Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 18:05

Tham khảo:

Tiêu chí

Nội dung

Tiền đề

- Tiền đề kinh tế: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển mạnh ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quyền thực dân.

- Tiền đề chính trị: chính sách cai trị của nhà nước phong kiến hoặc chính quyền thực dân đã gây sự bất mãn cho các tầng lớp nhân dân.

- Tiền đề xã hội: bên cạnh giai cấp phong kiến và nông dân, trong xã hội các nước Âu - Mỹ đã xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như tư sản, quý tộc mới.... Họ đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và có mâu thuẫn với giai cấp phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân.

- Tiền đề tư tưởng: Các trào lưu tư tưởng của giai cấp tư sản phê phán những giáo lí lạc hậu quan điểm lỗi thời của giai cấp phong kiến và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ thúc đẩy xã hội phát triển.

Mục tiêu

- Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Nhiệm vụ

- Nhiệm vụ dân tộc: xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh tế chung.

- Nhiệm vụ dân chủ thể hiện thông qua việc: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu.

Lãnh đạo

- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Động lực

- Động lực cách mạng là những giai cấp, tầng lớp tiến hành cách mạng, bao gồm lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ,…).

Kết quả

- Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Do điều kiện lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản cũng khác nhau.

Ý nghĩa

- Cách mạng tư sản thắng lợi đã đặt dấu mốc cho sự ra đời của chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Các bản tuyên ngôn, hiến pháp được công bố trong hoặc sau cách mạng mang tư tưởng tiến bộ về dân tộc, quyền con người, quyền công dân. Do đó, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mĩ Latinh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 5 2018 lúc 8:54

Đáp án C

Đến đầu thế kỷ XX và trước thế chiến thứ nhất, Nga vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc:

- Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng

- Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân

- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trong đế quốc. Đế quốc Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu nhiều áp bức do đó đế quốc Nga là " nhà tù của các dân tộc ".

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác.

=> Với tình trạng kinh tế và tình hình xã hội tồn tại nhiều mối mâu thuẫn như vậy làm cho đế quốc Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, tạo nên tiền đề chủ quan cho cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi (1917)

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 5 2017 lúc 3:53

Đáp án C

Đến đầu thế kỷ XX và trước thế chiến thứ nhất, Nga vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc:

- Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng

- Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân

- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trong đế quốc. Đế quốc Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu nhiều áp bức do đó đế quốc Nga là " nhà tù của các dân tộc ".

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác.

=> Với tình trạng kinh tế và tình hình xã hội tồn tại nhiều mối mâu thuẫn như vậy làm cho đế quốc Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, tạo nên tiền đề chủ quan cho cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi (1917)

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 10 2019 lúc 7:42

Đáp án C

Đến đầu thế kỷ XX và trước thế chiến thứ nhất, Nga vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc:

- Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng

- Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân

- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trong đế quốc. Đế quốc Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu nhiều áp bức do đó đế quốc Nga là " nhà tù của các dân tộc ".

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác.

=> Với tình trạng kinh tế và tình hình xã hội tồn tại nhiều mối mâu thuẫn như vậy làm cho đế quốc Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, tạo nên tiền đề chủ quan cho cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi (1917)

Bình luận (0)
Tá Đạt
Xem chi tiết
Buddy
26 tháng 1 2021 lúc 23:12

Những tiền đề CM.

1/ Tiền đề kinh tế: Sự phát triển của CNTB Anh trước CM biểu hiện qua:

a/ Sự xuất hiện kinh tế TBCN trong nông nghiệp với hiện tượng rào đất đề kinh doanh len dạ và góp phân tích rào đất để kinh kinh doanh len dạ và góp phàn tích lũy TB nguyên thủy.

b/ Sự phát triển thủ công nghiệp TBCN với sự xuất hiện các công trường thủ công với phân tán và tập trung, CN len dạ, khai mỏ, đóng tàu, đồ gốm, kim khí đều có sự phát triển vượt bậc thị trường hình thành với những công ty thương mại buôn  bán với  nước ngoài được thành lập: Công ty Đông Ấn Aán Độ, Công ty Phương Đông.

c/ Tất cả các yếu tố tạo nên yếu tố cm đang tan rã mở đường cho CNTB phát triển.

