Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 7 2023 lúc 21:09

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trong hàng đầu tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Ngành công nghiệp đạt mức độ tăng trưởng cao, GPA công nghệp năm 2020 tăng gấp 10 lần so với năm 2010.

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Công nghiệp sản xuất ô tô phát triển rất nhanh. Công nghiệp hàng không vũ trụ được đầu tư mạnh và có hệ thống.

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân boos chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng Duyên hải với các trung tâm như Bắc Kinh, Nam Kinh, thượng Hải,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
9 tháng 8 2023 lúc 1:04

Tham khảo:
- Các trung tâm công nghiệp

Trung tâm công nghiệp Bắc Kinh, có các ngành: sản xuất ô tô, cơ khí, dệt - may, hóa chất, điện tử - tin học, nhiệt điện.

+ Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, có các ngành: hóa chất, điện tử - tin học, đóng tàu, luyện kim đen, luyện kim màu, thực phẩm, chế tạo máy bay.

+ Trung tâm công nghiệp Lan Châu, có các ngành: hóa chất, cơ khí, dệt - may, luyện kim màu, khai thác đồng, khai thác than đá.

Tình hình phát triển chung:

+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 37,8% GDP (2020).

+ Có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

+ Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao.

- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp nổi bật:

+ Công nghiệp khai thác than:

▪ Đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50 % sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than.

▪ Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).

+ Công nghiệp sản xuất điện:

▪ Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới.

▪ Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới (năm 2020).

▪ Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thế giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).

+ Công nghiệp luyện kim:

▪ Là ngành phát triển sớm và được chú trọng đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm.

▪ Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương,...

+ Công nghiệp dệt may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng:

▪ Được phát triển từ sớm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động. Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

▪ Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.

+ Công nghiệp chế tạo:

▪ Phát triển nhanh và ngày càng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông.

▪ Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
7 tháng 11 2023 lúc 16:22

Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc:

- Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978, nhờ đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.

+ Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì.

- Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...

- Với đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn, trong đó thuỷ sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.

- Đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù độ che phủ rừng còn thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu đến 2035, diện tích rừng đạt 26% diện tích lãnh thổ.

Đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc:

- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.

- Lúa mì được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.

- Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được phân bố ở các vùng đồng bằng.

- Cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
9 tháng 8 2023 lúc 1:06

Tham khảo
- ngô, khoai tây, củ cải đường, thuốc lá, bông, lúa gạo, lúa mì, đậu tương, mía, chè, bò, cừu, dê, lợn, gia cầm, trâu. 
- Tình hình

- Nông nghiệp:

+ Ngành trồng trọt:

▪ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệpCác cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá...

▪ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây,

+ Ngành chăn nuôi:

▪ Ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, trứng, sữa,... Các vật nuôi chủ yếu là: lợn, bò, gà,...

▪ Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc; ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.

Lâm nghiệp được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng.

+ Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đạt khoảng 350,6 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Xuất khẩu gỗ tròn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác gỗ ở rừng trồng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng.

+ Ngành lâm nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng phía bắc, đông bắc, vùng Hoa Trung, Hoa Nam, phía nam bồn địa Tứ Xuyên.

- Thuỷ sản: Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới.

+ Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh.

+ Ngành thủy sản phát triển ở các vùng biển Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông.

 
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 11:44

Tham khảo!

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Hoạt động nội thương ở Cộng hòa Nam Phi phát triển khá nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hơn 60 triệu dân.

+ Các đô thị lớn như Kếp-tao, Blô-em-phôn-tên, Prê-tô-ri-a, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbớc,... có hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi với nhiều dịch vụ đa dạng.

+ Tuy nhiên, ở những vùng có điều kiện khó khăn tại các sa mạc thuộc tỉnh Bắc Kếp và vùng núi cao thuộc dãy Đrê-ken-bec, hoạt động thương mại rất hạn chế.

­ - Ngoại thương:

+ Tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt 130,6 tỉ USD (năm 2021), là quốc gia đứng đầu châu Phi về trị giá xuất, nhập khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng là vàng, kim cương, một số nông sản (ngô, nho, chà là,...), một số sản phẩm công nghiệp (ô tô, linh kiện điện tử, công nghệ thông tin,...).

+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, hóa chất và một số sản phẩm nông nghiệp (gạo, cà phê,...).

+ Các bạn hàng quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Nam Phi là Trung Quốc, CHLB Đức, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản,... Ngoài ra, quốc gia này cũng chú trọng phát triển ngoại thương với các nước láng giềng thông qua hợp tác thương mại trong Cộng đồng phát triển Nam Phi.

b) Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông ở Cộng hòa Nam Phi được đầu tư để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ở nhiều nơi hạ tầng giao thông vẫn còn yếu kém, nhất là vùng núi cao và sa mạc của đất nước.

