Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ (loạn thị, viễn thị, cận thị) ở trường em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.
Bước 1. Xác định vấn đề cần điều tra và chuẩn bị mẫu phiếu điều tra.
Bước 2. Thực hiện điều tra ở trường học hoặc khu dân cư.
Bước 3. Tính tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống = số người mắc/ tổng số người được điều tra.
Bước 4. Viết báo cáo nhận xét về tỉ lệ người mắc tật cong vẹo cột sống; đề xuất một số cách phòng tránh.
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ HỌC SINH BỊ TẬT KHÚC XẠ TẠI TRƯỜNG
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp/ chủ hộ | Tổng số người trong lớp/ gia đình | Số người bị tật khúc xạ |
1 | Lớp 8A | 36 | 15 |
2 | Lớp 8B | 35 | 10 |
3 | Lớp 9B | 33 | 5 |
4 | Lớp 7A | 34 | 13 |
5 | Lớp 6C | 32 | 8 |
Tổng | 170 | 51 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh
- Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ là: 51/170 = 30%.
- Nhận xét về tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ: Tỉ lệ học sinh trong trường bị tật khúc xạ khá cao, có tới 51 học sinh bị tật trên tổng số 170 học sinh được điều tra. Trong đó phổ biến nhất là tật cận thị, chiếm tới 70 - 80% số người mắc.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh
Một số cách phòng tránh tật khúc xạ:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ vitamin A.
- Thực hiện ngủ nghỉ phù hợp.
- Cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp, tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục.
- Vệ sinh mắt thường xuyên.
- Nếu đã mắc tật khúc xạ cần đeo kính đúng độ và khám mắt định kì.