Đọc thông tin, em hãy cho biết loại đất chính ở vùng Tây Nguyên.
Đọc thông tin, em hãy cho biết tên và đặc điểm của loại đất chính ở vùng Tây Nguyên.
Đọc thông tin, em hãy cho biết:
- Tên các loại đất chính ở vùng Nam Bộ.
- Một số loại cây trồng phù hợp với các loại đất chính ở vùng.
- Các loại đất chính: đất xám, đất badan, đất phù sa.
- Cây trồng: cây công nghiệp (cao su, điều, hồ tiêu,...), lúa, rau, cây ăn quả.
Đọc thông tin, em hãy nêu đặc điểm chính của khí hậu ở vùng Tây Nguyên.
Tham khảo!
- Đặc điểm chính của khí hậu Tây Nguyên:
+ Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 20°C.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mùa khô xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Quan sát hình 5 và đọc thông tin, em hãy:
- Nêu tên các loại đất chính của vùng Nam Bộ.
- Cho biết loại đất nào có diện tích lớn nhất và phân bố ở đâu.
- Các loại đất chính ở vùng Nam Bộ là: đất xám, đất đỏ badan và đất phù sa. Trong đó:
+ Đất xám và đất đỏ badan phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ.
+ Đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ.
- Loại đất có diện tích lớn nhất là đất phù sa.
Đọc thông tin và dựa vào bảng 3, em hãy:
• Cho biết gia súc nào được nuôi nhiều ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày hoạt động chăn nuôi gia súc ở vùng Tây Nguyên.
1. Gia súc đc nuôi nhiều nhất: Trâu, bò
2.
- Vùng Tây Nguyên có nhiều đồng cỏ xanh tốt tạo điều kiện thuận lợi để chăn nuôi gia súc, nhất là trâu, bò.
- Hiện nay, chăn nuôi trâu, bò ở đây đang được phát triển với nhiều hình thức khác nhau như chăn thả tự nhiên và chăn nuôi chuồng trại. Ở đây có những trang trại chăn nuôi bò theo quy mô lớn.
Gia súc được nuôi nhiều là Trâu, Bò
Hoạt động chăn nuôi gia súc: được phát triển với nhiều hình thức khác nhau như chăn thả tự nhiên và chăn thả chuồng trại
Đọc thông tin quan sát các hình 4, 5, em hãy:
- Cho biết tên loại đất chính ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Nêu đặc điểm của sinh vật tự nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
-Các loại đất chính ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: đất phù sa; đất phèn, đất mặn,…
-Đặc điểm sinh vật tự nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+Sinh vật tự nhiên rất phong phú nhưng chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.
+Hiện nay, nhiều loài động, thực vật tự nhiên được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ như: Vườn quốc gia Cúc Phương; Vườn Quốc gia Ba Vì; Vườn quốc gia Xuân Thủy,…
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
• Đọc tên một số sông ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên.
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Tây Nguyên là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên
- Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
- Do chảy qua các vùng có độ cao khác nhau nên sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh.
Một số dòng sông là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
Đặc điểm sông ngòi: chảy qua các vùng có độ cao khác nhau
=>sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh
Đọc thông tin, quan sát hình 5, 6 và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số lễ hội và hoạt động chính trong lễ hội ở vùng Tây Nguyên.
Tham khảo:
Lễ hội ở vùng Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,... Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng. Người dân ở vùng Tây Nguyên có nhiều nhạc cụ độc đáo như: cồng, chiêng, đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, đàn đá,... Các nhạc cụ này thường được làm từ các vật liệu như: đồng, tre, nứa, đá,...
Một số lễ hội là: Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,...
Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng.
Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy:
• Kể tên một số kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày đặc điểm rừng ở vùng Tây Nguyên.
Một số kiểu rừng là rừng khộp; rừng lá kim; rừng rậm nhiệt đới.
Đặc điểm rừng:
- Là nơi có nhiều rừng nhất nước ta
- Có nhiều kiểu rừng, nhưng nhiều nhất là rừng rậm nhiệt đới
- Diện tích rừng hiện nay đã giảm