Những câu hỏi liên quan
Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Tinas
3 tháng 5 2021 lúc 16:54

1. -Thế kỉ IX, nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy. Ông chiếm được Tống Bình, tự xưng Tiết độ sứ xây dựng chính quyền tự chủ.

-Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay đã làm những việc lớn:

+Đặt lại khu vực hành chính, cử người trông coi

+Xem xết và định lại mức thuế

+Xóa bỏ các thứ lao dịch thời Bắc Thuộc

+Lập lại sổ hộ khẩu

Còn cái 2 mik chưa học

Bình luận (0)
👉♥️Song Ngư cute ♥️👈
Xem chi tiết
Nguyễn Phú Quốc Hưng
30 tháng 5 2021 lúc 20:30

1.- Việc nhà Trần chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã có tác dụng vô cùng to lớn. Đây là điều kiện quyết định để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

2.

- Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

- Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), rồi lại lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng.

- Nhân dân Thăng Long một lần nữa thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

- Cùng lúc đó, Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.

3.Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285): - Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc. - Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch. ... - Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

4. - Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

5. * Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần này, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Hok tốt!!!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
👉♥️Song Ngư cute ♥️👈
30 tháng 5 2021 lúc 20:30

Cảm ơn bạn nhé!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kim Moonyul
30 tháng 5 2021 lúc 20:37

1. Việc nhà Trần chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã có tác dụng vô cùng to lớn. Đây là điều kiện quyết định để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

2. Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2[1] là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên  Đại Việt diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 (dương lịch).[2]

Cuộc chiến tranh lần này diễn ra sau cuộc chiến giữa hai nước lần thứ nhất khoảng 27 năm.[3] Trong lần này, quân Nguyên huy động lực lượng đông đảo gấp cả chục lần so với cuộc chiến lần trước. Nhưng dù cho quân Nguyên Mông hùng mạnh và có nhiều Vương hầu của triều Trần mang tư tưởng cầu an, quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến này, thể hiện "Hào khí Đông A" của nước Đại Việt thời đó.[4]

3. Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285):

- Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc.

- Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

- Tiến hành kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

4. Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 (theo cách gọi khác ở Việt Nam là Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3) là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên và Đại Việt diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt từ tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288.

Đại Việt lại một lần nữa đẩy lui được cuộc xâm lăng của Nguyên Mông. Sau này, giữa nhà Trần và nhà Nguyên không phát sinh thêm cuộc chiến tranh nào và đây được sử sách nhìn nhận là cuộc chiến cuối cùng giữa hai bên.

5. Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần này, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Kick cho mik với

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Duy Khánh
Xem chi tiết
Duy Khánh
6 tháng 5 2016 lúc 19:55

Ai trả lời dùm mình ,mai mình thi rồi

 

Bình luận (0)
Linh Phạm Khánh
21 tháng 5 2016 lúc 21:26

- Mùa xuân năm 542 Lý Bí cùng các hào kiệt nổi dậy khởi nghĩa ở Sơn Tây ( Thái Bình ), sau 3 tháng nghĩa quân giành thắng lợi ở nhiều nơi

- Từ tháng 4 năm 542 đến năm 543 nhà Lương hai lần dẫn đạo quân sang dàn áp,... Cuộc khởi nghiã giành thắng lợi

Bình luận (0)
Bùi Thị Thanh Hường
Xem chi tiết
Đức Anh 2k9
29 tháng 4 2018 lúc 10:08

 (1)Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

(2)Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

Bình luận (0)
Châuu
Xem chi tiết
Lương Đại
2 tháng 3 2022 lúc 21:53

* Trận cầu giấy lần thứ nhất :

- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.

- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.

- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.

* Trận cầu giấy lần 2 :

- Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh, hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội.

- Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu.

- Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh.

- Nhiều tên giặc bị tiêu diệt, bắt sống, tướng Ri-vi-e bị giết tại trận.

Bình luận (0)
Le Phuong
Xem chi tiết
Buddy
28 tháng 2 2021 lúc 20:37

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

Bình luận (1)
Trần Thị Minh Duyên
1 tháng 3 2021 lúc 20:31

Với câu hỏi này, câu trả lời của bạn Nguyễn Thị Thùy Linh chưa trúng.

Gợi ý

- Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhất với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Giải phóng Nghệ An (1424) vì tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến, tạo tiền đề cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.

- Trình bày diễn biến chính của trận chiến.

Bình luận (0)
Bùi Hoa
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 4 2021 lúc 20:28

* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:

- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.

+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.

+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.

- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.



Chiến dịch ĐBP đã cho thấy đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng

Bình luận (0)
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:29

tham khảo

Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

Bình luận (0)
Baekhyun EXO
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
24 tháng 12 2016 lúc 12:07

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.[2]

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả"[2]. Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi[1]. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị thương, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".

Bia Lý Thiên Hựu cũng chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…".[7] Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên cũng tham gia trận Bạch Đằng.

Bình luận (0)
Phan Thị Tuyết Mai
24 tháng 12 2016 lúc 13:28

Diễn biến
Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả". Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị thương, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".

Bia Lý Thiên Hựu cũng chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…" Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên cũng tham gia trận Bạch Đằng.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Hoài Thư
24 tháng 12 2016 lúc 22:35

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 14 : Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 11 2017 lúc 7:47

- Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội yếu, quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21-12-1873, quân Pháp buộc phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

- Chớp thời cơ, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúcvà Hoàng Tá Viên phục kích, giết tại trận viên chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch.

Bình luận (0)