Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 10:58

Tham khảo:

- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc dù thắng lợi hay thất bại đều để lại những bài học lịch sử sâu sắc, còn nguyên giá trị đến ngày nay:

+ Thứ nhất, bài học về xây dựng lực lượng. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Thứ hai, bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

+ Thứ ba, bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo của cha ông ta.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:52

Tham khảo: Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) đã để lại nhiều bài học quý báu, như:

+ Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử đều nêu cao tinh thần dân tộc và tính chính nghĩa nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ và đi theo. Những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa biết khéo léo phát động khẩu hiệu phù hợp để phân hóa kẻ thù và tập hợp sức mạnh quần chúng.
+ Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc: Đoàn kết là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Khối đoàn kết được xây dựng từ nội bộ tướng lĩnh chỉ huy, mở rộng ra quân đội và quần chúng nhân dân; từ miền xuôi đến miền ngược.

+ Bài học về nghệ thuật quân sự: Nghệ thuật quân sự quan trọng nhất trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “Toàn dân đánh giặc”. Bên cạnh đó là các nghệ thuật: “Tiên phát chế nhân”, “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, “tâm công”, “vu hồi”... đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 2:07

Tham khảo:

- Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

- Ví dụ về bài học: tập hợp, xây dựng lực lượng và khối đoàn kết toàn dân tộc

+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid -19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”. 

=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 9:39

- Vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, quyết định sự tồn vong của quốc gia, dân tộc trước các cuộc chiến tranh xâm lược và can thiệp từ bên ngoài.

+ Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có tác động lớn đến quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước. Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa.

- Ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng góp phần khơi dậy và củng cổ tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 9 2018 lúc 5:03

Đáp án C

Trong tiến hành lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị. Cụ thể:

- Trong khi đẩy mạnh tấn công định bằng đấu tranh vũ trang, ta không quên tấn công đối phương mạnh mẽ bằng đấu tranh chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị nhằm đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện

=> Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng, từ hình thức thấp đến hình thức cao.

- Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tuyền tuyến và trực tiếp tiến công đối phương bằng nhiều hình thức phong phú như:

+ Đấu tranh chính trị trực diện với đối phương.

+ Nổi dậy giành chính quyền với mức độ làm chủ khác nhau.

+ Tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính đối phương…

- Hoạt động quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vũ trang được toàn dân tự giác cùng chiến đấu, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng.

- Ta tiến công đối phương bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công đối phương cả trước mặt và sau lưng, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh đối phương trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 7 2019 lúc 9:29

Chọn đáp án C.

Trong tiến hành lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị. Cụ thể:

- Trong khi đẩy mạnh tấn công định bằng đấu tranh vũ trang, ta không quên tấn công đối phương mạnh mẽ bằng đấu tranh chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị nhằm đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện

=> Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng, từ hình thức thấp đến hình thức cao.

- Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tuyền tuyến và trực tiếp tiến công đối phương bằng nhiều hình thức phong phú như:

+ Đấu tranh chính trị trực diện với đối phương.

+ Nổi dậy giành chính quyền với mức độ làm chủ khác nhau.

+ Tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính đối phương…

- Hoạt động quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vũ trang được toàn dân tự giác cùng chiến đấu, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng.

- Ta tiến công đối phương bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công đối phương cả trước mặt và sau lưng, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh đối phương trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 11 2018 lúc 13:11

Đáp án C

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị. Cụ thể:

- Trong khi đẩy mạnh tấn công định bằng đấu tranh vũ trang, ta không quên tấn công đối phương mạnh mẽ bằng đấu tranh chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị nhằm đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện

=> Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng, từ hình thức thấp đến hình thức cao.

- Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tuyền tuyến và trực tiếp tiến công đối phương bằng nhiều hình thức phong phú như:

+ Đấu tranh chính trị trực diện với đối phương.

+ Nổi dậy giành chính quyền với mức độ làm chủ khác nhau.

+ Tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính đối phương…

- Hoạt động quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vũ trang được toàn dân tự giác cùng chiến đấu, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng.

- Ta tiến công đối phương bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công đối phương cả trước mặt và sau lưng, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh đối phương trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:32

Tham khảo!!!

 

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 4 2018 lúc 7:26

Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số

- Thủ lĩnh các dân tộc ít người (Giàng Tả Chay, Nơ-trang Lơng)

- Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên

- 1914 – 1915: khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.

- 1918, người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa

- 1918 - 1919, ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao...

- Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng chỉ huy, dài hơn 20 năm.

Tất cả đều thất bại nhưng đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Bình luận (0)