Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 20:32

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…

+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

Yêu cầu số 2: Nguồn khoáng sản nước ta đa dạng do:

+ Kết quả của quá trình địa chất kéo dài.

+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 20:32

THAM KHẢO

Yêu cầu số 1: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…

+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

Yêu cầu số 2: Nguồn khoáng sản nước ta đa dạng do:

+ Kết quả của quá trình địa chất kéo dài.

+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo

- Đặc điểm:

+ Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm nên quá trình phong hóa và phân giải các chất hữu cơ chậm.

+ Giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.

- Phân bố: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo

♦ Đặc điểm:

- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.

- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó:

+ Đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt;

+ Đất phù sa ven biển có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển;

+ Đất phèn thường chua, khi ướt bị kết dính, khi khô dễ bị nứt nẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao;

+ Đất cát biển thoáng khí, ít chua nhưng nghèo dinh dưỡng;

+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu, khô hạn.

♦ Phân bố:

- Chiếm khoảng 24 % diện tích đất tự nhiên của cả nước.

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa phân bố ở hai vùng: ngoài đê và trong đê.

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu; đất phèn phân bố ở vùng trũng thấp; đất mặn phân bố ở vùng ven biển.

+ Ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.

♦ Giá trị sử dụng:

- Trong nông nghiệp: Mỗi loại đất phù sa có giá trị sử dụng khác nhau.

+ Đất phù sa sông ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp với nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.

+ Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất cát biển được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía,...

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn; đất mặn được cải tạo để trồng các loại cây ngắn ngày.

- Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 22:33

Tham khảo

- Đặc điểm:

+ Đất fe-ra-lit chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.

+ Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.

+ Mỗi loại đất fe-ra-lit có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Trong đó, đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan và đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phì cao.

- Phân bố: Nhóm đất fe-ra-lit phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp ở nước ta. Nhóm đất này có diện tích lớn, chiếm khoảng 65 % diện tích tự nhiên của cả nước:

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ;

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Giá trị sử dụng:

Trong nông nghiệp: đất fe-ra-lit thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, chè,...). Ngoài ra, đất fe-ra-lit còn thích hợp để trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, na,...); cây lương thực (ngô, khoai, sắn) và các loại hoa.

Trong lâm nghiệp: đất fe-ra-lit được sử dụng để trồng rừng lấy gỗ (dổi, lát, keo,...); trồng các loại cây dược liệu (hồi, quế, sâm,...).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 22:26

Tham khảo
1.

Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:

+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:

+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.

+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;

+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;

+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;

+ Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;

+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...
2.
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, như: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải,…
- Do có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 17:18

Tham khảo:
- Một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á:
Cây trồng: lúa, cây ăn quả, cao su, chè, mía đường, cà phê,...
Vật nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm,...
+ Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam.
+ Cao su: được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam
+ Cà phê: được trồng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a,...
+ Dừa: được trồng nhiều ở Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam
+ Cây ăn quả: được trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.
+ Vật nuôi chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin - Các nhân tố giúp cho Đông Nam Á có ngành lâm nghiệp và thủy sản phát triển:
+ Lâm nghiệp: do điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Thủy sản: Đánh bắt thủy sản: do có sự đầu tư về trang thiết bị, áp dụng khoa học kĩ thuật trong đánh bắt, đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ Nuôi trồng thủy sản: nhờ có lợi thế về diện tích mặt nước như: sông, hồ, vũng, vịnh,...
Trong quá trình phát triển, các quốc gia cũng đặt ra một số vấn đề bảo vệ môi trường, giữ vững diện tích rừng ngập mặn, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng và chế biến, hướng đến phát triển bền vững.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 0:26

Tham khảo
1.

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.

- Đặc điểm:

+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:

+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).

+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.

Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi:

+ Sơn nguyên: SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN. Đông Phi.

+ Bồn địa: Bồn địa Sát, bồn địa Công-gô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri.

+ Các dãy núi: D. At-lat, D. Đrê-ken-bec.

- Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng: 

+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.

+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.

 

+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít: khu vực Nam Phi.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 23:08

Tham khảo:
- Phân bố

+ Lúa gạo, phân bố chủ yếu ở: đồng bằng ven biển đảo Hôn-su, ven bờ phía tây các đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu-xiu.

+ Củ cải đường, phân bố chủ yếu ở: đảo Hô-cai-đô

+ Cây ăn quả, phân bố chủ yếu ở: phía nam và tây nam các đảo Kiu-xiu, Xi-cô-cư, phía đông bắc đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.

+ Chè, phân bố chủ yếu ở: đông nam đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư.

+ Thuốc lá, phân bố chủ yếu ở: đảo Kiu-xiu.

+ Lúa mì, phân bố chủ yếu ở: phía bắc đảo Hô-cai-đô

+ Dâu tằm, phân bố chủ yếu ở: trung tâm đảo Hôn-su, phần nhỏ ở đảo Kiu-xiu.

+ Bò được nuôi ở hầu khắp cả nước, nhiều nhất là đảo Xi-cô-cư, đảo Hô-cai-đô, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su.

+ Lợn và gà được nuôi tập trung nhiều nhất ở: đảo Hôn-su.


- Phát triển

- Nông nghiệp:

+ Thu hút 3% lao động, chiếm khoảng 1% GDP, diện tích đất canh tác chiếm 13% diện tích lãnh thổ.

+ Nền nông nghiệp hiện đại hướng vào sản xuất thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa ở các khâu của quá trình sản xuất, tạo ra năng xuất và chất lượng sản phẩm cao.

+ Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại quy mô vừa và nhỏ.

+ Trồng trọt chiếm hơn 63% giá trị sản xuất nông nghiệp và được hiện đại hóa (chủ yếu là lúa gạo, rau và hoa quả).

+ Chăn nuôi khá phát triển (chủ yếu là: gà, bò, lợn,…), chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, áp dụng công nghệ hiện đại và có sản lượng cao, chất lượng tốt.

- Lâm nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn, chiếm 66% diện tích lãnh thổ. Chú trọng bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.

+ Ngành khai thác và chế biến gỗ có sự tăng trưởng nhanh. Sản lượng khai thác gỗ tròn năm 2020 là 30,2 triệu m3.

- Thủy sản:

+ Đánh bắt thủy sản được hiện đại hõa, áp dụng công nghệ kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Là một trong những nước có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, sản lượng đánh bắt hàng năm cao. Đánh bắt xa bờ được chú trọng và chiếm phần lớn sản lượng, là nguồn cung cấp hàng xuất khẩu quan trọng.

+ Nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển, phân bố rộng rãi.

Bình luận (0)