7. Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền.
Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền.
Không gian thơ mộng, thiêng liêng của cuộc thề nguyện:
– Hình ảnh: Ánh trăng, le lói, ánh đèn chập chờn, bước chân người đẹp nhẹ nhàng ⇒ không gian đẹp nhưng có cảm giác như hư ảo.
– Hương thơm sâu.
– Trăng tròn ⇒ thiên nhiên vĩ đại vĩnh hằng ⇒ tình yêu thiêng liêng được đất trời chứng giám.
– Ghi tên tờ giấy viết lời tuyên thệ.
– Tặng kỷ vật: Tóc mây.
⇒ Lời nguyền trong không gian: Thơ mộng, trang trọng, thiêng liêng.
Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả qua cái nhìn của ai?
A. Thúy Kiều
B. Kim Trọng
C. Thúy Kiều – Kim Trọng
D. Tác giả – Thúy Kiều – Kim Trọng
Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
- Không gian trong đêm thề nguyền đẹp, thơ mộng:
+ Kim thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt
+ Kim Trọng không tin vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều, chàng như lạc vào cõi mơ
- Cảnh thề nguyền diễn ra trang trọng, thiêng liêng với đủ hình thức lễ nghi
+ Mùi thơm hương trầm
+ Ánh sáng nến sáp
+ Vầng trăng vằng vặc, thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng
Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng dám tình yêu tự nguyện, sự thủy chung, thiêng liêng sâu nặng của họ
Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả chủ yếu qua các loại chi tiết nào?
A. Âm thanh
B. Ánh sáng
C. Hình ảnh
D. Cả B và C
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thúy kiều qua hai đoạn trích nỗi thương mình và thề nguyền
tk
Đây là đoạn thơ miêu tả tâm trạng đau đớn, ê chề của Thúy Kiều sau khi buộc phải làm kĩ nữ, tiếp khách ở lầu xanh. Khi biết rơi vào nhà chứa, Kiều đã tự tử, nhưng không chết. Nàng định liều chạy trốn theo Sở Khanh nhưng lại bị Sở Khanh lừa, bị Tú Bà bắt lại, đánh đập tàn nhẫn, cuối cùng buộc phải tiếp khách.
Kiều là một cô gái đẹp, cho nên nàng phải tiếp khách liên tục, cơ hồ như không dứt ra được.
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh”.
Một không khí thật là náo nhiệt, ồn ào nơi chốn lầu xanh. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, nó hoàn toàn tương phản với những nỗi lòng tê tái của nhân vật ở bên trong. Nguyễn Du rất biết khai thác các tương phán để miêu tả nỗi lòng, biết phân tích sự khác biệt bề ngoài và bề trong. Phải hiểu nỗi đau đớn trong tâm hồn mới hiểu được phẩm giá của Kiều.
Cả đoạn thơ này tác giả không miêu tả cảm xúc của Thúy Kiều trong một thời điểm nào, một buổi nào, một ngày nào, mà miêu tả một tâm trạng triền miên trong chuỗi ngày tiếp khách liên tục Ngày tháng chỉ là một sự chồng chất và kéo dài. Khi cuộc sống trở nên vô nghĩa thì người ta tính ngày tháng cụ thể để mà làm gì? Nỗi thương mình của Kiều hiện lên những lúc vắng vẻ, những khi xong việc nàng tự đối diện với chính mình. Đó là nỗi đau thầm kín đằng sau các hoạt động tiếp khách ồn ào, rộn rã. Ở đây sự miêu tả kết hợp với thuật theo bút pháp tự (kể) tình. Tác giả lần lượt kể và tả những nỗi thương mình.
Thứ nhất là nỗi thương thân, xót thân, tiếc thân:
“Khi tỉnh rượu, lức tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót. xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở, mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gỉ?”
Hai tiếng “giật mình” rất hay, nó nói lên cái thần của con người những lúc ngẫm lại những thay đổi quá lớn của cuộc đời. Ba chữ “mình” trong một câu nói lên sự cùng cực cô đơn: mụ chủ chỉ biết tiền, khách chơi chỉ biết sắc, gia đình ở xa, không ai biết là Kiều bị lừa, chẳng ai biết cho đời một người con gái tan nát! Nổi lên trên hết là sự nuối tiếc một phẩm giá bị chà đạp. Hình ảnh “phong gấm rủ là” nói lên hình ảnh của tấm thân vàng ngọc, được khoác gấm, rủ bức là, tức tấm thần bọc trong nhung lụa, quý báu, thế mà nay như hoa giữa đường, ai qua lại cũng có thể xéo lên tàn nhẫn!
Thứ hai là nàng ghê tởm chính bản thân mình: con người khuê các vốn kín đáo, e thẹn, nay đã thành mặt dạn mày dày “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường”. “Bướm chán ong chường” không phải là nói khách chơi chán chường Kiều, mà nói chính Kiều chán chường bản thân mình, sao mình lại trở thành con người tiếp khách trơ trẽn, vô liêm sỉ như thế được? Từ đây Kiều chỉ sống như một món hàng, một thứ đồ chơi, không sống như một con người nữa. Nhiều sách chép câu “Những mình nào biết có xuân là gì” thành “Riêng mình nào biết có xuân là gì”. Chữ “những” có lẽ đứng hơn, hợp hơn. Đó là “những mình”, như loại mình... bao hàm cái ý chán mình ở trong ấy.
