Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
30 tháng 7 2023 lúc 17:39

- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:

+ Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét.

+ Đê được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bờ sông.

+ Ngày nay, phần lớn mặt đê được trải nhựa hoặc bê tông và nâng cấp để kiên cố hơn.

- Vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Không bị ngập lụt; giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra.

+ Góp phần điều tiết lượng nước, giúp người dân có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm.

+ Vùng đất ở ngoài đê hằng năm được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ và mở rộng dần về phía biển.

Dương Trí Khoa
12 tháng 12 2023 lúc 21:50

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 0:30

THAM KHẢO
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:
+ Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có tổng chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét. Nhiều nơi đê có độ cao từ 6 m đến 8 m, có nơi cao hơn 10 m.
+ Đây là công trình vĩ đại của người dân trong việc ngăn lũ của sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Vai trò của đê sông Hồng: nhờ có hệ thống đê ven sông mà đời sống của người dân được đảm bảo hơn; dân cư phân bố rộng khắp đồng bằng; nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển; nhiều di tích lịch sử, văn hóa,... được lưu giữ.

Dương Trí Khoa
12 tháng 12 2023 lúc 21:42


 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 10:31

Tham khảo

Đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ

- có nhiều sông ngòi.

- Sông Hồng và sông Thái Bình là hai sông lớn, bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ. Khi chảy qua đồng bằng, sông chia thành nhiều nhánh rồi đổ ra biển. Các sông trong vùng có nhiều phù sa, nước lên xuống theo mùa.

+ Vào mùa cạn, nước sông xuống rất thấp.

+ Vào mùa lũ, nước sông dâng cao nên thường gây ngập lụt ở những vùng trũng của đồng bằng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 2:58

Tham khảo

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông, suối; trong đó sông Hồng, sông Đà, sông Lô là những sông lớn. Sông Đà và sông Lô là hai sông đổ nước vào sông Hồng.

- Do địa hình dốc nên sông ở đây có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh, đặc biệt là sông Đà.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 13:02

Tham khảo:
- Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước Tây Nam Bộ.
- Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc đi lại bằng xuồng, ghe từ nhiều nơi đến.
- Chợ thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Ngay từ sáng sớm, việc mua bán đã diễn ra tấp nập.
- Các mặt hàng như: rau, quả, thịt, cá, quần áo.... đều có thể mua bán trên xuồng, ghe.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 10:19

Tham khảo:
- Sông Hương:
+ Sông Hương chảy qua thành phố Huế.
+ Nước sông Hương có màu xanh ngọc, chảy lững lờ qua thành phố, qua các làng mạc yên bình, các di tích lịch sử cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà thơ mộng.
+ Nối hai bờ sông Hương có nhiều cây cầu nhưng nổi tiếng nhất là cầu Trường Tiền.
- Núi Ngự:
+ Núi Ngư (hoặc núi Ngự Bình) nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía nam.
+ Trước đây, núi Ngự được coi như hệ thống thành luỹ tự nhiên đồ sộ, kiên cố, bảo vệ Kinh thành Huế.
+ Ngày nay, núi Ngự vẫn rợp bóng thông xanh ngát. Từ trên đỉnh núi, có thể nhìn ngắm sông nước, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm và vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 10:20

Tham khảo:
- Kinh thành Huế được xây dựng cách ngày nay hơn 200 năm và sau gần 30 năm thì hoàn thành.
- Với chu vi khoảng 9 km, Kinh thành Huế có hình gần như vuông, đường chia ô cờ, với ba vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành). Hoàng thành và Tử Cấm thành được gọi chung là Hoàng Cung hay Đại Nội.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 8 2023 lúc 10:20

Kinh Thành huế gần như là hình vuông, với cấu trúc gồm 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành

Minh Lệ
Xem chi tiết
Lisa blackpink
31 tháng 7 2023 lúc 16:19

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 10:38

Tham Khảo:
- Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) là một ngôi chùa cổ ở phía tây của thành phố Huế.
- Chùa nằm trên một ngọn đồi bên dòng sông Hương, được bao quanh bởi rừng thông, cây cối xanh mát. Điểm nhấn của chùa là toà tháp Phước Duyên có hình bát giác, cao 22 m, gồm 7 tầng.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 8 2023 lúc 10:19

Tham khảo:

- Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) là một ngôi chùa cổ ở phía tây của thành phố Huế.

- Chùa nằm trên một ngọn đồi bên dòng sông Hương, được bao quanh bởi rừng thông, cây cối xanh mát. Điểm nhấn của chùa là toà tháp Phước Duyên có hình bát giác, cao 22 m, gồm 7 tầng.