2/ Chính trị:

a/ Sự phân hóa trong hàng ngũ g/c quý tộc, phong kiến đã đưa đến sự ra đời tầng lớp quý tộc mới. Bên cạnh sự hình thành g/c TS, trong đó quý tộc mới vừa được đặc quyền và địa vị như quý tộc phong kiến vừa có quyền lợi gắn với g/c TS. Muốn thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến, do vậy TS có quý tộc mới đã liên minh đông đảo với nhân dân hợp thành 1 mặt trận đông đảo chống phong kiến.

b/ Tình hình chính trị nước Anh lúc bấy giờ rối ren làm cho các mâu thuẫn XH trở nên gay gắt, yêu cầu, khách quan của XH Anh lúc này là thủ tiêu chế độ phong kiến mở đường cho CNTB phát triển và giải quyết vấn đề nông dân.

3/ Tiền đề tư tưởng.

     Sự chuẩn bị về tư tưởng cho cuộc cm TS Anh được biểu hiện là cuộc đ/tr giữa 2 tôn giáo. Trong đó g/c TS sử dụng ngọn cờ Thanh giáo  “ Tôn giáo trong sạch” là ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu trang lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo và Thanh giáo có 2 bộ  phận khác nhau về kinh tế và thái độ chính trị trong cm là phái Trưởng Lão và phái Độc Lập

Bình luận (0)
Huy Nguyen
27 tháng 1 2021 lúc 6:14

Những tiền đề cách mạnh tư sản là:

1/ Tiền đề kinh tế: Sự phát triển của CNTB Anh trước CM biểu hiện qua:

a/ Sự xuất hiện kinh tế TBCN trong nông nghiệp với hiện tượng rào đất đề kinh doanh len dạ và góp phân tích rào đất để kinh kinh doanh len dạ và góp phàn tích lũy TB nguyên thủy.

b/ Sự phát triển thủ công nghiệp TBCN với sự xuất hiện các công trường thủ công với phân tán và tập trung, CN len dạ, khai mỏ, đóng tàu, đồ gốm, kim khí đều có sự phát triển vượt bậc thị trường hình thành với những công ty thương mại buôn  bán với  nước ngoài được thành lập: Công ty Đông Ấn Aán Độ, Công ty Phương Đông.

c/ Tất cả các yếu tố tạo nên yếu tố cm đang tan rã mở đường cho CNTB phát triển.

2/ Chính trị:

a/ Sự phân hóa trong hàng ngũ g/c quý tộc, phong kiến đã đưa đến sự ra đời tầng lớp quý tộc mới. Bên cạnh sự hình thành g/c TS, trong đó quý tộc mới vừa được đặc quyền và địa vị như quý tộc phong kiến vừa có quyền lợi gắn với g/c TS. Muốn thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến, do vậy TS có quý tộc mới đã liên minh đông đảo với nhân dân hợp thành 1 mặt trận đông đảo chống phong kiến.

b/ Tình hình chính trị nước Anh lúc bấy giờ rối ren làm cho các mâu thuẫn XH trở nên gay gắt, yêu cầu, khách quan của XH Anh lúc này là thủ tiêu chế độ phong kiến mở đường cho CNTB phát triển và giải quyết vấn đề nông dân.

3/ Tiền đề tư tưởng.

     Sự chuẩn bị về tư tưởng cho cuộc cm TS Anh được biểu hiện là cuộc đ/tr giữa 2 tôn giáo. Trong đó g/c TS sử dụng ngọn cờ Thanh giáo  “ Tôn giáo trong sạch” là ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu trang lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo và Thanh giáo có 2 bộ  phận khác nhau về kinh tế và thái độ chính trị trong cm là phái Trưởng Lão và phái Độc Lập