Thứ ba là nỗi buồn và bẽ bàng:
“Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu”.
Cảnh tượng nhìn qua quả là rất nên thơ, mà lòng nàng lại ủ dột:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ!
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa”.
Cảnh quả là vui thú, tao nhã, phong lưu, nhưng đối với Kiều chi là vui gượng: “Ai tri âm đó, mặn mà với ai?”. Đó chẳng qua là các trò chơi để giết thì giờ không mảy may ý nghĩa.
Thứ tư là sự cô đơn, đau đớn một mình, câu này tuy không có trong đoạn trích nhưng rất có ý nghĩa:
“Thờ ơ gió trúc mưa mai,
Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân”.
Những nỗi lòng thương thân, xót thân, chán mình, buồn khổ cô đơn, vui gượng gạo như thế đã chứng tỏ mạnh mẽ Kiều là một con người có phẩm giá, không phải người tà dâm, lấy việc tiếp khách làm chuyện vui thú.
Có lẽ nói những nỗi lòng tan nát hợp hơn là những nỗi lòng tê tái chăng? Trong nỗi lòng Kiều, nổi lên tình cảm đau đớn vì tha hương lưu lạc và cảm giác thời gian kéo dài nặng nề vô nghĩa.
Khi thuật lại nỗi thương mình của Kiều, nhà thơ dùng lời kể với điểm nhìn bên trong của nhân vật. Bốn câu đầu chỉ là miêu tả cảm giác của Kiểu về các sự việc diễn ra với nàng. Những câu còn lại đều có chủ ngữ là “mình", mình tự nhìn mình, mình nghĩ về mình. Thử hỏi lúc này ai có thế suy nghĩ thay cho nàng được? Với điểm nhìn ấy, khi đọc đoạn thơ, ta như trực tiếp đọc được những ý nghĩ thầm kín hết sức đau đớn của bản thân Kiều, chứ không phải nghe lời do ai đó thuật lại. Lẽ dĩ nhiên đó vẫn là lời thuật của Nguyễn Du, nhưng điểm nhìn trần thuật bên trong là của Kiều đã tạo ra hiệu quả đó.
Nguyễn Du là nhà thơ rất tinh tế. Để miêu tả những cảnh tầm thường, dung tục nơi lầu xanh, tác giả chỉ gợi qua các biểu tượng với những cụm từ được cấu tạo đặc biệt: bướm lả ong lơi; lá gió cành chim; bướm chán, ong chường; mưa Sờ, mây Tần; gió tựa, hoa kề. Nếu nói ong bướm lả lơi thì có thể chỉ việc xảy ra một lần. Đảo lại thành ra nhiều lần. Bướm chán, ong chường cũng thế. Lá gió cành chim, gió tựa hoa kể đều chỉ các sự trăng gió, nhưng cách nói mới lạ và đa dạng, lại tao nhã.
Nguyễn Du không chỉ kể, tả mà còn gợi, tạo cảm giác cho người đọc. Đây là đoạn văn tài hoa, tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả tâm lí của Truyện Kiều.
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu
(Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)
Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?
Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:
- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh
- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.
Nêu suy nghĩ của em về tình yêu Thúy Kiều - Kim Trọng qua văn bản Thề nguyền.
Tình yêu Thúy Kiều – Kim Trọng qua đoạn Thề nguyền là một tình cảm tiến bộ nhưng cũng rất sâu sắc. Tình yêu Kim Kiều là sự đồng lòng, một lòng một dạ cho tình yêu này. Đó cũng là một niềm tin vào tình cảm mãi thủy chung son sắt của hai người.
9. Nêu suy nghĩ của em về tình yêu Thuý Kiều – Kim Trọng qua văn bản Thề nguyền.
Tham khảo!
Qua đoạn trích Thề nguyền đã cho thấy được sức mạnh của tình yêu mãnh liệt đã khiến cho Thuý Kiều chủ động tìm đến với người mình yêu để thề nguyền và tình tự. Cùng với đó, thể hiện sự đồng lòng sắt son, là tình yêu chân thành sâu sắc đến từ cả hai phía, vượt qua mọi sự ngăn cản của lễ giáo phong kiến - vốn tồn tại khá nặng nề trong tâm thức con người lúc đó, một lòng theo đuổi thứ tình yêu đích thực, tươi đẹp nhất cuộc đời.
6. Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam? Sự liên tưởng đó đem đến cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?
Tham Khảo
Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích Thề nguyền trích từ câu 431 đến câu 452 trong Truyện Kiều.
Cảnh thề nguyền của cả hai nhân vật trong "Romeo and Juliet" và Truyện Kiều đều là những tình huống cực kỳ đau lòng và đầy bi kịch. Cả hai đều là những lời hứa cuối cùng, hứa rằng họ sẽ không bao giờ quên nhau và sẽ cùng nhau tìm đường ra khỏi nỗi đau đớn và đau khổ. Nhưng cả hai cũng đều mang trong mình một sự hy vọng về một tương lai tươi đẹp, một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc.
Cảnh thề nguyền của cả hai tác phẩm đều khiến em cảm thấy xót xa và đau đớn. Những lời hứa cuối cùng đó đều cho thấy sự hy vọng của những nhân vật trong tình yêu và sự tuyệt vọng khi họ phải tách biệt nhau. Điều này khiến em suy nghĩ về tình yêu và cuộc đời, về sự hy vọng và tuyệt vọng trong cuộc sống.