Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả nhà rông ở vùng Tây Nguyên.
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy mô tả nhà Rông ở Tây Nguyên.
Tham khảo!
Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng. Nhà Rông có vai trò chính là nơi để hội họp, tiếp khách,... Khi làm nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá. Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng.
Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:
- Kể tên và chỉ trên lược đồ một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên.
- Giải thích vì sao vùng Tây Nguyên có nhiều nhà máy thuỷ điện.
Tham khảo:
- Một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên:
+ Các nhà máy thủy điện Y-a-ly; Sê san 3; Sê san 4 (ở tỉnh Kon Tum).
+ Các nhà máy thủy điện Srê Pôk 3 và Buôn Kuốp (ở tỉnh Đăk Lăk).
+ Các nhà máy thủy điện Đa Nhim; Đồng Nai 2, Đồng Nai 3; Đồng Nai 4; Đồng Nai 5 (ở tỉnh Lâm Đồng).
- Giải thích: Do sông ngòi ở vùng Tây Nguyên chảy qua nhiều bậc địa hình có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện. Nhiều nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng, cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất.
Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả về nghề thủ công ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Đồng bằng Bắc Bộ là vùng có rất nhiều nghề thủ công khác nhau. Nhiều nghề đạt mức độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như: lụa Vạn Phúc và gốm sứ Bát Tràng (thành phố Hà Nội), đồ gỗ Đồng Kỵ và đúc đồng Đại Bái (tỉnh Bắc Ninh), chạm bạc Đồng Xâm (tỉnh Thái Bình), sản phẩm từ cói Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình)....
- Để tạo nên một sản phẩm thủ công, những người thợ phải tiến hành các công đoạn khác nhau. Ngày nay, nhiều công việc sản xuất thủ công được áp dụng máy móc và công nghệ mới giúp cho sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng và đẹp mắt
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
• Đọc tên một số sông ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên.
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Tây Nguyên là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên
- Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
- Do chảy qua các vùng có độ cao khác nhau nên sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh.
Một số dòng sông là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
Đặc điểm sông ngòi: chảy qua các vùng có độ cao khác nhau
=>sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh
Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Tham khảo!
Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy nêu nét điển hình của khí hậu ở vùng Tây Nguyên.
Ở đây có khí hậu hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
Mùa mưa thì mưa kéo dài hàng ngày, thậm chí hàng tuần. Còn mùa khô thì ngược lại, trời cực kỳ nắng gắt
Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy:
• Kể tên một số kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày đặc điểm rừng ở vùng Tây Nguyên.
Một số kiểu rừng là rừng khộp; rừng lá kim; rừng rậm nhiệt đới.
Đặc điểm rừng:
- Là nơi có nhiều rừng nhất nước ta
- Có nhiều kiểu rừng, nhưng nhiều nhất là rừng rậm nhiệt đới
- Diện tích rừng hiện nay đã giảm
Quan sát hình 4, 5 và đọc thông tin, em hãy mô tả hoạt động sản xuất trồng lúa nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của nước ta, sau vùng Nam Bộ. Những tỉnh, thành phố trồng nhiều lúa trong vùng là: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình,...
- Trồng lúa gồm nhiều công đoạn như: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa.
- Với kinh nghiệm lâu đời và kĩ thuật canh tác ngày càng hiện đại, năng suất lúa của vùng cao nhất cả nước.