hãy giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long
Giải pháp chủ yếu trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. phát triển công tác thủy lợi, chú trọng cải tạo đất.
B. tích cực thâm canh, chủ động sống chung với lũ.
C. chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý.
D. phát triển trang trại, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.
Hướng dẫn: SGK/188, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: C
Hãy đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồngf bằng sông cửu long
- Tăng cường thực hiện các chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản tại Đồng bằng song Cửu Long (các hiện tượng xói lở, xâm nhập mặn, điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất...)
- Đẩy mạnh vai trò liên kết vùng trong việc hoạch định các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Các địa phương khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã thành viên đầu tư vào những dự án sản xuất hiện đại, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, quy mô lớn, ứng phó với thách thức từ thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Xây dựng đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các xu hướng dịch chuyển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường
Để phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, cần:
- chuẩn bị trước, ứng phó với mực nước biển ngày càng tăng, các thiên tai, bão lũ, ....
- chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ ứng phó với thiên tai, đào tạo nhân lực dồi dào.
- tuyên truyền, giáo dục người dân bảo vệ môi trường, góp phần giảm biến đổi khí hậu,...
Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long dựa trên những điều kiện gì ? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở vùng đồng bằng sông cửu long ?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:
- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.
- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.
Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long
b) Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
So sánh thế mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở vùng Đông nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long
Công nghiệp | Nông nghiệp |
Đông Nam Bộ: - Nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện. - Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. - Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dấu khí, điện tử, công nghệ cao - Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. + TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. + Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí. ĐB Sông Cửu Long: -Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002). - Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. - Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... | Đồng bằng Nam Bộ: + Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều… + Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn quả cũng được chú ý phát triển. + Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long + Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. + Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu. Bình quân lương thực theo đầu người gấp 2, 3 lần trung bình cả nước, là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước + Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh + Chiếm 50% sản lượng thủy sản của cả nước,nghề nuôi tôm cá xuất khẩu phát triển mạnh + Nghề rừng giữ vị trí quan trọng nhất là rừng ngập mặn |
Giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng song Cửu Long là
A. phân bố lại dân cư và sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
B. sử dụng hợp lí tài nguyên và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
C. bố trí các khu dân cư hợp lí và xây dựng các hệ thống đê.
D. khai thác tổng hợp tài nguyên biển và bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn: Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán xuất hiện nhiều hơn và nước biển dâng làm nhiều diện tích đất nông nghiệp bị mất đi. Chính vì vậy giải pháp chủ yếu để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là sử dụng hợp lí tài nguyên và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Chọn: B
Đọc bảng 25.2 (SGK) theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, hãy trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm này
- Theo hàng ngang
+ Lúa gạo: tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, cao ở Đồng bằng sông Hồng, trung bình ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, không đáng kể ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Thuỷ sản nước ngọt: tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, cao ở Đồng bằng sông Hồng, trung bình ở Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, không đáng kể ở Bắc Trung Bộ.
- Theo hàng dọc: Sản phẩm chuyên môn hoá và xu hướng biến động.
+ Đồng bằng sông Hồng: Lợn, cói (xu hướng biến động tăng), gia cầm, đậu tương (tăng mạnh), thuỷ sản nước ngọt (xu hướng biến động tăng), đay (xu hướng biến động giảm), lúa gạo.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: Lúa gạo, gia cầm (xu hướng biến động tàng rất manh), thuỷ sản nước ngọt, dừa, lợn, đay, cói (tăng mạnh), mía.
Câu 29: (Nhận biết)
Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ?
A. Vật liệu xây dựng.
B. Cơ khí nông nghiệp.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Chế biến lương thực, thực phẩm.
Biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
C. Mùa khô không rõ rệt.
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.
Đáp án: B
Giải thích: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền (mực nước biển tăng).