+ Hệ thống đường sắt ở Cộng hòa Nam Phi khá phát triển với khoảng 21 000 km kết nối các vùng trong cả nước để vận chuyển người và hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển khoáng sản từ nội địa ra cảng biển để xuất khẩu.

+ Hệ thống giao thông đường ô tô ngày càng hiện đại với tổng chiều dài hơn 750000 km để kết nối các vùng kinh tế trong nước.

+ Giao thông hàng không khá phát triển với khoảng 25 sân bay nội địa và quốc tế, trong đó các sân bay quốc tế như Prê-tô-ri-a, Blô-em-phôn-tên và Kếp-tao là đầu mối giao thông hàng không quan trọng.

+ Vận tải đường biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước; một số cảng biển quan trọng và có năng lực vận tải lớn như cảng Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban,...

c) Du lịch

- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng ở Cộng hòa Nam Phi, đóng góp từ 8 - 9% GDP của đất nước.

- Cộng hòa Nam Phi có tài nguyên du lịch phong phú, nhiều địa điểm nổi tiếng thu hút du khách như: vùng rượu vang ở tỉnh Tây Kếp; Núi Bàn, đảo Rô-bơn (Kếp-tao); mỏ kim cương ở Kim-bơc-li, mũi Hảo Vọng,...

- Năm 2019, Cộng hòa Nam Phi đón hơn 16 triệu lượt khách quốc tế. Thị trường khách du lịch quốc tế đến quốc gia này chủ yếu từ khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Đông.

- Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng du khách quốc tế đến Cộng hòa Nam Phi giảm đáng kể.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
9 tháng 8 2023 lúc 1:07

Tham khảo
- 1 số sân bay, cảng biển

+ Sân bay: Bắc Kinh, Phố Đông, Bạch Vân, Đài Bắc, Hồng Kông, Vũ Hán

+ Cảng biển: Thượng Hải, Ninh Ba, Thâm Quyến, Hồng Kông, Cao Hùng, Đại Liên, Phúc Châu, Thanh Đảo, Thiên Tân.
- Tình hình

ngành dịch vụ phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ trọng đóng góp của ngành này cao nhất trong GDP (năm 2020 là 54,5%). Với cơ cấu ngành đa dạng:

- Giao thông vận tải: hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc từng bước được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá.

+ Trung Quốc có hơn 130 nghìn km đường sắt; 5 triệu km đường ô tô (năm 2020).

+ Mạng lưới giao thông nông thôn được cải thiện.

+ Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để thu hẹp khoảng cách với miền Đông, góp phần vào phát triển chung của đất nước.

+ Trung Quốc có 238 sân bay (năm 2020). Các sân bay quốc tế lớn là: Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải), Bạch Vân (Quảng Châu),...

+ Trung Quốc có đội tàu vận tải thương mại lớn thứ hai thế giới, có tới 7 trong số 10 cảng đông đúc nhất trên thế giới (năm 2020). Các cảng biển lớn của Trung Quốc là: Thượng Hải, Ninh Ba, Thâm Quyến,...

- Bưu chính viễn thông:

+ Hoạt động bưu chính phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín rộng khắp đất nước. Trung tâm bưu chính lớn nhất là Bắc Kinh.

+ Viễn thông phát triển mạnh, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (năm 2020). Các trung tâm viễn thông lớn của Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải,....

- Du lịch phát triển nhanh và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

+ Năm 2019, Trung Quốc đón hơn 31,9 triệu lượt khách quốc tế.

+ Du lịch góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, khai thác được các tiềm năng để phát triển kinh tế.

- Thương mại

+ Ngoại thương phát triển mạnh:

▪ Đứng đầu thế giới về tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu, chiếm 13,1 % toàn thế giới (năm 2020).

▪ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác thương mại chủ yếu là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, Hàn Quốc, các nước ASEAN,...

+ Nội thương:

▪ Trung Quốc là trung tâm thị trường bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới; tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của các hộ gia đình chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội.

▪ Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu,... là các trung tâm tiêu dùng nội địa lớn của đất nước này.

- Tài chính ngân hàng:

+ Phát triển nhanh và có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng.

+ Khu vực ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong các ngành kinh tế, đạt 19% trong suốt hai thập kỉ 1990 và 2000.

+ Các trung tâm tài chính, ngân hàng lớn hàng đầu ở Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Công, Thâm Quyến…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 21:35

Tham khảo

 Ngành dịch vụ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có cơ cấu đa dạng. Năm 2020, ngành dịch vụ đóng góp khoảng 56,3 % GDP.

