Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Vai trò

- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Công nghiệp cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

- Công nghiệp góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế và đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.

* Đặc điểm

- Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

- Có mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá rất cao.

- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.

- Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian.

- Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hoá, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

* Nhân tố ảnh hưởng

- Vị trí địa lí ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi trong tiếp cận các nhân tố bên ngoài (vốn, công nghệ, thị trường,...).

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, quỹ đất, nguồn nước,...) ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định cơ cấu và phân bố sản xuất công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố mang tính chất quyết định.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 5 2019 lúc 2:55

- Nghề thủ công cổ truyền phát triển:

   + Nghề rèn sắt.

   + Nghề gốm có tráng men, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú, đám ứng nhu cầu sinh hoạt và xây nhà.

   + Nghề dệt các loại vải bằng tơ.

- Thương nghiệp nước ta thời kì này rất phát triển:

   + Các sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công được đem trao đổi buôn bán ở các chợ làng.

   + Thương nhân nước ngoài có người Trung Quốc, Gia- va, Ấn Độ đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên....

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Phương Thảo
31 tháng 3 2017 lúc 14:42

Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta là:
- Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói...
- Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.

_Chúc bạn học tốt_

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Thủ công nghiêp: bao gồm hai bộ phận

+ Thủ công nghiệp nhà nước: đúc tiền, chế tạo vũ khí…

+ Thủ công nghiệp nhân dân: Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm…

+ Nhiều làng nghề ra đời như làng gốm bát tràng, dệt Nhược Công…

- Thương nghiệp:

+ Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng

+ Tiền đồng được sử dụng phổ biến hơn trước

+ Thăng Long có chợ cửa Đông, chợ Tây Nhai, chợ cửa Nam

+ Nhiều chợ biên giới Việt - Tống được thành lập

+ Cảng biển Vân Đồn nhiều thuyền bè nước ngoài buôn bán tấp nập

- Một số địa danh nổi tiếng về nghề thủ công và buôn bán

+ Làng gốm Bát Tràng

+ Làng dệt Nhược Công

+ Làng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa Nghi Tàm

+ Làng trồng cây thuốc nam và chế biến thảo dược Đại Yên

+ Cảng Vân Đồn

+ Chợ cửa Đông

+ Chợ cửa Nam

Bình luận (0)
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
23 tháng 2 2016 lúc 20:46

Trong  nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.

Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.

Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán

ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.

Bình luận (0)
|___♡___|___ Mai Thúy Ki...
28 tháng 10 2016 lúc 19:18

Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta :
- Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói...
- Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.

Bình luận (0)
lilyvuivui
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
3 tháng 11 2016 lúc 12:11

1.chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển

 

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
3 tháng 11 2016 lúc 12:11

2.Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta :
- Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói...
- Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 11 2016 lúc 12:12

3.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 21:08

1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 12 2019 lúc 5:00

* Thủ công nghiệp:

    - Các nghề chăn tằm, ươm tơ, làm đồ gốm, xây dựng đền đài cung điện phát triển.

    - Các nghề làm đồ trang sức, làm giấy, in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

    - Nhiều công trình nổi tiếng : tháp Bảo Thiên, chuông Quy Điền,vạc Phổ Minh….

* Thương nghiệp:

    - Thăng Long là đô thi phồn thịnh.

    - Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận lợi với nước ngoài.

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
17 tháng 5 2021 lúc 16:10

Tham khảo !

* Thủ công nghiệp:

- Nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.

- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

- Có những công trình thủ công nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,…

* Thương nghiệp:

- Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.

- Ở vùng hải đảo và miền biên giới Lý - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ để tập trung nhân dân đến trao đổi, buôn bán.

- Hoạt động giao lưu buôn bán còn diễn ra với nhiều nước Đông Nam Á như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,…

- Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất nhất. Do có vị trí tự nhiên thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, nằm trên trục hành hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Liên
18 tháng 5 2021 lúc 6:55

* Thủ công nghiệp:

- Nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.

- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

- Có những công trình thủ công nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,…

* Thương nghiệp:

- Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.

- Ở vùng hải đảo và miền biên giới Lý - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ để tập trung nhân dân đến trao đổi, buôn bán.

- Hoạt động giao lưu buôn bán còn diễn ra với nhiều nước Đông Nam Á như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,…

- Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất nhất. Do có vị trí tự nhiên thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, nằm trên trục hành hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.

Bình luận (0)