Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
2 tháng 8 2023 lúc 19:56

Tham khảo

♦ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.

+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.

+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.

♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:

+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.

+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.

+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 2 2017 lúc 9:46

Đáp án A

Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.

Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền không phải là sự thay thế một chính phủ tư sản này bằng một chính phủ tư sản khác, mà đó là sự thay thế của một nền thống trị kiểu dân chủ sang thống trị kiểu độc tài

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 12 2018 lúc 13:40

- Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.

- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền không phải là sự thay thế một chính phủ tư sản này bằng một chính phủ tư sản khác, mà đó là sự thay thế của một nền thống trị kiểu dân chủ sang thống trị kiểu độc tài.

Trong khi đó, nền dân chủ Tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản là:

- Nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số.

- Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị.

- Được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột.

Đáp án cần chọn là: A

Nguyễn Anh Hào
Xem chi tiết
Billy Brawl_Star
Xem chi tiết
Cherry
3 tháng 7 2021 lúc 8:53

Bạn có thể tham khảo ở nguồn này.
Vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa các đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” của V.I.Lênin | TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẾN TRE (truongchinhtribentre.edu.vn)

Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
2 tháng 8 2023 lúc 14:59

Tham khảo

- Tiềm năng:

+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....

+ Chủ nghĩa tư bản đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

- Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:

Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu. Ví dụ như: khủng hoảng năng lượng; tình trạng biến đổi khí hậu,…

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Ví dụ như: khủng bố, phân biệt chủng tộc,…

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
2 tháng 8 2023 lúc 20:08

Tham khảo

- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.

+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.

+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.

- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.

+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.

+ Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 22:11

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 2 2018 lúc 13:54

Đáp án cần chọn là: C

Sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản đã dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các ngành kinh tế, sau đó mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.