Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đọc ở nhà về tình cảm gia đình.
Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc ở nhà về nghệ thuật hoặc về một nghệ sĩ
Chú Tự Long
Cứ mỗi sáng thứ 7 em lại được xem chương trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó em yêu thích nhất là chú Tự Long. Với dáng người nhỏ nhắn chú diễn thật là hay và ấn tượng.
Chú Tự Long có khuôn mặt tròn tròn và nổi bật nhất trên khuôn mặt chú đó chính là nụ cười tươi tắn, dễ gần. Chú có cặp mắt đen tròn, khuôn mặt chú lúc nào cũng tươi tỉnh, hiền hòa với mọi người khiến mọi người ai cũng yêu quí. Miệng chú lúc nào cũng dành nụ cười cho mọi người nên ai cũng cảm thấy gần gũi, có lẽ vì thế chú sinh ra để diễn hài. Chú diễn hài rất thành công, chắc là nhờ ánh mắt nhân hậu và khả năng nói tài tình. Dáng người chú không to nhưng trông chú vẫn khỏe khoắn. Chân tay khéo léo, nào là múa hát tăng lên vẻ sinh động cho vở hài. Hình ảnh chú trên màn ảnh nhỏ thật là khó có thể nào quên.
Em mong sau này cũng là một nghệ sĩ hài tài như chú Tự Long vậy, chú sẽ mãi là thần tượng của em.
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết thư cho thầy giáo hoặc cô giáo cũ để thăm hỏi và kể về việc học tập của em.
b. Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình bạn hoặc tình cảm gia đình.
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Cô Hà Lê thân mén!
Em là Ngọc Hân - học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.
Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ?
Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.
Học sinh cũ
Ngọc Hân
Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm.
Tái sinh nhờ hàng xóm, láng giềng
Cuối năm 2010, trong một lần đi hái cà phê thuê cho một gia đình khác trong vùng, anh Trần Xuân Quý (tổ dân phố 6, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ) bị ngã xuống giếng hoang cạn nước sâu hơn 10 mét. Khi hay tin chồng ngã giếng bị đa chấn thương đang được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ, vợ anh đã gom hết số tiền dành dụm của gia đình để mang đi chữa bệnh cho chồng. Song số tiền vợ chồng anh có được cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn đồng, bởi gia cảnh nghèo, chỉ đi làm thuê để có cái ăn qua ngày, lấy đâu ra tiền dành dụm, nhà có mấy sào rẫy cà phê thì chưa đến ngày thu hoạch. May thay, lúc ấy Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” (một câu lạc bộ được hình thành trên sự tự nguyện tham gia của các hộ dân ở tổ dân phố 6 nhằm giúp đỡ những người hàng xóm có hoàn cảnh khó khăn) hay tin đã đóng góp được 3,9 triệu đồng mang tặng anh Quý làm chi phí chữa bệnh. Không những thế, thấy hoàn cảnh gia đình anh neo người, vợ chăm chồng ở bệnh viện, có 2 con trai lại đang tuổi ăn tuổi học, các thành viên Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” đã đóng góp hàng chục ngày công giúp gia đình anh thu hoạch cà phê, phơi khô và đóng bao cất giữ hộ, đồng thời, còn thay nhau trông coi nhà cửa, chăm lo từ cái ăn đến việc học hành của 2 cháu nhỏ. Ngày xuất viện trở về, nhìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, mùa màng đã thu hoạch xong vợ chồng anh Quý vui mừng khôn xiết. Anh tâm sự: “Ngày tôi nhập viện, nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của bà con hàng xóm, chưa chắc tôi đã qua được cơn nguy kịch. Không chỉ cho tiền, bà con còn giúp tôi công sức để thu hoạch mùa màng. Trước những tấm lòng, tình cảm ấy, tôi thấy gia đình mình như đang sống trong một gia đình lớn, ở đó có sự thương yêu đùm bọc của mọi người. Và cũng chính những tình cảm ấy đã tiếp thêm cho vợ chồng ý chí vươn lên. Đến bây giờ gia đình tôi đã được xóa tên trong danh sách hộ nghèo…”.