 

Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải phát triển mạnh, có đầy đủ các loại hình giao thông. Đầu mối giao thông lớn nhất là Mát-xcơ-va.

Đường ô tô: tổng chiều dài trên 933 nghìn km, nổi bật với hệ thống đường cao tốc liên bang.

Đường sắt: tổng chiều dài trên 85,5 nghìn km; tuyến đường sắt xuyên Xi-bia trải dài trên nhiều múi giờ.

Đường sông, hồ: dài trên 100 nghìn km, có mạng lưới kênh đào nối lưu vực các sông lớn; hoạt động vận tải nhộn nhịp trên các hồ lớn như: Bai-can, Ca-xpi,...

+ Giao thông đường biển phát triển mạnh, các cảng biển lớn là: Xanh Pê-téc-bua, Ác-khang-hen, Vla-đi-vô-xtốc,...

+ Tổng chiều dài đường ống của Liên bang Nga đứng thứ hai thế giới.

Đường hàng không phát triển mạnh. Năm 2020, Liên bang Nga có trên 1 200 sân bay, nhiều sân bay hoạt động rất nhộn nhịp.

+ Tàu điện ngầm: tổng chiều dài của các tuyến là 465,4 km. Hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất của Liên bang Nga là Mát-xcơ-va Mê-trô và Xanh Pê-téc-bua Mê-trô.

- Bưu chính viễn thông:

+ Bưu chính đóng vai trò quan trọng, phát triển rộng khắp trên lãnh thổ rộng lớn. Trung tâm bưu chính quan trọng nhất là Mát-xcơ-va.

 

+ Viễn thông phát triển mạnh, thứ ba thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (2020). Trung tâm viễn thông lớn là Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,...

Du lịch phát triển mạnh, du lịch quốc tế đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch.

- Thương mại:

+ Liên bang Nga là nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lớn trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: dầu thô và khí tự nhiên, kim loại quý, đá quý, gỗ, lúa mì,... Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: máy móc, dược phẩm, sản phẩm điện, chất dẻo,... Các đối tác thương mại chính là: Trung Quốc, Ấn Độ,...

+ Hoạt động nội thương phát triển mạnh. Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ,... phân bố rộng khắp; thương mại điện tử phát triển nhanh.

Tài chính: Thị trường tài chính lớn với nhiều tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động trên thế giới. Trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng nhất là Mát-xcơ-va.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:47

Tham khảo

♦ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản, chiếm gần 70% GDP và sử dụng 72% lực lượng lao động (năm 2020).

♦ Các ngành dịch vụ chính ở Nhật Bản là: thương mại, giao thông vận tải, du lịch và tài chính - ngân hàng.

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Nhật Bản có thị trường tiêu dùng nội địa rộng lớn.

+ Mạng lưới các cửa hàng truyền thống và cửa hàng tiện lợi phân bố rộng.

- Ngoại thương:

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới với tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020).

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,... Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

b) Giao thông vận tải: Ngành giao thông vận tải ở Nhật Bản phát triển nhanh, chất lượng tốt, áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.

- Đường sắt là phương tiện chiếm ưu thế trong vận tải hành khách nội địa. Mạng lưới đường sắt phân bố tập trung ở các thành phố lớn và các vùng đô thị của Nhật Bản.

- Giao thông vận tải đường bộ và đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa.

+ Nhật Bản có hơn 1,2 triệu km đường bộ, chiếm hơn 90% khối lượng vận tải hàng hóa trong nước (năm 2020).

+ Trong khi đó, đường biển có ý nghĩa quan trọng trong vận tải quốc tế.

- Đường hàng không của Nhật Bản rất phát triển không chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại giữa các vùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu trong thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.

c) Du lịch

- Đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, các công trình kiến trúc độc đáo, với lịch sử, văn hóa có từ lâu đời,... tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển ngành du lịch.

- Du lịch trong nước của Nhật Bản rất phát triển, thu hút phần lớn lượng khách cũng như doanh thu cho ngành du lịch.

- Trong những năm gần đây, du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

- Ngoài ra, ngành tài chính - ngân hàng cũng rất phát triển. Nhật Bản là quốc gia có quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài lớn, đồng thời cũng là một trong những nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất thế giới.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 17:20

Tham khảo:
- Tình hình phát triển của ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á:
Ngành này phát triển với tốc độ khá nhanh, tỉ trọng đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP của khu vực (năm 2020 là 49,7%)
Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng
Hiện nay, nhiều nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Các nước có ngành dịch vụ phát triển: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,...
Các ngành dịch vụ chủ yếu: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng,...

Bình luận (0)