Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Như Đăng
Xem chi tiết
Kẻ Lạnh Lùng
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
11 tháng 12 2016 lúc 22:03

Câu 2. Khí hậu phổ biến ở Châu Á:

- Khí hậu gió mùa: phân bố chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á; mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô, ít mưa.

- Khí hậu lục địa: phân bố ở nội địa và khu vực Tây Nam Á; mùa hè nóng, khô; mùa đông lạnh, khô.

Câu 3.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.

Số lượng các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.

Câu 4. Địa hình:

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

- Các núi và sơn nguyên thường tập trung ở vùng trung tâm.

Dân cư:

- Là châu lục có số dân đông nhất thế giới.

- Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it, số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-ít.

Câu 6.

Phần đất liền:

- Phía tây: có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở xen kẽ các bồn địa rộng.

- Phía đông: là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.

Phần hải đảo là vùng núi trẻ, thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương.

 

 

 

 

Bình luận (0)
Khang1029
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
16 tháng 12 2021 lúc 11:02

Tham khảo

Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.

Bình luận (0)
Bảo Chu Văn An
16 tháng 12 2021 lúc 11:02

Tham khảo:
 

- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh

 

+ Nhiệt độ TB năm không quá thấp và không cao: khoảng 10 độ C

 

+ Lượng mưa trung bình năm khá thấp: khoảng 600 - 700mm

 

- Thời tiết thay đổi thất thường: có các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc lạnh ở vùng cực tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh

 

- Gió tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo khối khí ấm và ẩm, khiến thời tiết biến động, khó dự báo trước

 

- Các kiểu môi trường:

 

+ Ôn đới lục địa (chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ Bắc Mỹ và LBN, Tây Âu)

 

+ Ôn đới hải dương (ở bờ Tây lục địa)

 

+ Địa trung hải (Nam Âu, Bắc Phi, phía Bắc của Tây Nam Á)

 

+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm

 

+ Môi trường hoang mạc ôn đới (Trung Á)

 

Bình luận (0)
phung tuan anh phung tua...
16 tháng 12 2021 lúc 11:05

Tham khảo                                                                                                          +Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.                     

+ Nhiệt độ TB năm không quá thấp và không cao: khoảng 10 độ C

+ Lượng mưa trung bình năm khá thấp: khoảng 600 - 700mm

- Thời tiết thay đổi thất thường: có các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc lạnh ở vùng cực tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh

- Gió tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo khối khí ấm và ẩm, khiến thời tiết biến động, khó dự báo trước

- Các kiểu môi trường:

+ Ôn đới lục địa (chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ Bắc Mỹ và LBN, Tây Âu)

+ Ôn đới hải dương (ở bờ Tây lục địa)

+ Địa trung hải (Nam Âu, Bắc Phi, phía Bắc của Tây Nam Á)

+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm

+ Môi trường hoang mạc ôn đới (Trung Á)

  

Bình luận (0)
Lê Phương Thảo
Xem chi tiết
lê anh tuấn
9 tháng 12 2017 lúc 18:16

A) khí hậu :

- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới:

+ nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

+ lượng mưa tương đối ít địa - hình thành nhiều hoang mạc (hoang mạc Sahara là cái hoang mạc lớn nhất thế giới)

B) khí hậu châu Phi nóng và khô bậc nhất thế giới là do :

- có đường chí tuyến Bắc và Nam chạy ngang phần Bắc và Nam của châu lục nên vị trí nằm kẹp giữa hai chí tuyến ,phần lớn diện tích Châu Phi thuộc đới nóng ,nên chịu ảnh hưởng của các khối khí chí tuyến lục địa khô và nóng.

- Phía Bắc của Châu Phi là cả một lục địa Á - Âu rộng lớn nên gió mùa đông bắc ở lục địa á âu thổi vào bác xây là rất khô và khó gây mưa.

- lãnh thổ rộng lớn ,bờ biển khábằng phẳng ,độ cao trên 200m ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong đất liền.

- Châu Phi còn chịu ảnh hưởng của các dòng biển lạnh các dãy núi ăn sát ra biển cũng ngăn cản ảnh hưởng của biển vào đất liền.