Được biết, ngoài những việc làm tình nghĩa dành cho những gia đình gặp tai nạn bất ngờ, những thành viên Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” ở tổ dân phố 6 còn tự nguyện đóng góp tiền để cùng nhau vượt khó làm giàu. Với 20 thành viên ban đầu, chưa đầy một năm sau khi hình thành, Quỹ của Câu lạc bộ đã thu được 12 triệu đồng và tổ chức cho 6 hộ vay để phát triển chăn nuôi, tăng thêm chi phí chăm sóc cây cà phê của gia đình. Không những thế, vào những ngày lễ tết họ còn đóng góp tiền, gạo, quà để đi thăm hỏi trẻ tàn tật, mồ côi trên địa bàn tổ dân phố. Rồi khi có ai đau ốm, họ lại đóng góp và cùng nhau đến thăm hỏi, động viên. Chia sẻ về hoạt động của Câu lạc bộ, Chủ nhiệm Lê Thị Tảo cho biết: “Những hoạt động Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” đã và đang làm đều hướng đến một mục đích là thắp sáng lên ngọn lửa thương yêu trong cụm dân cư của mình để bất cứ ai, gia đình nào trên địa bàn cũng thấy và cảm nhận được tình thương yêu, sự sẻ chia mà bà con hàng xóm dành cho mình. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phát triển thêm hội viên và phát triển thêm số quỹ của câu lạc bộ để ngày càng có nhiều gia đình hội viên được vay vốn và giúp đỡ được nhiều trường hợp khó khăn hơn…”.
Họ hàng là người rất quý mến chúng ta , nên ta phải quý mến lại
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
1. Chuẩn bị.
- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...),
- Điều gì ở nhân vật gây ấn tượng với em (ngoại hình, tính cách, suy nghĩ, hành động,...)
- Tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật đó như thế nào?
2. Tìm ý.
3. Góp ý và chỉnh sửa.
- Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng.
- Thông tin về nhân vật được chọn lọc kĩ, thể hiện đúng đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm.
- Tình cảm, cảm xúc của em được nêu cụ thể.
1.
Bài tham khảo:
- Chọn một nhân vật: Nhân vật người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: Tính cách ấm áp và nhân hậu và cách hành động mua chậu lan mà không cần ai biết của ông.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất mến mộ và kính trọng ông nhạc sĩ.
2.
Mở đầu: Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em.
Triển khai:
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em:
+ Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng.
+ Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.
+ Em đã đọc lại câu chuyện nhân vật rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ.
Kết thúc: Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
3.
Em tiến hành góp ý cho đoạn văn của bạn và chỉnh sửa bài văn của bản thân nếu có
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về tình cảm cộng đồng
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về tình cảm cộng đồng
Chú sang xông nhà cho Bác
Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan.
Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan.
Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới.
Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một gói kẹo, chúc tôi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:
- Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?
- Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.
Bác khen:
- Các chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết còn phải làm việc.
Bác nói tiếp:
- Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: toàn đội hết lòng bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ được an toàn. Không nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong Trung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.
Bác nắm tay tôi:
- Chú sang xông nhà cho Bác đi.
Bác phân công tôi rửa ấm chén, còn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồng chí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.
Tết năm ấy, tôi lại là người vui nhất.
Nước nóng, nước nguội
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…
Giới thiệu 1 câu chuyện ( hoặc bài thơ , bài văn , bài báo ) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng , làng xóm , ngắn gọn
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
1. Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
2. Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Đọc lại đoạn văn của em để phát hiện lỗi.
b. Sửa lỗi trong đoạn văn của em (nếu có).
tham khảo:
Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về lòng dũng cảm.
Học sinh có thể tham khảo câu chuyện về người anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Tìm một số bài thơ về tình cảm gia đình
khi đọc cần chú ý:
-Người kể chuyện
-Cốt chuyện
-Nhân vật
-Lời người kể chuyện
-Lời nhân vật