Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Akari Yukino
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Đạt
20 tháng 11 2017 lúc 8:05

Bước sang thế kỉ XXI, ngành du hành vũ trụ, công cuộc thám hiểm mặt trăng, sao hỏa, vươn tới các vì sao... đã thu được nhiều thành tựu vô cùng kì diệu. Trong số những nhà khoa học vĩ đại được khắc tên vào "tượng đài vũ trụ", nhân loại sẽ không bao giờ quên Xi-ôn-cốp-xki, nhà khoa học vĩ đại đầu thế kỉ XX.

Đọc bài "Người tìm đường lên các vì sao", tuổi trẻ chúng ta kính cẩn nghiêng mình và vô cùng ngưỡng mộ con người xuất chúng ấy.

Sống phải có ước mơ. Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki thật vô cùng kì diệu. Ngay từ thuở nhỏ ông đã mơ ước bay lên bầu trời. Nhìn cánh chim bay, chú bé Xi-ôn-cốp-xki cũng "bay lên", cậu đã bị gãy chân. Nhưng mọi thành công đều có giá, thất bại là mẹ thành công. Chim bay được là nhờ đôi cánh, nhưng tại sao quả bóng không có cánh vẫn bay được? Câu hỏi ấy đã nung nấu Xi-ôn-côp-xki suốt bao đêm ngày năm tháng?

Mọi con đường đều khó khăn gian khổ. Con đường khoa học, con đường vươn tới các vì sao của người Nga vĩ đại này đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Phải kiên trì học tập, phải đọc và nghiên cứu hàng núi sách (sách khoa học, kĩ thuật), phải mua sắm nhiều thiết bị dụng cụ làm thí nghiệm. Các điều kiện ấy phải có tiền. Với Xi-ôn-côp-xki chỉ có một cách là tiết kiệm, là ăn mì đen uống nước lọc, mới cổ thể dành dụm được từng rúp, từng cô-pếch đểmua sách, mua thiết bị dụng cụ. Người không có chí lớn không thể sống được như thế!

Các tài liệu, sách vở viết về Xi-ôn-côp-xki đều cho biết ông miệt mài đọc sách thâu đêm, hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần, không có lò sưởi giữa mùa đông băng giá lạnh lẽo. Sự khổ công rèn luyện đã làm cho tài năng ông ngày càng nở rộ. Ông đã chế ra khí cầu bay bằng kim loại, ông đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng - một phương tiện bay tới các vì sao.

Sau hơn 40 năm khổ công nghiên cứu tìm tòi, ước mơ được bay lên bầu trời thời thư ấu của Xi-ôn-cốp-xki được thực hiện. Ông đứng trên đỉnh cao vinh quang, trở thành cha đẻ tên lửa nhiều tầng.

Nhà khoa học Nga vĩ đại này đã để lại cho chúng ta bao bài học quý báu: sống phải có mơ ước và phải tìm cách thực hiện ước mơ; sống phải có chí lớn, biết tự học và nghiên cứu để phát triển tài năng sáng tạo.

Hình ảnh Xi-ôn-cốp-xki trong bài "Người tìm đường lên các vì sao" đã để lại một ấn tượng tuyệt đẹp trong tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Câu nói của Xi-ôn-cốp-xki: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục" - là một tư tưởng vĩ đại.

Noo Phước Thịnh
20 tháng 11 2017 lúc 7:27

Bước sang thế kỉ XXI, ngành du hành vũ trụ, công cuộc thám hiểm mặt trăng, sao hỏa, vươn tới các vì sao... đã thu được nhiều thành tựu vô cùng kì diệu. Trong số những nhà khoa học vĩ đại được khắc tên vào "tượng đài vũ trụ", nhân loại sẽ không bao giờ quên Xi-ôn-cốp-xki, nhà khoa học vĩ đại đầu thế kỉ XX.

Đọc bài "Người tìm đường lên các vì sao", tuổi trẻ chúng ta kính cẩn nghiêng mình và vô cùng ngưỡng mộ con người xuất chúng ấy.

