Phân tích ảnh hưởng của tài nguên nước và địa hình dến phân bố dân cư
Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi và địa hình nước ta
Ảnh hưởng đến địa hình
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho quá trình phong hóa đất đá diễn ra mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở.
Lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất đai dễ bị xói mòn, quá trình xâm thực địa hình diễn ra mạnh; nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình cácxtơ độc đáo với các hang động, suối cạn, thung khô.
Ánh hường đến sông ngòi
Lượng mưa lớn làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có nhiều sông ngòi, sông nhiều nước.
Chế độ mưa theo mùa làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến theo mùa, theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.
Mưa lớn tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.
đặc điểm của nhân tố thị trường và phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố này đến sự phát triển phân bố công nghiệp nước ta
Nhân tố thị trường là một yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động kinh tế và phát triển phân bố công nghiệp của một quốc gia. Dưới đây là một số đặc điểm của nhân tố thị trường và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:
1. Đặc điểm của nhân tố thị trường:
- Tự do kinh tế: Nhân tố thị trường đặc trưng bởi sự tự do và độc lập của các doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ và đầu tư.
- Cạnh tranh: Thị trường cạnh tranh khuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Quyền sở hữu tư nhân: Nhân tố thị trường thường ưu tiên quyền sở hữu tư nhân và khuyến khích sự đầu tư từ các cá nhân và tổ chức tư nhân.
2. Ảnh hưởng của nhân tố thị trường đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:
- Tạo điều kiện thu hút đầu tư: Nhân tố thị trường tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn đầu tư từ trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.
- Phân bố công nghiệp không đồng đều: Nhân tố thị trường có thể tạo ra sự tập trung công nghiệp ở các khu vực có lợi thế về nguồn tài nguyên, hạ tầng và lao động, dẫn đến sự không đồng đều trong phân bố công nghiệp ở Việt Nam.
- Phát triển các khu công nghiệp: Nhân tố thị trường khuyến khích việc thành lập và phát triển các khu công nghiệp, tạo ra cơ sở hạ tầng và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhân tố thị trường cũng có thể gây ra một số vấn đề như sự tập trung quá mức, bất cân đối trong phân bố công nghiệp và khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động. Do đó, chính phủ cần có chính sách và biện pháp điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng và bền vững trong phát triển phân bố công nghiệp.
Phân tích ảnh hưởng của địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp đến cảnh quan thiên nhiên việt nam ?
Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên việt nam. Cụ thể:
- Bảo vệ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên: (1,0điểm)
+ Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế: ở độ cao dưới 700m ở miền bắc và 1000m ở miền nam thì tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu được bảo toàn. Do vậy cảnh quan là rừng nhiệt đới gió mùa. Đai này rộng nên diện tích rừng nhiệt đới chiếm ưu thế. (0,5điểm)
+ Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh và chiếm ưu thế (60%). (0,5điểm)
- Sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên: (1,0điểm)
Địa hình đồi núi tạo nên sự phân hoá cảnh quan theo đai cao và theo địa phương(đông- tây và bắc nam)
+ Theo độ cao: 3 đai..
+Theo bắc- nam.
+ Theo đông- tây
hãy nêu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố trong công nghiệp ở đồng bằng sông hồng
- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Đất:
+ Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.
+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.
+ Đất phù sa: hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.
+ Đất phèn, đất mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.
+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ.
- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại khoáng sản giá trị là:
+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.
+ Sét, cao lanh: Hải Dương.
+ Than nâu: Hưng Yên.
+ Khí tự nhiên: Thái Bình.
- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.
Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta . Phân tích về ảnh hưởng của địa hình , khí hậu đến các sông ngòi
1. Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a.Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
- Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km
- Dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông
- Phần lớn các sông nhỏ, ngắn và dốc
- Những hệ thống sông lớn thường bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ. Chỉ có phần trung và hạ lưu chảy trên địa phận nước ta như sông Hồng, sông Cửu Long
- Mậ độ sông ngòi dày đặc, nhất là vùng cửa sông Hồng, cửa sông Cửu Long
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Phù hợp với hướng địa hình
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến 4 lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
- Hằng năm, sông ngòi vận chuyển 839 tỉ m3 nước cùng hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Các sông có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân 1 mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn / năm
2. Ảnh hưởng của địa hình, khí hậu đến sông ngòi nước ta
a. Địa hình
Địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy của sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như hướng, độ dốc, đặc điểm hình thái
+ Địa hình núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nên sông ngòi nước ta phần lớn chảy qua địa hình miền núi
+ Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có hai hướng chính là TB- ĐN và vòng cung
+ Địa hình nước ta là địa hình già được trẻ lại nên trên cùng một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh sông đào lòng dữ dội. Trong vùng núi, có cả các sông trẻ đang đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp đồng thời có cả các thung lũng già, có bãi bồi, thềm đất
+ Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên dòng chảy sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ thương lưu xuống hạ lưu
b. Khí hậu
Ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông
Do nguồn cấp nước của sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân bố mưa trong năm. Nhìn chung sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô, nhưng do mùa mưa ở các vùng khác nhau nên thời gian lũ của các sông cũng không giống nhau. Đồng thời do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô nên có sự chênh lệch lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn, tháng lũ và tháng kiệt. (dẫn chứng)
Chúc em học tốt!
1.
- Vị trí , giới hạn, diện tích châu Á.
- Đặc điểm chung về địa hình châu Á và các dạng địa hình .
- Khoáng sản có trữ lượng lớn và nơi phân bố.
2.
- Đặc điểm của khí hậu châu Á.
- Các kiểu khí hậu chính và nơi phân bố.
- Đặc điểm của mỗi kiểu khí hậu ( Tính chất và hướng gió thổi )
3.
- Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á.
- Tính chất của các sông ở mỗi khu vực
- Sự phân bố các cảnh quan tự nhiên ( từ bắc xuống nam; từ tây sang đông) .
- Nhận xét về cảnh quan và giải thích sự phân bố cảnh quan.
4.
- Dân số châu Á.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên .
- Mật độ dân số .
- Các chủng tộc và nơi phân bố.
Xác định vị trí địa lí, giới hạn của châu Á:
Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc. Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.
Tiếp giáp với 3 đại dương: Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Tây giáp 2 châu lục – Âu và Phi.
Diện tích: 44,4 triệu km2
Đặc điểm chung về địa hình châu Á và các dạng địa hình .
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp. - Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.
Khoáng sản có trữ lượng lớn và nơi phân bố.
- Các khoáng sản chủ yếu ở châu Á: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom, đồng, thiếc, man – gan …
- Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung nhiều nhất ở khu vực: Tây Nam Á, Đông Nam Á.
2.
-Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến.
Các kiểu khí hậu chính và nơi phân bố.
* Kiểu khí hậu gió mùa:
- Một năm có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa đông khô lạnh, ít mưa.
+ Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
- Nơi phân bố:
+ Gió mùa nhiệt đới: đông nam á, nam á.
+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: đông á.
* Kiểu Khí hậu lục địa:
- Một năm có hai mùa:
+ Mùa đông: Khô lạnh.
+ Mùa hạ: Khô nóng.
- Biên độ nhiệt ngày và năm lớn.
- Cảnh quan hoang mạc phát triển.
- Phân bố: Tây nam á và nội địa.
3.
-Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. - Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn. - Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc. ... Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...
Trình bày sự phân bố dân cư nước ta?
GIẢI
Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn
+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²
+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²
- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.
- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau
+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB
Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn
+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²
+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²
- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.
- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau
+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB
Đặc điểm sự phân bố dân cư của nước ta
+ Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ
- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước
- Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác
- Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa
+ Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác
1.so sánh mật độ dân số của các châu lục vs thế giới năm 2013
2.những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư trên thế giới
1. - châu á có mật độ dân số cao nhất
- châu đại dương có mật độ dân số thấp nhất
2.phân bố dân cư là một tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , tính chất của nền kinh tế , sau đó là các nguyên nhân về điều kiện tư nhiên , lịch sử khai thác lãnh thổ , chuyển cư , ...
Làm bài thuyết trình về ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên trái đất
Đây là địa lí nhé m.n
Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt:
– Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Ẩu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.
– Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.
Sau đây là nguồn thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được ở các địa phương:
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
P/S: mình tự làm vài phần, tìm hiểu trên mạng vài phần mà chẳng biết đúng không,