* gây ra hiện tượng nóng ,lượng mưa hiếm hoi ,khí hậu khắc nghiệt, khô hạn. Vì thế Châu Phi là châu lục khô hạn nóng bậc nhất thế giới

Bình luận (0)
Kiên NT
Xem chi tiết
Chàng trai lạnh lùng
3 tháng 4 2016 lúc 21:56

a. Đới nóng

- giới hạn; từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam

- đặc điểm; quanh năm có góc chiếu sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu chênh lệch ít . lượng nhiệt hấp thụ  nhiều dẫn dến nóng quanh năm

- gió thổi thường xuyên là gió tín phong

- lượng mưa trung bình 1000mm -> 2000mm

b. ôn đới

- giới hạn từ chí tuyến Bắc , Nam đến vòng cực bắc,nam

-đặc điểm lượng nhiệt hấp thụ trung bình thể hiện rõ lượng nhiệt trong năm

-gió thổi tây ôn đới

lượng mưa TB 500 -> 1000mm

c. hai đới lạnh

-giới hạn vòng cực Bắc trở về cực bắc

                vòng cực Nam trở về cực Nam

- đặc điểm nhiệt hấp thụ ít băng đóng quanh năm

gió đông cực

lượng mưa < 500mm

Bình luận (0)
Vương Nguyễn Quốc Vương
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
23 tháng 4 2023 lúc 15:52

Khí hậu Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có những đặc điểm chính như sau:

Nhiệt độ: Trung bình nhiệt độ ở Việt Nam dao động từ 22-27 độ C. Tháng 4-5 là thời điểm nóng nhất trong năm, còn tháng 12-1 là thời điểm lạnh nhất.

Lượng mưa: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam có lượng mưa phân bố không đều trong năm. Tháng 6-10 là mùa mưa chính, với lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.500mm/năm. Trong khi đó, các tháng còn lại thường khô hơn.

Gió mùa: Việt Nam có hai mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh và khô từ Trung Quốc. Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, mang theo không khí ẩm từ vùng biển Ấn Độ Dương.

Độ ẩm: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam có độ ẩm cao, đặc biệt là trong mùa mưa. Điều này gây ra sự khó chịu cho con người và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật.

Bão và áp thấp nhiệt đới: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của bão và áp thấp nhiệt đới. Thời điểm từ tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm có nguy cơ cao xảy ra bão và áp thấp nhiệt đới.

Bình luận (0)
Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
Ngô Võ Kim Cương
27 tháng 1 2016 lúc 12:50

* Đặc điểm khí hậu nước ta:
- Những nhân tố tác động lên sự hình thành khí hậu nước ta:
+ Nền bức xạ cao: vì nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu từ 8034/ ® 23023/ vĩ độ Bắc nên khí hậu
nước ta là khí hậu nhiệt đới dẫn đến nước ta có nền bức xạ cao với nhiệt độ trung bình năm từ 220C ® 270C, cán cân bức xạ quanh
năm dương, tổng nhiệt độ hoạt động giao động từ 80000 ® 100000, lượng bức xạ trung bình đạt từ 120 ®130 Kcal/cm2…Những chỉ
tiêu trên chứng tỏ khí hậu nước ta phải là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao.
+ ảnh hưởng của biển Đông: vì nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung ấn nên tiếp giáp với biển Đông và đại dương
nên thiên nhiên nhiệt đới của nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển. Gió biển mang theo nhiều hơi nước gây ra mưa nhiều ở đất
liền, làm dịu mát những luồng khí nóng từ xích đạo lên và sưởi ấm những luồng khí lạnh từ phương Bắc xuống cho nên khí hậu
nước ta mang tính chất đại dương nóng, ẩm, mưa nhiều và rất khác với khí hậu nhiệt đới của nhiều nước nằm trên cùng vĩ độ: Bắc
Phi, Tây á. Sự chứng minh trên chứng tỏ khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ ảnh hưởng của gió mùa:
· Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu á đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
· Gió mùa Đông Bắc: Vào đầu mùa đông (từ T11) nước ta bị ảnh hưởng bởi những đợt gió lạnh thổi từ vùng cao áp
Xibia thổi qua lục địa TQ về nước ta gây ra mùa đông lạnh kèm theo khô hanh từ T11. ở cuối mùa đông (T3, T4) gió mùa Đông
Bắc lại thổi về nước ta nhưng qua biển Đông nên cũng gây ra lạnh nhưng kèm theo mưa phùn. Như vậy gió mùa Đông Bắc đã gây
ra mùa đông lạnh ở nước ta từ T11 ® T4.
· Gió mùa Tây Nam: Vào đầu mùa hạ (T5 - T6) do bị ảnh hưởng của cao áp ấn Độ Mianma hút gió từ vịnh Bengan theo
hướng Tây Nam về Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta gây ra mùa mưa bắt đầu từ T5. Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì bị
hiệu ứng tạo thành gió Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 - T8) do bị ảnh hưởng của
các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng Đông Nam lên Bắc bán cầu.
Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì hị hiệu ứng phơn thì tạo thành gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác
động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 – T8) do bị ảnh hưởng của các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng
Đông Nam lên bắc bán cầu. Nhưng khi vượt qua xích đạo thì bị ảnh hưởng của lực Côriôlit nên lại chuyển thành hướng Tây Nam và
tiếp tục thổi về nước ta gây ra mùa mưa cho đến tận T10. Nhưng khi gió này thổi ra miền Trung và miền Bắc thì bị ảnh hưởng của
địa hình đã chuyển thành hướng Nam vào miền Trung (gió Nam) và chuyển thành hướng Đông Nam vào miền Bắc (gió Đông
Nam).
Như vậy gió mùa Tây Nam trong đó có gió Đông Nam và gió Nam đều gây ra mùa mưa từ T5 – T10 ở cả nước. Sự hoạt
động luân phiên của gió mùa tạo nên sự phân mùa của khí hậu nhiệt đới nước ta vì vậy khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá sâu sắc theo mùa, theo hướng Bắc Nam và theo độ cao:
+ Phân hoá theo mùa: ta thường nói nước ta có 4 mùa: X, H, T, Đ nhưng thực chất chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa
lạnh ở miền Bắc, mưa và khô ở miền Nam (mùa mưa và khô ở miền Nam chỉ là mùa nóng). Trong đó mùa nóng bắt đầu từ T5 ®
T10 còn mùa lạnh từ T11 ® T4. Giữa 2 mùa này phân biệt với nhau bởi nhiệt độ: ở Hà Nội to tb vào mùa nóng là 2908 nhưng ở
mùa đông là 1702. Còn ở Sài Gòn giữa 2 mùa mưa và khô chênh lệch với nhau chủ yếu bởi lượng mưa: lượng mưa tb ở SG vào mùa
mưa là 1851mm, tb vào mùa khô đạt 128mm. Ngoài mùa nóng và lạnh ở miền Bắc, mùa mưa và khô ở miền Nam nước còn có mùa
gió đó là gió mùa Đông Bắc thổi từ T11 ® T4 ở miền Bắc, gió mùa Tây Nam trong đó có gió Nam và Đông Nam thổi từ T5 ® T10
ở cả nước và gió Lào khô, nóng thổi từ T5 ® T8 ở miền Trung. Mùa bão: ở miền Bắc bão từ T6 ® T9, ở miền Trung từ T9 ® T11
và ở miền Nam từ T11 ® T12.
+ Khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam:

