Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
9 tháng 9 2023 lúc 21:59

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH HUYẾT ÁP CAO

TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Kết quả điều tra

STT

Chủ hộ

Tổng số người trong

gia đình

Số người mắc

bệnh huyết áp cao

1

Nguyên Văn A

6

1

2

Nguyên Văn B

5

1

3

Nguyên Văn C

6

0

4

Nguyên Văn D

4

1

5

Nguyên Văn E

5

1

Tổng

26

4

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao

- Tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao là: 4/26 = 15%.

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao: Tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao ở địa phương em khá cao. Nhóm tuổi mắc bệnh huyết áp cao thường là người cao tuổi hoặc những người trung tuổi thường xuyên sử dụng chất kích thích. Tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh thấp.

3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh huyết áp cao

- Có chế độ ăn uống khoa học; hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả.

- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia.

- Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức, kiểm soát cân nặng.

- Tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
9 tháng 9 2023 lúc 22:01

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH VIÊM HỌNG

TẠI TRƯỜNG HỌC

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp

Tổng số người

trong lớp

Số người mắc bệnh

viêm họng

1

Lớp 8A

36

3

2

Lớp 8B

35

2

3

Lớp 9B

33

4

4

Lớp 7A

34

2

5

Lớp 6C

32

3

Tổng

170

14

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh viêm họng

- Tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp là: 14/170 = 8,2%.

- Nhận xét về tỉ lệ học sinh mắc bệnh viêm họng: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc bệnh viêm họng khá cao, có 14 người mắc trên tổng số 170 người được điều tra.

3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh viêm họng

- Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, bệnh đường hô hấp.

- Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

- Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

- Giữ ấm cơ thể và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa; tránh đồ ăn quá lạnh, cay, cứng.

- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.

- Duy trì thể dục thể thao hằng ngày, bổ sung đủ nước, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
9 tháng 9 2023 lúc 22:09

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ HỌC SINH BỊ TẬT KHÚC XẠ TẠI TRƯỜNG

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp/ chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người bị tật khúc xạ

1

Lớp 8A

36

15

2

Lớp 8B

35

10

3

Lớp 9B

33

5

4

Lớp 7A

34

13

5

Lớp 6C

32

8

Tổng

170

51

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh

- Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ là: 51/170 =  30%.

- Nhận xét về tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ: Tỉ lệ học sinh trong trường bị tật khúc xạ khá cao, có tới 51 học sinh bị tật trên tổng số 170 học sinh được điều tra. Trong đó phổ biến nhất là tật cận thị, chiếm tới 70 - 80% số người mắc.

3. Đề xuất một số cách phòng tránh

Một số cách phòng tránh tật khúc xạ:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ vitamin A.

- Thực hiện ngủ nghỉ phù hợp.

- Cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp, tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng.

- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục.

- Vệ sinh mắt thường xuyên.

- Nếu đã mắc tật khúc xạ cần đeo kính đúng độ và khám mắt định kì.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
9 tháng 9 2023 lúc 22:05

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH

LIÊN QUAN ĐẾN HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp/ chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc bệnh về hệ bài tiết

1

Nguyễn Văn A

6

3

2

Trần Văn B

5

2

3

4

5

Tổng

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh

- Tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra (học sinh tự tính dựa trên số liệu thu được).

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Học sinh tự nhận xét dựa trên số liệu thu được (tỉ lệ người mắc bệnh là cao hay thấp/ độ tuổi mắc bệnh phổ biến là bao nhiêu).

3. Đề xuất một số cách phòng tránh

Một số biện pháp phòng tránh bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí: hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas.

- Uống đủ nước.

- Rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp.

- Không nhịn tiểu và giữ vệ sinh hệ bài tiết.

- Khám sức khỏe định kì, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong (acc...
10 tháng 9 2023 lúc 10:15

- Học sinh chọn 1 bệnh liên quan đến hệ nội tiết thường gặp như bướu cổ, đái tháo đường,… rồi tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh tại địa phương.

