Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Huyền Trang Lê Thị
Xem chi tiết
Huyền Trang Lê Thị
Xem chi tiết
Bảo Yến Thành
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
KYAN Gaming
29 tháng 4 2021 lúc 21:19

Như vậy Lí Thái Tổ có một tầm nhìn rất đúng đắn, sâu sắc về đất Đại La-Thăng Long.

Về nghệ thuật: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn do nhà vua chỉ ra sự cần thiết phải dời đô. Lời ban bố mệnh lệnh lại được bày tỏ nỗi lòng qua đốithoại, trao đổi của một áng văn biến ngẫu sinh động dào dạt.

“Chiếu dời đô” có lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh và nhờ những vế đối rất chỉnh mà lời văn gây ấn tượng sâu sắc vào lòng người.

 

Đọc “Chiếu dời đô" ta thấy thêm tin yêu đất nước có những nơi vừa giàu đẹp, vừa thể hiện niềm hi vọng cho mai sau. Ngày nay, mỗi lần đọc “Chiếu dời đô” ta càng thêm tự hào về ông cha mình sáng suốt đã lấy Thăng Long làm kinh đô. Về việc chọn đất và dời đô của Lí Thái Tổ đã phản ánh ý chí độc lập tự cường dân tộc. Vì từ đó đến nay qua nhiều thay đổi và thăng trầm, Lăng Long vẫn là một mảnh đất ngày một sầm uất, lớn mạnh.

KYAN Gaming
29 tháng 4 2021 lúc 21:20

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi. Sau khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, vâng mệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết văn bản Bình Ngô đại cáo để công bốtrước dân chúng về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô đã hoàn thành. Bài cáo được ban bố vào đầu năm 1428, đây cũng là thời gian Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê.

 

Bình Ngô đại cáo được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, bài cáo ca ngợi tinh thần độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc.

Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Trong phần này, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Coi nhân nghĩa là cốt cách vàlà mục tiêu của dân tộc:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Yên dân, điếuphạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều vì con người và cho con người, vì nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt kẻ tham tàn, cứu nhân dân thoát khỏi đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân… đó chính là nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập đất nước, vì tự do của nhân dân. Việc nhân nghĩa bao giờ cũng chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng quân xâm lược, đó là tư tưởng:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Nhân dân ta đã lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời. Đó là nền văn hiến đã trải qua các triều đại và được khẳng định một cách chắc chắn ngang tầm với phong kiến Trung Hoa:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Tác giả đã dẫn chứng nhiều chi tiết để khẳng định nước ta cũng là một thực thể độc lập và ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đó là có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ đã được chia, có thuần phong mĩ tục, có nền độc lập trải qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. Những yếu tốđó đã góp phần làm nên tầm vóc Đại Việt, đồng thời là sức mạnh của dân tộc để đương đầu thắng lợi trước những cuộc xâm lược của một thế lực hùng mạnh. Tác giả nhắc lại những chiến tích trong lịch sử để cảnh báo quân thù, đồng thời khẳng định sức mạnh và truyền thông bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.

Giọng văn trong bài cáo hùng hồn, đĩnh đạc; lí lẽ sắc bén; cách diễn đạt sóng đôi, cân xứng của lối văn biến ngẫu đã khẳng định và ca ngợi tầm vóc lớn lao của Đại Việt, biểu hiện một ý chí tự cường cao độ. Phần đầu của văn bản đã góp phần thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bản tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn của dân tộc.

KYAN Gaming
29 tháng 4 2021 lúc 21:21

Nguyễn Thiếp đã đem đến cho chúng ta một tầm hiểu biết mới về phép học. Học phải đi từ thấp tới cao từ nhỏ tới lớn. phải biết được những chữ cái có tỏng bảng thì mới mong học được thành những chữ ghép vào với nhau "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm".  Coi trọng vấn để thiết yếu cơ bản: "Học rộng rồi tóm lược cho gọn". Học phải đi đôi với hành "theo điều học mà làm". Niềm mong ước của ông rất đẹp và chân thành: "Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, Như nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tôi lòng người. Xin chớ bỏ qua". Có thể hiểu rằng muốn học rộng thì trước tiên phải học được những cái cơ sở cái nền tảng thì mới có thể mong làm cho kiến thức của mình sâu rộng và giúp ích cho đất nước được. không những thế tác giả chỉ ra việc học và việc hanh phải đi đôi gắn kết với nhau, học trước rồi hành sau không thể bỏ được nếu muốn học thành tài.

