Những câu hỏi liên quan
doraemon
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đức
6 tháng 5 2020 lúc 10:07

như thế viết mọi tay lắm, bạn nên tạo câu hỏi khác đi, như này thì ko ai trả lời đâu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc
Xem chi tiết
Lonely
8 tháng 9 2021 lúc 13:46

tham khảo

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về phong cách Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương. 

 Qua đó, bản thân em luôn tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cho mình đức tính giản dị: ăn nói rõ ràng, dễ hiểu; ăn mặc đến trường đúng theo quy định của một người học sinh; yêu thương, hòa đồng với mọi người; biết quý trọng những gì mình đang có, không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách;...Tóm lại, em sẽ sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, để xứng đáng trong xã hội hiện nay, xứng đáng như lời của Bác Hồ dạy trong "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

Bình luận (0)
Tin
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 2 2021 lúc 20:50

Tham khảo thôi nhé:

I. Mở bài

- Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.

2. Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

 

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

3. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?

- Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.

- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.

- Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:

- Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:

 

“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.

4. Mở rộng

- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

III. Kết bài

- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.

- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.

Bình luận (0)
đặng thùy châm
Xem chi tiết
bảo linh
Xem chi tiết
🧡___Bé Khủng Long ___🍀
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 3 2021 lúc 15:56

Tham khảo:

Ý 1:

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Ý 2:

Văn bản 'Đức tính giản dị" đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất vẻ đpẹ của đức tính giản dị trong phong cách của Bác. Phẩm chất cao quý ấy vẫn được giữ vẹn nguyên qua chặng đường 60 năm hoạt động, một  sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.  Giản dị thể hiện  trong lối sống qua bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác quý trọng kết quả sản xuất của con người, quý trọng người phục vụ. Gianr dị trong quan hệ với mọi người: việc gì tự làm được thì Bác không cần người giúp, người phục vụ rất ít. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào. Trong lời nói, giản dị thể hiện ở sự ngắn gọn, dễ nhớ, có sức tập hợp và lôi cuốn mạnh mẽ. Đây thực sự là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần noi theo gương sáng của Bác.

Bình luận (0)
Bảo Đang Nghỉ Dịch
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
25 tháng 4 2021 lúc 21:37

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp

 
Bình luận (0)
Trang Huyen
26 tháng 4 2021 lúc 11:54

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”

                          (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

    Đó là những cảm nhận về đất nước của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhưng tôi tin chắc rằng, mỗi chúng ta, ai cũng tự có cho mình một định nghĩa về đất nước. Đối với tôi, đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó …. Và như thế, tình yêu đất nước nói ra cũng thật giản đơn, yêu đất nước chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín…Tình yêu đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị thân quen như thế và biểu hiện ra trong đời sống hằng ngày. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hi sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương…Tình yêu đất nước lúc nào cũng thường trực trong mỗi con người. Chúng ta ai ai cũng phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh…. Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”.

Bình luận (0)
Cao Lê Trúc Phương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
18 tháng 4 2022 lúc 6:43

nguyên 1 bài đó.-.?

Bình luận (0)