Đặt 1-2 câu kể để:
a. Giới thiệu một đồ dùng học tập
b. Kể, tả về một đồ dùng học tập
Viết 4 câu kể có nội dung như sau :
a. Tả đồ dùng học tập
b. Tả đồ chơi của em
c. Kể về đồ chơi của em
d. Nêu tình cảm của em dối với đồ chơi
e. Nêu ý kiến của em về đồ chơi
a) Giới thiệu một đồ dùng
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
c) Giới thiệu một thế loại văn học
d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)
a, Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy…)
Thân bài:
- Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng : hãng sản xuất
Hình dáng: Màu sắc, kích thước
Cấu tạo:
+ Gồm mấy phần?
+ Gồm những bộ phận nào?
+ Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận
Cách sử dụng
Cách bảo quản
Kết luận: Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập
b, Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương
Thân bài:
- Vị trí địa lý
+ Diện tích ( lớn, nhỏ )
+ Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?
+ Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?
-
Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)
+ Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng…
+ Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? ( cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)
+ Quy mô
- Nhìn toàn cảnh:
+ Nhìn tổng thể từ xa
+ Nổi bật nhất là điều gì
+ Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…
- Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh
+ Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?
+ Thu hút lượng khách du lịch
Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng
c, Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học
Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại)
Thân bài:
Khái quát chung:
+ Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó
- Các đặc trưng của thể loại:
+ Chỉ ra các đặc điểm cơ bản
+ Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật có giá trị khu biệt
- Dẫn ra các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại
Kết bài: Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.
d, Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập
Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập định làm ( hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút
Thân bài:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cách làm tiến hành theo từng bước
- Yêu cầu về mặt thành phẩm
- Điều cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm
- Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm
- Cách bảo quản, giữ gìn
Kết bài: Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập tự làm
Viết 3 – 4 câu giới thiệu về những đồ dùng học tập của em, trong đó có sử dụng từ gọi người để gọi đồ dùng học tập.
Em có rất nhiều đồ dùng học tập, nào là bạn bút, chị bảng đen, cô hộp màu, anh thước kẻ,... nhưng em thích nhất là chị cặp sách. Chị cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới. Chị hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp. Chị luôn đồng hành với em trong những buổi đi học
Đặt một câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 1:
a. Giới thiệu một môn học
mẫu: Âm nhạc là môn học em yêu thích.
b. Nhận xét về một đồ dùng học tập
mẫu: Sách vở của em còn thơm mùi giấy mới.
c. Nói về một hoạt động học tập
mẫu: Em đọc sách ở thư viện.
a. Giới thiệu một môn học.
Môn Toán là môn học mà em yêu thích nhất.
b. Nhận xét về một đồ dùng học tập.
Em có một chiếc bút mực mới màu hồng xinh xắn.
c. Nói về một hoạt động học tập.
Cả lớp thảo luận nhóm sôi nổi trong giờ học.
Tìm từ ngữ
a. Gọi tên 2-3 đồ dùng học tập
b. Chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập
c. Chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập.
a. Vở, bút chì, thước kẻ.
b. Hình dáng: dài, mảnh, dẹt, bìa mềm,...
Màu sắc: xám nhạt, đen, trắng, vàng,...
c. Viết, vẽ, đo độ dài, ghi chép,....
viết một đoạn văn giới thiệu về một đồ dùng học tập
ai nhanh mk tích cho !
Vào đầu năm học, mẹ mua cho em đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cây bút chì đen mà em rất quí nó.
Chiếc bút chì dài bằng một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa cúc mùa thu, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn ấy in một hàng chữ nổi bật, đó là hàng chữ Hanson. Mẹ em bảo đây là nhãn hiệu nổi tiếng. Nghe vậy em càng quí bút chì hơn. Cây bút chì còn thơm mùi gỗ mới hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào đầu nào em cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh. Em dùng cái gọt bút chì để gọt một đầu. Cái gọt khẽ xoay, em nghe tiếng "VO...VO..." khe khẽ. Từng lớp vỏ gỗ tuôn ra theo lưỡi gọt xoắn tròn, nhẵn như vỏ gỗ bào của bác thợ mộc. Ngòi chì nhô ra, em thử những nét bút chì đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy trắng. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá, nó thật vừa ý em.
Cây bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của em từ dạo ấy. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học Mĩ thuật, em lại dùng đến bút chì. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ, chị gái của em. Có lúc em vẽ chú bộ đội đang canh gác trên vùng biển của đất nước mình. Có lúc em vẽ ruộng đồng với cánh cò nhờn nhơ trong những chiều vàng hưởng ấm. Rồi em vẽ dòng sông đang dập dềnh sóng nước, bãi phù sa mênh mông đang ôm nước vào lòng... Bút chì đã giúp em nhiều việc lắm. Công dụng của nó rất đỗi diệu kì.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một "tài sản nhỏ" thật quí. Nó đồng hành với em trong suốt chặng đường dài. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một hành trang kiến thức.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.
Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Cấu tạo máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau nhưng lại có liên quan đến nhau đó là CPU và màn hình. CPU là một bộ phận chính và quan trọng nhất của máy vi tính, là nơi xử lí các thông tin, tín hiệu nhận được từ các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột… CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường thông thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài bao bọc CPU và một số thiết bị phối hợp khác được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong chứa ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn… Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây nút điều khiến để điều khiến các bộ phận nhỏ như: ổ đĩa, cổng kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy… Mặt phía sau của CPU là các ổ cắm: dây nối CPU với nguồn điện, cổng nối với máy in, máy chiếu, dây nối với màn hình, bàn phím và con trỏ chuột điều khiển.
Dụng cụ học tập đặc biệt này không chỉ có như vậy, phần thứ hai của nó mặc dù không phải bộ phận của CPU nhưng lại là phần không thể thiếu của CPU. Đó chính là màn hình máy vi tính. Đây là nơi thể hiện kết quả xử lý công việc của CPU. Thông thường, màn hình có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng cho đến ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính được thiết kế hiện đại hơn chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm với hình dáng bắt mắt hơn và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận nêu trên, máy vi tính còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Chiếc bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, các phím điều khiển có chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào bộ vi xử lý của máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay điều khiển, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình như: chuột trái, chuột phải và bi lăn.
Nếu đã được học qua trường lớp thì việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với các bạn học sinh, máy vi tính là dụng cụ học tập với tác dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng, truy cập Internet và … giải trí như chơi game, nghe nhạc. Để có thể sử dụng được máy vi tính, trước tiên, ta phải cắm điện và bật CPU, bật màn hình vi tính. Tiếp đó, để tạo lập văn bản, ta phải mở phần mềm bằng cách nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng chữ “W” có tên Microsoft Word trên màn hình, sau đó sử dụng các phím chữ, đấu …trên bàn phím để nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng thực hiện các thao tác như vậy nhưng với các phần mềm khác nhau và sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.
Không chỉ xử lý công việc một cách hiện đại mà nhờ có chiếc máy vi tính, học sinh chúng em có thể trao đổi thông tin học tập một cách nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm cho các môn học và có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Dụng cụ học tập này không chỉ giúp ích cho chúng em trong việc học tập đâu ạ! Nó còn giúp ta giải trí bằng cách nghe nhạc, đọc báo hoặc chơi các trò chơi trên máy vi tính…
Chiếc máy vi tính không chỉ là dụng cụ học tập mà nó còn là người bạn vô cùng hữu ích đối với các em học sinh. Để chăm sóc và bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, làm sạch bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, máy vi tính cần để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, mỗi chiếc máy vi tính cần cài một chương trình diệt “virus” để tiêu diệt các tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.
Đề bài: Viết 3 - 4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình
Dàn ý tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình
- Đồ vật em muốn giới thiệu là gì?
- Đồ vật đó từ đâu mà có?
- Em có suy nghĩ gì về lợi ích của đồ vật đó?
Món đồ chơi mà em thích nhất là xe ô tô. Chiếc xe này là quà sinh nhật của bố đã tặng cho em. Đó là một chiếc xe ô tô con màu đỏ. Xe được chạy bằng pin. Em có thể điều khiển nó bằng chiếc điều khiển. Em rất trân trọng món đồ chơi này.
Vào dịp sinh nhật 7 tuổi của em, mẹ đã tặng em một chú gấu bông rất đáng yêu. Chú gấu bông có bộ lông xù màu nâu. Cổ chú thắt một chiếc nơ màu đỏ. Em rất thích chú gấu bông và luôn ôm chú đi ngủ.
Mỗi lần đi học về, nhìn thấy quyển lịch treo ở nhà khách là em biết hôm nay là ngày mấy thứ mấy rồi. Quyển lịch này do bạn của bố tặng nhân dịp đầu năm mới. Quyển lịch gồm bảy tờ dài năm mươi phân, rộng bốn mươi phân. Các tờ lịch được làm bằng một loại bìa đặc biệt, cứng và trơn bóng. Mỗi tờ lịch là một cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hoặc những công trình vĩ đại xưa và nay.
viết một đoạn văn từ 5-6 câu giới thiệu một đồ dùng học tập theo gợi ý sau
giúp mik nhé hic
Chiếc but mực là đồ dùng không thể thiếu trong hồi tiểu học chúng em. Chiếc bút có hình thoi và thon. Nó viết ra mực. dài khoẳng 6 căng ti mét . Ngòi bút giống như chiếc lá tre . Em rất yêu chiếc bút mực của em
Mik tự viết nha
đặt câu về một đồ dùng học tập
Cây viết kia đã được em ném vô thùng rác ngay sau nó nói em:)