Sống phải có ước mơ. Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki thật vô cùng kì diệu. Ngay từ thuở nhỏ ông đã mơ ước bay lên bầu trời. Nhìn cánh chim bay, chú bé Xi-ôn-cốp-xki cũng "bay lên", cậu đã bị gãy chân. Nhưng mọi thành công đều có giá, thất bại là mẹ thành công. Chim bay được là nhờ đôi cánh, nhưng tại sao quả bóng không có cánh vẫn bay được? Câu hỏi ấy đã nung nấu Xi-ôn-côp-xki suốt bao đêm ngày năm tháng?

Mọi con đường đều khó khăn gian khổ. Con đường khoa học, con đường vươn tới các vì sao của người Nga vĩ đại này đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Phải kiên trì học tập, phải đọc và nghiên cứu hàng núi sách (sách khoa học, kĩ thuật), phải mua sắm nhiều thiết bị dụng cụ làm thí nghiệm. Các điều kiện ấy phải có tiền. Với Xi-ôn-côp-xki chỉ có một cách là tiết kiệm, là ăn mì đen uống nước lọc, mới cổ thể dành dụm được từng rúp, từng cô-pếch đểmua sách, mua thiết bị dụng cụ. Người không có chí lớn không thể sống được như thế!

Các tài liệu, sách vở viết về Xi-ôn-côp-xki đều cho biết ông miệt mài đọc sách thâu đêm, hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần, không có lò sưởi giữa mùa đông băng giá lạnh lẽo. Sự khổ công rèn luyện đã làm cho tài năng ông ngày càng nở rộ. Ông đã chế ra khí cầu bay bằng kim loại, ông đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng - một phương tiện bay tới các vì sao.

Sau hơn 40 năm khổ công nghiên cứu tìm tòi, ước mơ được bay lên bầu trời thời thư ấu của Xi-ôn-cốp-xki được thực hiện. Ông đứng trên đỉnh cao vinh quang, trở thành cha đẻ tên lửa nhiều tầng.

Nhà khoa học Nga vĩ đại này đã để lại cho chúng ta bao bài học quý báu: sống phải có mơ ước và phải tìm cách thực hiện ước mơ; sống phải có chí lớn, biết tự học và nghiên cứu để phát triển tài năng sáng tạo.

Hình ảnh Xi-ôn-cốp-xki trong bài "Người tìm đường lên các vì sao" đã để lại một ấn tượng tuyệt đẹp trong tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Câu nói của Xi-ôn-cốp-xki: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục" - là một tư tưởng vĩ đại.

Akari Yukino
20 tháng 11 2017 lúc 12:05

Hai bạn sao chép nhau hả ?

Lê Anh Thư
Xem chi tiết
thắng
6 tháng 4 2021 lúc 20:24

  Tranh 1: Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.

-     Tranh 2: Ta hình dung ra quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.

-      Tranh 3. Phong cảnh cửa đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.

Khách vãng lai đã xóa
__J ♪__
6 tháng 4 2021 lúc 20:25

đây là những j mik có thể giúp cho bạn ạ ^-^

Nội dung

Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với Sa Pa.

Câu 1

Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều hình dung được về mỗi bức tranh.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ từng đoạn văn xem mỗi đoạn văn mang nội dung gì, miêu tả điều gì?

Lời giải chi tiết:

-     Tranh 1: Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.

-     Tranh 2: Ta hình dung ra quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.

-      Tranh 3. Phong cảnh cửa đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.

Câu 2

Những bức tranh bằng lời thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy

Phương pháp giải:

Toàn bộ bài văn đều thể hiện được sự quan sát tinh tế của tác giả đối với những sự vật được miêu tả. Con có thể lựa chọn một chi tiết bất kì để cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

-     Sự quan sát rất tinh tế của tác giả thể hiện trong suốt cả bài văn. Ví dụ:

Khi tả cái thị trấn miền núi tác giả đã nêu ra một cảnh tượng đặc trưng mà phố xá dưới xuôi không bao giờ có cả.

Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

Câu 3

Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên?

