Chia sẻ về một lần em đã giúp bạn xử lí bất hòa
Em hãy chia sẻ về một lần em đã xử lí được bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa đó.
Lớp em thì chia bè kéo cánh rất nhiều, nhưng mà em ở phía trung lập, chơi được với nhiều bạn, em đã nghe các nhóm nói xấu nhau rất nhiều, sau hằng đêm suy nghĩ, em đã rủ các bạn cùng đi chơi, trong chuyến đi này em ưu tiên các hoạt động chơi nhiều người, từ đó các bạn tiếp xúc nhau nhiều hơn, em làm cầu nối cho các bạn nói chuyện, chia sẻ. Sau đó, các bạn làm lành với nhau, em được các bạn mời đi ăn rất nhiều.
Chia sẻ về một lần em bất hòa với bạn và cách xử lí của em.
Ví dụ có một lần thảo luận làm việc nhóm, 9 người thì 10 ý, em và bạn A bất đồng quan điểm gây tới cãi nhau rất lớn, lúc đó các bạn trong nhóm can ngăn, cô giao giảng hoà, hai đứa em hiểu ra vấn đề nên cũng hạ thấp cái tôi xuống và tiếp tục thảo luận.
Chia sẻ trải nghiệm:
Em và bạn đã từng có bất hòa về việc gì? Em đã xử lí bất hòa đó như thế nào?
- Em và bạn cùng nhau làm việc nhóm và thuyết trình trước lớp. Tuy nhiên đến lịch họp nhóm thì bạn lại luôn trễ hẹn, thể hiện sự vô trách nhiệm. Chúng em đã xảy ra cuộc cãi vã.
- Em đã xử lí bất hòa đó bằng cách cùng bạn ngồi lại nói chuyện nhẹ nhàng, nêu những điều em chưa hài lòng về bạn và hi vọng bạn có thể sửa chữa trong những lần họp nhóm tiếp theo. Bạn đã nhận ra lỗi sai và hứa sẽ sửa đổi.
Chia sẻ cùng bạn.
Kể lại một lần em bất hòa với bạn. Khi đó, em đã ứng xử như thế nào?
Lần đó em cãi nhau với bạn vì bạn lỡ va phải em. Nhưng em bình tĩnh lại, nhận ra đó không phải cố ý nên xin lỗi bạn vì hiểu nhầm và quá lời, sau đó cùng bạn đi xuống canteen ăn kem.
Kể lại một tình huống em đã bất hòa với bạn và cách xử lí bất hòa của em.
Lớp em tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 26.3. Em muốn lớp em tập 1 bài múa nhưng bạn Lan lại muốn diễn kịch. Chúng em đã có sự bất đồng và cãi vã lân nhau. Việc bất hòa khiến em và bạn không còn chơi chung với nhau nữa. Vì vậy chúng em xử lý bằng cách cùng tìm ra điểm tương đồng của nhau, sau đó thống nhất một tiết mục để gắt kết lại và có tiết mục cho ngày 26.3
Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
a. Minh cùng Lam đã làm gì để xử lí bất hòa với các bạn?
b. Theo em, còn cách nào khác để giúp Lam xử lí bất hòa với các bạn?
a. Minh cùng Lam đã đi tìm gặp cô giáo để nhờ xử lí bất hoà với các bạn.
b. Theo em, có nhiều cách khác giúp Lam xử lí. Chẳng hạn như bình tĩnh giải thích cho các bạn nghe,...
Các bạn mâu thuẩn với Lam, cô lập bạn ấy. Lam thấy rất buồn và chia sẻ với Minh câu chuyện của mình. Minh đưa Lam đi gặp cô giáo và tường thuật lại, cô giáo lắng nghe, hiểu mọi chuyện và đưa Lam đi gặp các bạn. Được cô giáo giải thích, giải quyết bất hoà, các bạn dần hiểu nhau hơn, Lam cùng các bạn lại chơi cùng nhau, tạo nên một lớp học nhiều niềm vui.
Hãy chia sẽ những việc mà em đã làm để xử lí bất hòa với bạn bè.
Những việc em đã làm để xử lí bất hòa với bạn bè là:
- Bình tĩnh, kiểm soát cơn nóng giận vì em là một người rất nóng tính.
- Nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự để câu chuyện bớt căng thẳng.
- Xin lỗi nếu mình sai và xin được tha thứ.
- Nhận lỗi và sửa sai khi bản thân mình có lỗi.
- Nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người lớn để làm lành với bạn.
Nhận xét các cách xử lí bất hòa dưới đây.
a. Khi có bất hòa với Minh, Thúy tìm cách chia sẻ với Minh để hai bạn hiểu nhau.
b. Khi xảy ra bất hòa với bạn, Loan chủ động hòa giải.
c. Khi được Huy góp ý vì làm sai, Hằng không lắng nghe mà còn cãi lại.
d. Mỗi lần tức giận, Duy chọn cách im lặng và ra nơi khác, tránh bất hòa nhiều hơn.
c. Huy làm đúng vì có ý tốt mới góp ý cho bạn, Hằng thì chưa đúng vì lúc này Hằng nên lắng nghe xem hợp lí hay không, tiếp nhận các ý kiến phù hợp và bỏ qua những ý kiến không phù hợp. Việc Hằng không lắng nghe mà còn cãi lại sẽ làm xấu đi hình ảnh của bạn ấy, khiến Huy ngại tiếp xúc, dần làm mất đi 1 mối quan hệ.
a. Cách xử lí của Thuý là hợp lí. Thuý và Minh sẽ giải quyết được bất hoà, hiểu và thông cảm cho nhau hơn nếu Thuý thật tâm và chia sẻ tốt còn Minh sẽ cảm thấy mình được đồng cảm hơn.
b. Loan xử lí vậy là đúng, sự chủ động không có nghĩa là sự hạ mình. Làm vậy có thể giúp người khác có cái nhìn thiện cảm với mình hơn, không đẩy câu chuyện đi quá xa. Vấn đề sẽ giải quyết tốt và sớm hơn.
Em hãy sẵn sàng giúp bạn xử lí bất hòa.
Em tìm cách giải quyết bất hòa và cùng bạn chia sẻ.