- Câu trả lời tham khảo:

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp/ chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc bệnh về hệ bài tiết

1

Nguyễn Văn A

6

1

2

Trần Văn B

5

0

3

4

5

Tổng

 

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh

- Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh tính dựa trên số liệu thu được bằng cách sử dụng công thức tỉ lệ người mắc bệnh = số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra.

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương theo số liệu thu được (tỉ lệ mắc bệnh cao hay thấp, độ tuổi nào có tỉ lệ mắc bệnh cao).

3. Đề xuất một số cách phòng tránh

Một số biện pháp phòng tránh bệnh đái thái đường:

- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
9 tháng 9 2023 lúc 21:49

BÁO CÁO ĐIỀU TRA SỐ NGƯỜI MẮC TẬT CONG VẸO CỘT SỐNG TRONG TRƯỜNG HỌC

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp/ chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc tật cong vẹo cột sống

1

Lớp 8A

35

1

2

Lớp 8B

38

2

3

Lớp 9A

34

2

4

Lớp 7A

36

1

5

Lớp 6A

35

0

Tổng

178

6

2. Xác định tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống

Tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống là: 6/178 = 3,3%.

→ Nhận xét về tỉ lệ người mắc cong vẹo cột sống: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc tật cong vẹo cột sống khá cao, có 6 người mắc trên tổng số 178 người được điều tra.

3. Đề xuất biện pháp phòng tránh tật cong vẹo cột sống

Đề xuất một số cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống:

- Sử dụng bàn ghế vững chắc, chiều cao phù hợp với lứa tuổi.

- Tư thế ngồi học ngay ngắn, không cúi quá thấp, không vẹo sang trái hoặc sang phải, nên đeo cặp trên hai vai.

- Lao động vừa sức, đúng lứa tuổi.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
23 tháng 3 2023 lúc 23:55

Học sinh điều tra thực trạng sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu từ virus ở địa phương theo gợi ý sau:

- Xác định mục tiêu điều tra:

+ Phân tích và đánh giá được thực trạng sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu từ virus tại địa phương.

+ Đề xuất được biện pháp giúp người dân thay đổi thói quen dùng thuốc trừ sâu hóa học, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Xác định nội dung điều tra:

+ Hiểu biết về thuốc trừ sâu từ virus.

+ Thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu từ virus trong nông nghiệp.

+ Nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu từ virus của người dân.

- Thiết kế phiếu điều tra:

+ Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi tự luận trả lời ngắn.

+ Có thể thiết kế trên giấy hoặc dùng google form.

- Tiến hành điều tra:

+ Địa điểm

+ Đối tượng (ai, số lượng)

+ Thời gian

+ Cách tiến hành

- Tổng hợp kết quả điều tra và rút ra nhận xét về thực trạng (có thể sử dụng bảng, biểu đồ để thể hiện kết quả điều tra).

- Từ kết quả điều tra, hãy đề xuất biện pháp khắc phục thực trạng trên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
15 tháng 7 2023 lúc 12:45

Tiêu chí

Bệnh béo phì

Bệnh suy dinh dưỡng

Nguyên nhân

- Do ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,…

- Do lười vận động.

- Do căng thẳng thường xuyên.

- Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.

- Do gene di truyền.

- Do bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.

- Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lí đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng,…

- Do rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần,…

- Do trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.

Hậu quả

- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa, rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư,…

- Tự ti, dễ mắc stress.

- Làm sụt giảm sự phát triển tầm vóc, giảm phát triển trí não, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể đặc biệt là đối với trẻ em.

Biện pháp khắc phục

- Thực hiện chế độ ăn khoa học; hạn chế đồ ngọt, đồ giàu tinh bột, đồ uống có gas,…

- Tăng cường vận động, thể dục thể thao hợp lí.

- Giải tỏa stress.

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm.

- Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng.

- Tăng cường các hoạt động thể chất.

- Điều trị triệt để các bệnh lí đường tiêu hóa, bệnh lí thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống,…

Bình luận (0)