Phương pháp giải:

Ở Sa Pa có điều gì kì diệu được thiên nhiên ban tặng.

Lời giải chi tiết:

Vì quang cảnh ở đây rất đẹp, có núi, có thác, có rừng, cây cối luôn tốt tươi, có nhiều thứ hoa quý hiếm, làng xóm yên ả thanh bình, khí hậu thì không nóng bức bao giờ, quanh năm mát mẻ hay se lạnh.

Câu 4

Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

Phương pháp giải:

Từ việc miêu tả những cảnh đẹp ở Sa Pa rất tinh tế cho con thấy được tình cảm gì cả tác giả với nơi này?

Lời giải chi tiết:

Tác giả tỏ rõ lòng thích thú, mến yêu và mê say cảnh đẹp của Sa Pa. Đó là những tình cảm thật thắm thiết, nồng nàn.

Bài đọc

Đường đi Sa Pa

   Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

   Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

   Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

   Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Chú thích:

Sa Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai.

Rừng cây âm âm: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.

Hmông, Tu Dí, Phù Lá: tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.

Hoàng hôn: lúc mặt trời lặn.

Áp phiên: hôm trước phiên chợ.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-duong-di-sa-pa-trang-102-sgk-tieng-viet-4-tap-2-c118a18556.html#ixzz6rGHcdoS4

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Tuấn Tú
6 tháng 4 2021 lúc 20:27

mình ko nhớ lớp 5 rồ

Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN TRÍ ĐỨC
Xem chi tiết
Hoàng Hồ Thu Thủy
1 tháng 12 2021 lúc 14:51

Tham khảo:

Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
1 tháng 12 2021 lúc 14:51

Tham khảo:

Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.

trần ngọc linh
Xem chi tiết
nthv_.
20 tháng 9 2021 lúc 19:18

Trong đoạn 1 của văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", Dế Mèn đã có những suy nghĩ: luôn nghĩ mình "có thể đứng đầu thiên hạ", luôn coi thường mọi người xung quanh - đặc biêt là Dế Choắt và lấy làm hãnh diện về bộ râu của chính mình.

trần ngọc linh
20 tháng 9 2021 lúc 19:13

nhanh lên giúp mình với ạ

 

trần ngọc linh
20 tháng 9 2021 lúc 19:15

giúp mình với ạ

Lê Khắc Minh Quân
Xem chi tiết
M r . V ô D a n h
4 tháng 8 2021 lúc 19:05

tham khảo:

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa-Pa, thể hiện sự yêu mến thiết tha và lòng ngưỡng mộ của tác giả trước món quà kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta. Nội dung chính bài đọc: Bài đọc nói về quãng đường lên Sa Pa của đoàn khoa học miền xuôi. Đường lên núi rất dốc và có nhiều điều thú vị.

Lương Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Ria Monica
Xem chi tiết
nguyen thanh truc dao
2 tháng 4 2022 lúc 11:34

Cảm giác mún thử đi xem nào và trong sách nói có thật ko!

cây kẹo ngọt
2 tháng 4 2022 lúc 11:35

Cảm giác mún thử đi xem nào và trong sách nói có thật ko!

Ria Monica
Xem chi tiết
Đỗ Bình An
26 tháng 3 2022 lúc 17:00

Tớ đã học đâu mà bạn hỏi thế

Hoàng Ngân Hà
26 tháng 3 2022 lúc 19:24

Bạn tham khảo trên mạng nhé chứ mk chưa đi SaPa nên k biết

Nguyễn Đỗ Vy Thảo
27 tháng 3 2022 lúc 17:38

Sau khi đọc bài văn Đường đi Sapa em thấy cảnh vật trên con đường lên Sapa và cảnh vật ở Sapa được tác giả quan sát rất tinh tế và miêu tả một cách độc đáo.

Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 16:23

- Đoạn thơ đầu: 

+  Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.

+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy

+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân 

=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"

- Đoạn thơ thứ hai: 

+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. 

+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu

+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa 

=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết. 

- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ

+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc 

+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc

- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn

- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.