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta khoảng 200 triệu tấn/năm. Nguyên nhân do mưa nhiều, tập trung vào một mùa với cường độ lớn trên địa hình có 3/4 đồi núi với độ dốc lớn, lớp vỏ phong hóa dày, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật...  

- Chế độ nước theo mùa.

+ Nhịp điệu của dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Lượng nước mùa lũ gấp 2 - 3 lần, có nơi đến 4 lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. (Mùa lũ trên các sông ở Bắc Bộ từ tháng 6 - 10, ở Trung Bộ: 9-12, ở Nam Bộ: 7 - 11; nhìn chung đến muộn hơn mùa mưa 1 tháng và kết thúc đồng thời với thời gian mùa mưa).

+ Đỉnh lũ của sông ngòi tương ứng với thời gian đỉnh mưa. (Đỉnh lũ của các sông ở Bắc Bộ là tháng VIII, Trung Bộ: XI, Nam Bộ: X).

+ Chế độ mưa diễn biến thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng diễn biến thất thường.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 9 2019 lúc 5:36

HƯỚNG DẪN

a) Hệ sinh thái:

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; tuy nhiên hiện nay còn lại rất ít.

- Phổ biến hiện nay là rừng thứ sinh vói các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.

b) Thành phần loài: Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

- Thực vật: Phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới (họ đậu, vang, dâu tằm, dầu).

- Động vật: Các loài chim, thú nhiệt đới (công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn, nai, hoẵng)... bò sát, ếch nhái, côn trùng.

c) Cảnh quan tiêu biểu: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
乇尺尺のレ
16 tháng 8 2023 lúc 0:33

Các nhóm đất: đất feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao. 

Bình luận (0)
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 0:18

- Đất feralit. đất phù sa, đất phù sa cổ, đất badan,..

Bình luận (0)
Mi Midori
Xem chi tiết
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 13:09

1. 

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí > 80%. 



 

Bình luận (0)
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 13:11

 

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. ... Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào.

 

Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.

-Tính chất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh….trong sản xuất nông nghiệp.

Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác :

-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…. Và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng….nhất là vào mùa khô.

-Tuy nhiên, các khó khăn, trở ngại cũng không ít:

+Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác….chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

Bình luận (0)
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 13:11

2. 

 Nói địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa; chịu tác động  mạnh mẽ  của con người, vì:


 
– Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ  của môi trường nhiệt  đới gió mùa  ẩm:

+  Đất, đá bị phong hoá mạnh mẽ.

Mgid
Mgid

Tin vui cho những ai bị hôi nách dùng ngay thứ này khỏi đến già
Navin

Dấu hiệu của bệnh trĩ và cách đề phòng
Kiến Thức Đông Y

Làm điều này ngày 2 lần - thoát vị đĩa đệm sẽ cải thiện
Cốt Thoái Vương
+ Các khối núi bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực.

+ Đá vôi hoà tan tạo nên địa hình Các-xtơ nhiệt đới  độc đáo với nhiều hang động rộng lớn, kì vĩ… trên bề mặt  địa hình thường có rừng cây che phủ rậm rạp.

– Địa hình chịu tác động  mạnh mẽ  của con người: các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước…

Bình luận (1)