cho 8g một oxit kim loại hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với 100g dd h2so4 9,8%. Tìm CTHH của oxit
Cho 8g oxit của một kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch H2SO4 1M. Tìm công thức của oxit.
\(A_2O_3+3H_2SO_4\rightarrow3H_2O+A_2\left(SO_4\right)_3\)
mol 0,05 0,15
\(N_{H_2SO_4}=1.0,15=0,15\left(mol\right)\)
\(N_{A_2O_3}=\frac{0,15}{3}=0,05\left(mol\right)\)
\(M_{A_2O_3}=\frac{8}{0,05}=160\left(g\right)\)
=>\(2A+16.3=160\)
<=>\(2A=112\)
<=>\(A=56\)=> A là Fe
Vậy CT là \(Fe_2O_3\)
Cho 1 lượng oxit kim loại tác dụng vừa đủ với 100g dd HCl 21,9%, sau phản ứng thu được dd muối clorua có nồng độ 24,23%. Xác định CTHH của oxit kim loại.
cho 8g kim loại hóa trị (II) tác dụng vừa đủ 200ml dd CH3COOH 1M. tìm công thức phân tử oxit
Cho 28 g một oxit kim loại R hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với 250 ml dd h2so4 2M xác dịnh công thức . Help me
PTHH: R + H2SO4 ---> RSO4 + H2↑
Đổi 250ml = 0,25 lít
Ta có: \(C_{M_{H_2SO_4}}=\dfrac{n_{H_2SO_4}}{0,25}=2M\)
=> \(n_{H_2SO_4}=0,5\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_R=n_{H_2SO_4}=0,5\left(mol\right)\)
=> \(M_R=\dfrac{28}{0,5}=56\left(g\right)\)
Vậy R là sắt (Fe)
Hòa tan hoàn toàn 8 gam một oxit kim loại A( A có hóa trị 2 trong hợp chất) cần dùng vừa đủ 400 ml dd HCl 1M
1. Xác định kim loại A và công thức hóa học của oxit
2. cho 8,4 gam ACO3 tác dụng với 500 ml dd H2SO4 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ mol của các chất trong dd sau phản ứng ( coi thể tích dd sau phản ứng là 500 ml )
Cho 20g oxit của kim loại hóa trị II tác dụng vừa hết với 500 ml dd H 2 S O 4 1M. Công thức phân tử của oxit là
A. MgO.
B. FeO.
C. CuO.
D. CaO.
cho 5,6 g một oxit chưa biết hóa trị tác dụng với vừa đủ với dd HCl 17 , 8 % sau phản ứng thu được 11,1 g muối
a. Tìm CTHH của oxit trên
b. Tính C% của dd sau phản ứng
a, Gọi CTHH cần tìm là R2On.
PT: \(R_2O_n+2nHCl\rightarrow2RCl_n+nH_2O\)
Ta có: \(n_{R_2O_n}=\dfrac{5,6}{2M_R+16n}\left(mol\right)\)
\(n_{RCl_n}=\dfrac{11,1}{M_R+35,5n}\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{RCl_n}=2n_{R_2O_n}\Rightarrow\dfrac{11,1}{M_R+35,5n}=\dfrac{2.5,6}{2M_R+16n}\)
\(\Rightarrow M_R=20n\)
Với n = 2 thì MR = 40 (g/mol) là thỏa mãn.
→ CaO.
b, PT: \(CaO+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O\)
_______0,1_____0,2 (mol)
\(\Rightarrow m_{ddHCl}=\dfrac{0,2.36,5}{17,8\%}\approx41,011\left(g\right)\)
Ta có: m dd sau pư = 5,6 + 41,011 = 46,611 (g)
\(\Rightarrow C\%_{CaCl_2}=\dfrac{11,1}{46,611}.100\%\approx23,81\%\)
Cho 1 oxit kim loại hóa trị X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% sau p/ứ kết thúc thu được dung dịch muối sunfat 22,64%.Tìm oxit kim loại trên
PTHH: \(X_aO_b+bH_2SO_4\rightarrow X_a\left(SO_4\right)_b+bH_2O\)
Giả sử \(n_{H_2SO_4}=1\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{ddH_2SO_4}=490\left(g\right)\)
Theo PTHH: \(n_{X_aO_b}=n_{X_a\left(SO_4\right)_b}=\dfrac{1}{b}\left(mol\right)\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{X_a\left(SO_4\right)_b}=\dfrac{a.X}{b}+96\left(g\right)\\m_{X_aO_b}=\dfrac{a.X}{b}+16\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
Theo đề: \(\dfrac{\dfrac{aX}{b}+96}{\dfrac{aX}{b}+506}=0,2264\) \(\Rightarrow\dfrac{0,7736aX}{b}=18,5584\) \(\Rightarrow\dfrac{aX}{b}\approx24\)
Với \(a=b\ne0\) thì \(X=24\) (Magie)
Vậy công thức oxit là MgO
Cho 6gam một oxit kim loại có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch H2SO4 7,35%. Công thức hóa học của oxit là
A. BaO. B. MgO. C. CaO. D. ZnO.
Ta có: \(C_{\%_{H_2SO_4}}=\dfrac{m_{H_2SO_4}}{200}.100\%=7,35\%\)
=> \(m_{H_2SO_4}=14,7\left(g\right)\)
=> \(n_{H_2SO_4}=\dfrac{14,7}{98}=0,15\left(mol\right)\)
Gọi oxit kim loại là: MO
PTHH: MO + H2SO4 ---> MSO4 + H2O
Theo PT: \(n_{MO}=n_{H_2SO_4}=0,15\left(mol\right)\)
=> \(M_{MO}=\dfrac{6}{0,15}=40\left(g\right)\)
Ta có: \(M_{MO}=NTK_M+16=40\left(g\right)\)
=> \(NTK_M=24\left(đvC\right)\)
Dựa vào bảng hóa trị, suy ra:
M là Mg
=> Oxit kim loại có CTHH là: MgO
Chon B. MgO