Bình luận (0)
Thanh Hoàng Thanh
26 tháng 1 2021 lúc 23:15

Tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng tư sản AnhNước Anh vào thế kỉ thứ XVII, dưới Vương triều Xtiu-ớt, vua Charles I, là một nước quân chủ chuyên chế. Dưới tác động của sự phát triển vượt bậc, CNTB đang dần du nhập vào nước Anh.Dưới sự tác động đó, nông dân Anh là thành phần bị tác động không nhỏ. Do nhu cầu về mở rộng thị trường và nhất là phục vụ cho ngành nuôi cừu đề lấy lông, nông dân Anh đã bị bọn quý tộc phong kiến, địa chủ, lãnh chúa phong kiến đuổi khỏi lãnh địa, điền trang, nơi mình đang sống.Chính dưới sự tác động đó, ngành công nghiệp len dạ nhờ đó mà có sự phát triễn vượt bậc, góp phần đưa nước Anh trở thành một siêu cường về kinh tế ở châu Âu. Bên cạnh đó, tư bản Anh đã hình thành và trở thành một thế lực lớn đối với nền kinh tế TBCN.Nông dân bị đuổi khỏi các lãnh địa, điền trang đã tìm đến các xí nghiệp, công ti làm việc cho các nhà Tư bản mà hình thành nền một giai cấp mới trong xã hội Anh - Công nhân, thành phần không thễ thiều, góp phần củng nông dân làm động lực cho cuộc cách mạng sau này.Bên cạnh ngành công nghiệp len dạ phát triễn, các ngành nghề khác trong xã hội Anh cũng có sự phát triễn vượt bậc như tài chính - ngân hàng, khai thác mỏ...Tất cả cùng quy tụ thành các trung tâm lớn như Luân Đôn, Liverpool,... Trong đó, thủ đô nước Anh đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu châu Âu.Dựa trên sự phát triễn đó, các giai cấp trong xã hội hình thành và có sự phân hóa, xung đột gây gắt như Tư sản, Quý tộc mới, Công nhân, Nông dân...Những tư sản quý tộc mới là thành phần quan trọng trong Quốc hội (hay Nghị viện) nước Anh nhưng do sự mâu thuẩn với Nhà vua và phong kiến ngày càng gây gắt, sự cản trở đó đã thôi thúc nước Anh cần có một cuộc cách mạng. Bên cạnh đó, Quốc hội lại được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nên điều tiên quyết chính là cách mạng sẽ bùng nổ!Cuộc cách mạng còn nhận được sự thuận lợi từ bên ngoài mà không có sự cản trở như tinh hình Tây Ban Nha đang vào thế suy sụp; nước Pháp chưa thoát khỏi sự khủng hoảng từ những cuộc khởi nghĩa của nhân dân; Đức suy yếu sau chiến tranh 30 năm; Nga, Ba Lan, Thụy Sỉ vướng vào cuộc chiến giữa ba nước.=> Từ các điều đó đã làm cho cuộc cách mạng ở Anh bùng nổ và đi đến thắng lợi.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 20:02

Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Nhiều trung tâm công - thương nghiệp, tài chính xuất hiện như: An-véc-pen, Am-xtec-đam, Luân Đôn,...
Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công, thương nghiệp
=> Sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ cuối thời trung đại, dẫn tới sự thay đổi về chính trị và xã hội.

Bình luận (0)
Baochau Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
10 tháng 11 2021 lúc 9:29

-Tiên đề kinh tế

-Tiên đề chính trị 

-Tư tưởng

Tiên đề quan trọng là tư tưởng vì  cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của dân tộc ta.



 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
2 tháng 8 2023 lúc 19:34

- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Anh.

 Đến đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp len, dạ. Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Giai cấp tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

- Tiền đề kinh tế dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Giữa thế kỉ XVI, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày một thể hiện sự phát triển vượt bậc rõ rệt. Các công trường thủ công phổ biến mạnh mẽ ở phía Bắc.Còn ở miền Nam, kinh tế về đồn điền, trang trại được đầu tư và có những chuyển biến rõ rệt.

- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Pháp.

Cuối thế kỉ XVIII, công - thương - nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt là ở những vùng ven biển. Các trang thiết bị, máy móc được sử dụng ngày một nhiều với những cải tiến phù hợp với nhu cầu sản xuất. Còn về ngoại thương có bước tiến mới, các công ty ở Pháp đẩy mạnh thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhiều nước châu Âu và châu Á.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 20:01

Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.

Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), giai cấp tư sản, quý tộc mới đã mượn “ngọn cờ” tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng.
Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với các đại diện tiêu biểu là S. Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G. G. Rút-xô.

Bình luận (0)