Hãy quan sát Hình 15.2 và cho biết các bộ phận của hệ thống cơ khí động lực.
Một hệ thống cơ khí động lực bao gồm các bộ phận chính nào? Hãy vẽ sơ đồ khối của một hệ thống cơ khí động lực mà em biết.
* Một hệ thống cơ khí động lực bao gồm các thành phần:
- Nguồn động lực
- Hệ thống truyền động
- Máy công tác
* Sơ đồ khối của hệ thống cơ khí động lực:
Một hệ thống cơ khí động lực thường gồm những bộ phận nào? Cho biết vai trò của từng bộ phận.
Các bộ phận: Nguồn động lực, hệ thống truyền động, máy công tác
Vai trò:
-Nguồn động lực: sinh ra công suất và momen kéo máy công tác
-Hệ thống truyền động gồm nhiều loại khác nhau
+Truyền động đai, truyền động xích: dùng khi khoảng cách các trục xa nhau với điều kiện công suất nhỏ và trung bình
+truyền động bánh răng: Dùng khi cần truyền lực và momen
+truyền động các đăng: dùng khi khoảng cách các cụm truyền xa nhau và có thể thay đổi vị trí, khoảng cách khi vận hành
-máy công tác: nhận năng lượng từ nguồn động lực thông qua hệ thống truyền động để thực hiện nhiệm vụ cơ khí
Hình 20.1 thể hiện hai trong số các hệ thống chính của động cơ đốt trong. Hãy quan sát và cho biết tên gọi, vai trò của hai hệ thống đó.
Hai hệ thống chính: hệ thống khởi động và hệ thống bôi trơn.
- Nhiệm vụ của hệ thống khởi động: làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được
- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn: đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của các chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết
Nêu vai trò các bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.
Vai trò các bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực:
- Nguồn động lực: cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động
- Hệ thống truyền lực: truyền và biến đổi năng lượng từ nguồn động lực đến máy công tác
- Máy công tác: đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các môi trường, điều kiện khác nhau.
Quan sát hình 26.2 và cho biết: Hệ thống cung cấp điện gồm các bộ phận chính nào?
Ắc quy, máy phát điện, bộ điều chỉnh điện,...
Quan sát hình 25.1 hãy cho biết: Hệ thống phanh dầu gồm những bộ phận chính nào?
Quan sát hình 19.8 và chỉ ra các bộ phận chính của cơ cấu phân phối khí cam - xu páp động cơ 4 kì.
Quan sát hình O7.1, hãy cho biết:
a) hệ thống trên có mấy cầu chủ động?
b) Nhiệm vụ của li hợp (3), hộp số (4) và truyền lực các đăng (5).
c) Dòng truyền mômen từ động cơ đến bánh sau xe.
a. Hệ thống trên có 1 cầu chủ động
b. Nhiệm vụ của:
- Nhiệm vụ của li hợp (3): truyền hoặc ngắt mômen từ động cơ đến hộp số trong những trường hợp cần thiết.
- Nhiệm vụ của hộp số (4):
+ Thay đổi mômen phù hợp với lực cản lên ô tô.
+ Đảo chiều của mômen để xe có thể đi lùi.
+ Ngắt mômen trong thời gian nhất định giữa li hợp và truyền lực các đăng khi khởi động, dừng xe.
- Nhiệm vụ của truyền lực các đăng (5): truyền mômen từ hộp số đến cầu chủ động hoặc từ truyền lực chính đến bánh xe chủ động của cầu dẫn hướng chủ động.
c. Dòng truyền mômen từ động cơ tới bánh xe sau
Mômen được truyền từ động cơ qua li hợp đến hộp số, qua truyền lực các đăng đến truyền lực chính, vi sai và các bán trục, đến bánh xe cầu sau.
Hệ tuần hoàn ở động vật
- Cho biết hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ, dòng mạch rây ở thực vật và hệ thống vận chuyển máu ở động vật.
- Cho biết động lực vận chuyển dòng mạch gỗ, dòng mạch rây ở cơ thể thực vật và máu ở cơ thể động vật.
- Quan sát hình 22.3 và trả lời các câu hỏi sau :
+ Cơ thể động vật trao đổi chất với môi trường sống như thế nào?
+ Mối liên quan về chức năng giữa các hệ cơ quan với nhau và giữa các hệ cơ quan với tế bào cơ thể (với chuyển hóa nội bào)?
- Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).
- Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.
- Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.