Càng vào Nam nhiệt độ không khí càng nóng dần vì miền Nam gần xích đạo hơn là gần chí tuyến đồng thời miền Bắc từ
T11 ® T4 lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc gây ra mùa đông lạnh nhưng khi gió lạnh thổi vào miền Trung không
những đã bị yếu dần mà lại bị dãy núi Bạch Mã (nơi có đèo Hải Vân) chắn lại làm cho gió lạnh không tiếp tục thổi vào miền Nam
được nữa cho nên miền Nam nước ta không có mùa đông lạnh mà có khí hậu nóng nắng quanh năm.
Kết quả của hiện tượng này đã tạo nên trên lãnh thổ nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau: miền Bắc với khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa nhưng có mùa động lạnh từ T11 ® T4, miền Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng nắng quanh năm với 2 mùa
mưa và khô rõ rệt. Còn khí hậu miền Trung là khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam trong đó mùa đông
đến chậm, mùa hè đến sớm, mưa nhiều vào những tháng cuối năm và chịu ảnh hưởng của gió Lao khô và nóng từ T5 ® T8.
+ Khí hậu phân hoá theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm dần. Tb cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí
giảm đi gần 0'60C. Trong khi đó ở nước ta có nhiều vùng núi với đỉnh cao trên 2500m, 3000m: Phanxipăng (3142m), Tây Côn Lĩnh
(2431m), Ngọc Linh (2598m)… Cho nên ở những núi cao này có khí hậu mát mẻ quanh năm. Điển hình như ở Sapa và Đà Lạt. ở
Sapa trên độ cao 1600m có t0 tb vào mùa hè 2004 và tb vào mùa đông 803. ở Đà Lạt trên độ cao 1500m, to tb mùa hè 2005 và 1702.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều theo mùa với lượng mưa tb năm đạt từ 1500 - 2000mm/năm. Nhưng lượng mưa
phân bố không đều theo mùa và theo vùng: 90% lượng mưa cả năm là tập trung vào mùa mưa và có nhiều vùng có lượng mưa tb
năm rất lớn có thể đạt 3500 - 4000mm/năm như chân núi Tây Côn Lĩnh (khu vực Bắc Quang tỉnh Hà Giang); chân núi Bạch Mã
(khu vực Bà Nà tỉnh Quảng Nam). Nhưng lại có những vùng có lượng mưa rất thấp tb chỉ đạt 500 ® 600 mm như khu vực Mường
Xén (Nghệ An) và đặc biệt là vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai:
+ Khí hậu thất thường giữa các tháng, giữa các mùa trong năm thậm chí thất thường trong ngày và đêm; và đặc biệt là chi
chuyển mùa nọ sang mùa kia: năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm rét sớm, năm rét muộn.
+ Khắc nghiệt nhiều thiên tai là vì tb năm nước ta có tới 10 cơn bão ở biển Đông, trên 30 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều mưa
lớn, lụt lội, hạn hán, gió nóng...

*Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu với phát triển sản xuất:
- Thuận lợi:
+ Vì khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao, với tổng nhiệt độ hoạt động lớn (…) đó là điều kiện cho phép
nước ta phát triển một nền N2 nhiệt đới với khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, quay vòng đất liên tục mà điển hình là ta có thể sản
xuất từ 3 - 4vụ trong năm.

+ Khí hậu nhiệt đới nên cho phép ta có thể sản xuất được nhiều đặc sản nhiệt đới có giá trị kinh tế cao điển hình là những
sản phẩm ưa nóng như: cà phê, cao su, tiêu điều... rất có giá trị xuất khẩu sang các nước ôn đới.
+ Khí hậu nhiệt đới cho nên nước sông, biển không đóng băng cho phép ta phát triển giao thông thuỷ, đánh bắt, nuôi trồng
thuỷ hải sản và du lịch biển quanh năm.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều với lượng mưa lớn như nêu trên đó là điều kiện môi trường rất phú hợp với phát triển một
nền N2 lúa nước nhiều vụ quanh năm. Vì vậy mà nước ta ngày nay trở thành một trong những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất thế
giới.
+ Khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa đặc biệt có mùa đông lạnh ở miền Bắc đó là điều kiện thuận lợi để phát triển một hệ
thống cây trồng vật nuôi rất đa dạng gồm nhiều cây ưa nóng: cà phê, cao su, lúa nước... và nhiều cây ưa lạnh su hào, cải bắp, xúp
lơ...
+ Khí hậu lại phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam và tạo nên ở nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau là điều kiện để thực hiện sự
trao đổi sản phẩm N2 giữa các vùng làm cho mọi vùng của nước ta đều rất phong phú và đa dạng bởi các sản phẩm N2.
+ Khí hậu nước ta lại phân hoá rất rõ theo chiều cao cho nên ở các vùng núi cao trên 1000m có kiểu khí hậu cận nhiệt đơí và
ôn đới mát lạnh quanh năm: Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn… là những địa bàn rất tốt với phát triển du lịch, nghỉ mát, dưỡng
bệnh. Đồng thời ở những vùng núi cao này lạI rất phù hợp với trồng các cây cận nhiệt đới và ôn đới như các dược liệu quý (tam
thất, sa nhân, hà thủ ô...) và nhiều loạI cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới (đào, mận, lê...)
- Khó khăn:
+ Khí hậu nhiệt đới nóng nắng quanh năm với nhiệt độ cao cho nên gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người và gia
súc.
+ Khí hâu nhiệt đới ẩm vừa có nhiệt độ cao vừa có độ ẩm cao nên là môI trường rất tốt để các loàI sâu bệnh, bệnh dịch phát
triển nhanh và các loạI thiết bị bằng kim loạI dễ bị han gỉ...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tính phân mùa rõ rệt cho nên nhân dân ta phảI nghiên cứu để xác lập một cơ cấu mùa
vụ, cơ cấu cây trồng sao cho thật phù hợp với những đặc đIểm tự nhiên sinh tháI mỗi vùng.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn phân bố không đồng đều theo mùa và theo vùng, mùa mưa thừa nước
gây lũ lụt triền miên và mùa khô thiếu nước nghiêm trọng gây hạn hán kéo dàI nên nhân dân phải sống chung với lũ.
+ Do khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam tạo nên trên lãnh thổ nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau dẫn đến nhân dân phảI
nghiên cứu để xác lập các hệ thống, các biện pháp canh tác khác nhau mà phù hợp với mỗi vùng.
+ Khí hậu nhiệt đới diễn biến thất thường và khắc nghiệt nhiều thiên tai cho nên việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của
nước ta phải thực hiện tính kế hoạch thật cao, phảI đầu tư lớn để hạn chế phòng ngừa các hậu quả của thiên tai.
 

Bình luận (0)
Ánh Ngọc
Xem chi tiết
🤣🤣🤣 Ŧùɔ
18 tháng 4 2021 lúc 12:18

- Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn là vì:

+ Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc.

+ Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Ô-xtrây-li-a có bề ngang rộng lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của các khu áp cao cận chí tuyến.

+ Phía tây chịu ảnh hưởng của biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a nên mưa ít.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
🤣🤣🤣 Ŧùɔ
18 tháng 4 2021 lúc 12:24

Vì phía Nam Australia nằm trong vành đai ôn đới, có các gió và các dòng biển thích hợp tạo nên môi trường ôn đới ở đây.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
minh tran
10 tháng 12 2021 lúc 17:04

Vì ở đó có cả dòng hải lưu nóng và lạnh chảy qua.

 

Bình luận (0)