Thiết kế và trình bày sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
- Chia sẻ về danh lam thắng cảnh hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mà em yêu thích.
- Thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên thông qua thiết kế một sản phẩm phù hợp.
Gợi ý:
+ Lựa chọn một danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên;
+ Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm: đồ thủ công, tranh vẽ, mô hình, ...
+ Phân công nhiệm vụ;
+ Thực hiện thiết kế sản phẩm.
Tham khảo
- Thắng cảnh mà em yêu thích
+ Thủy điện Hòa Bình, Công viên hoa,..
- Vẻ đẹp:
1. Lựa chọn và thiết kể sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương
2. Giới thiệu sản phẩm đã thiết kế
3. Chia sẻ cảm xúc về sản phẩm đã thiết kế
Tham khảo
1.
2. Bức tranh về một góc phố ở Việt Nam
3.Em cảm thấy những bức tranh phần nào đã tái hiện được vẻ đẹp của đất nước ta. Là một con người Việt Nam, em cảm thấy rất tự hào về quê hương đất nước của mình.
- Trao đổi và xác định những nội dung cần trình bày về sản phẩm
- Đề xuất cách bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương.
Gợi ý:
+ Giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương;
+ Thực hiện các quy định về bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương;
+ Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
Tham khảo
Những nội dung cần trình bày về sản phẩm:
+ Nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên
+ Ấn tượng, tình cảm của của em với danh lam đó
+ Lí do em lựa chọn hình thức thiết kế sản phẩm
+ Thông điệp
- Cách bảo tồn:
+ Thực hiện các quy định về bảo tồn
+ Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn.
Thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Gợi ý:
- Hình thức sản phẩm: tranh, ảnh, pa-nô, áp-phích, đoạn phim ngắn, tờ rơi, bài thuyết trình, bài thơ; các tiết mục văn nghệ, các sản phẩm thủ công truyền thống.
- Cách thực hiện:
+ Lập nhóm có cùng sở thích và khả năng: nhóm họa sĩ, nhóm Nhiếp ảnh gia, nhóm Hướng dẫn viên du lịch, nhóm Ca sĩ,...
+ Thảo luận tìm ý tưởng thiết kế một sản phẩm phù hợp với sở thích, khả năng.
+ Thiết kế sản phẩm theo ý tưởng đã xây dựng.
tham khảo
Hình thức sản phẩm | Nội dung sản phẩm |
Tranh tường trang trí | Tranh tường được thiết kế để tái hiện chân thực cảnh quan thiên nhiên đặc biệt của địa phương. Tranh gồm nhiều phần nhỏ để thể hiện đa dạng khung cảnh, từ những ngọn núi, đồi xanh, sông suối mướt mải đến bãi biển tĩnh lặng. Từng chi tiết như những cây cỏ, hoa lá và mảng nước được vẽ tỉ mỉ, tái hiện một cách sinh động vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp. |
Thảo luận về sản phẩm thế hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thien nhiên của địa phương em
Tham khảo
Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm
Hồ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố và được ví như “trái tim” của Thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm bởi nó gắn liền với sự tích trả gươm thần huyền thoại của vua Lê Lợi cho rùa vàng. Mặt hồ xanh màu rêu cổ kính như một tấm gương khổng lồ soi bóng những cây cổ thụ và những rặng liễu rủ thướt tha ven hồ.Giữa lòng hồ là Tháp Rùa uy nghiêm cổ kính lung linh in bóng xuống mặt hồ. Quanh hồ cũng là nơi thường diễn ra những hoạt động, sự kiện văn hoá, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật sôi động của thành phố. Đây chắc chắn là địa điểm thích hợp để bạn đặt phòng khách sạn gần khu phố cổ Hà Nội.
3. Tổ chức sự kiện giới thiệu vẻ đẹp và cách bảo tồn danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương qua sản phẩm đã thiết kế.
4. Chia sẻ kết quả tổ chức sự kiện.
HÃY TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SAU CHỦ ĐỀ 7: THIÊN NHIÊN QUANH TA
1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:
2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề:
- Em thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
- Em tham gia tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên thiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
- Em sưu tầm và giới thiệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.
- Em viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.
- Em xây dựng và thực hiên được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
Tham khảo
01 Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động: ( tích cực)
02 Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề:( hoàn thành)
- Em thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
- Em tham gia tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên thiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
- Em sưu tầm và giới thiệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.
- Em viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.
- Em xây dựng và thực hiên được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
Tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương đã thiết kế
Tham khảo
Tên cảnh đẹp, địa danh: Hà Nội
Mô tả các hình ảnh về cảnh quan:
Hãy giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương nơi em sinh sống (Phú Thọ)
-Tên di tích hoạc danh lam thắng cảnh? Ởđâu?
-Danh lam thắng cảnh, di tích đó có từ bao giờ hoặc được phát hiện khi nào? Do ai? Nhân tạo hay vẻ đẹp tự nhiên?
-Vẻ đẹp và sức hấp dẫn?
-Ý nghĩa lịch sử?
-Gía trị kinh tế, du lịch và danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử?
Tham khảo dàn ý nha em:
I. Mở bài
- Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.
II. Thân bài
1. Lịch sử hình thành
- Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.
2. Đặc điểm
- Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.
- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.
- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 - 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.
- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.
- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.
- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.
- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.
- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.
3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích
- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.
- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.