Griselda Victoria
Xem chi tiết
Yến Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 2 2021 lúc 22:41

Câu 1 chị làm ở trước rồi nhé

Câu 2: Đánh dấu vào nhũng nhận xét đúng về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mùa xuân cùa tôi”:

Văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Văn bản đã tái hiện được không khí và cảnh sắc thiên nhiên của mùa xuân ờ Hà Nội và miền Bắc một cách sinh động.

Văn bản đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả đối với các lễ hội dân gian trong mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

Sự quan sát và cảm nhận tinh tế; hình ảnh, chi tiết đặc sắc.

Văn bản đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, lòng yêu cuộc sống tha thiết và khát vọng thống nhất đất nước của nhà văn.

Lựa chọn được điểm nhìn đặc sắc, có tác dụng lớn trong việc miêu tả cảnh.

Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết tạo nén sức truyền cảm manh mẽ.

Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu và giàu sức biểu cảm.

Sử dụng nhiều phép nghệ thuật độc đáo như phép so sánh, liệt kê, điệp ngữ…

Sử dụng bút pháp khoa trương độc đáo để miêu tả cảnh thiên nhiền.

câu nào đúng chị in đậm rồi nhé

Câu 5: Hãy tìm các từ láy trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng :

“Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ỏ trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Tham khảo:

- Những từ láy được sử dụng để diễn tả cảm xúc vui sướng, thư thái trong tâm hồn tác giả trong tiết xuân sau rằm tháng giêng, và để miêu tả sự thay đổi cảnh vật.

- Hai từ láy thể hiện sáng tạo độc đáo của Vũ Bằng là “trong trong” và “hồng hồng”. Đây là hai từ láy mang sắc thái giảm nhẹ, gợi nên vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi, tươi tắn của nền trời xuân. Có cảm giác, bàn tay người nghệ sĩ vẽ cảnh thật gượng nhẹ, nâng niu như sợ vẻ đẹp bầu trời ấy tan biến mất.

Những từ láy này còn góp phần tạo nên tính nhạc cho câu văn. Những câu văn luyến láy, ngân nga như vần thơ.

Yến Hoàng
2 tháng 2 2021 lúc 22:22

ai giup mình với 

MAI MIK NỘP BÀI RỒI !!!!!!!!!!!!

Yến Hoàng
3 tháng 2 2021 lúc 7:16

GIÚP MÌNH CÂU 3 ĐI ! !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

 

 

Xuân Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bảo Trân
14 tháng 3 2017 lúc 22:14

Hỏi từng câu chứ sao dồn hết vào v???

Long Nguyễn
Xem chi tiết
Mr.Zoom
Xem chi tiết
︵✰Ah
5 tháng 3 2021 lúc 22:39

Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hoà giữa lí và tình . Thật vậy , trước tiên là về lí.  Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lý Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu . Hai nhà  ấy , năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài , phong tục phồn thịnh . Đồng thời ông phê phán hay nhà Đinh Lê vì không Vân theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền , trăm họ hao tốn. Tiếp đó , để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế , những điểm mạnh của thành Đại La .  những gì Lý Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lý và logic , tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu.  Đi đôi với lí là tình , Tuy ở hình thức 1 bản Chiếu đề ra lệnh nhưng có những đoạn Ông viết ra để tỏa nỗi lòng mình.  Ngôn từ của Lý Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hệ vua tôi -  chủ tớ mà lại vô cùng thân mật , gần gũi . Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ? " Nếu ở vẽ đầu là mệnh lệnh thì tải về sau Lý Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần khi đã quyết định nhưng ông vẫn để họ được đưa ra ý kiến để cùng bàn luận . Nhờ vậy , ông có được sự đồng cảm của mọi người . Qua Bản chiếu người đọc có thể nhận ra Lý Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt , ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt.

Trần Thảo
5 tháng 3 2021 lúc 22:41

Nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt bởi những lí do sau:

- Thứ nhất, việc dời đô không chỉ có ý nghĩa noi theo tấm gương của người đi trước mà còn là việc "tính kế muôn đời cho con cháu" mai sau. Như vậy, quyết định dời đô thể hiện khát vọng mãnh liệt về một đất nước độc lập, thống nhất, phát triển giàu đẹp trong tương lai.

- Thứ hai, hai triều Đinh, Lê trước đó thế và lực chưa đủ mạnh nên đã phải dựa vào vùng núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Đến triều Lí dời đô từ nơi có núi non hiểm trở (thích hợp cho việc phòng thủ và chiến đấu) xuống vùng đồng bằng rộng lớn (khả năng phòng thủ thấp) chứng tỏ dân tộc đã có nội lực phát triển vững vàng, triều đại mạnh mẽ. Cho nên đây là biểu hiện của một khát vọng tự lực, tự cường, quyết tâm dựng nước đi liền với việc giữ nước hết sức cháy bỏng, mãnh liệt của dân tộc Đại Việt.