Trong khi đọc Câu 1
Chú ý không gian, thời gian, hình ảnh hoa tràm
Sau khi đọc Câu 5
Vì sao hình tượng "tràm" (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ "em"? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.
Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước. Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên mĩ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.
Câu 5 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
- Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian là:
+ Không gian: Dòng sông, con đò, cây cầu
+ Thời gian: Ngày dì Mây trở về, chập tối, đêm, sáng, chiều chiều, đêm mưa, tháng ba lại về, cuối thu, đêm sông Châu.
- Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
+ Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu như chứng nhân quan trọng chứng kiến mọi thăng trầm, biến cố đổi thay của những người dân nơi đây.
+ Hơn hết đó còn là những sự vật âm thầm chứng kiến những thăng trầm cuộc đời nhân vật chính, dòng sông Châu là nơi chứng kiến tình yêu đẹp đẽ, trong trẻo, thơ mộng của chú San và dì Mây, bến đò là nơi dì Mây chèo đò đưa chú San đi học. Bến đò cũng là nơi đón dì Mây từ chiến trường bom đạn trở về, dòng sông là nơi chứng kiến, cảm thương trước hoàn cảnh nghiệt ngã, đau thương của dì Mây, khi chứng kiến chú San đi lấy vợ đúng ngày mình trở về.
Câu 3:Nhân vật trữ tình đối diện với hình ảnh gì ? trong không gian-thời gian nào ?
Không gian nghệ thuật trong truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, những thời gian nghệ thuật thì có tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân Thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa.
a. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện:
Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa: mùa xuân có ý nghĩa không gian tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao châm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà… Ba cảnh gần
như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết thanh minh – Mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.
b. Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du: có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới – Chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc là không phải tư tưởng bi quan.
Em hãy liệt kê những hình ảnh tương phản đối lập đặt cạnh nhau làm nổi bật bật lẫn nhau nhà văn sử dụng khi giới thiệu về gia cảnh thời gian không gian xảy ra trong câu chuyện cô bé bán diêm
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(...) Trong muôn nghìn bông hoa rực rỡ ấy có một bông hoa tên là Hướng dương. Hoa Hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời. Hoa quyết định nhuộm vàng mình, cũng như luôn vươn cao mình hướng về mặt trời mặc cho những lời đường mật của ong bướm, lời thì thầm của gió và sự dịu dàng của mây; mặc cho những tia nắng chói chang nóng rát chiếu vào hoa vẫn
vàng tươi và tràn đầy sức sống.
Hoa Hướng dương tượng trưng cho sự tích cực, vươn lên luôn hướng ra ánh
sáng. Chính vì thế mà hoa Hướng dương luôn mang màu vàng ấm áp thắp sáng
những nơi tối tăm cho cuộc sống tươi mới và đầy sức sống. Hãy luôn nhìn vào
điểm tích cực của cuộc sống giống như Hướng dương luôn hướng về phía mặt
trời chứ không phải những đám mây đen.
Trong cuộc sống rồi ai cũng sẽ có lúc cảm thấy cô đơn mệt mỏi nhưng bạn
hãy nhớ rằng có khó khăn, nghịch cảnh luôn luôn tồn tại trong cuộc sống này để
thử thách bản lĩnh, nghị lực và ý chí của mỗi chúng ta. Nên hãy luôn hướng về
những điều tốt đẹp như bông hoa Hướng dương hướng về mặt trời nhé!
(Nguồn trích dẫn từ Internet)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm): Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. tự sự
B. miêu tả
C. nghị luận
D. biểu cảm
Câu 2. (0,5 điểm): Đoạn một của ngữ liệu có mấy từ láy?
A. một
B. hai
C. ba
D. bốn
Câu 3. (0,5 điểm): “Hãy luôn nhìn vào điểm tích cực của cuộc sống, giống
như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời chứ không phải những
đám mây đen” . Câu văn trên thuộc kiểu câu gì?
A. câu nghi vấn
B. câu cầu khiến
C. câu cảm thán
D. câu trần thuật
Câu 4. (0,5 điểm): Nêu tác dụng của kiểu câu em vừa xác định ở câu 3?
A. nhằm khuyên nhủ con người sống vui vẻ
B. nhằm khuyên nhủ con người sống hòa đồng
C. nhằm khuyên nhủ con người sống lạc quan, tích cực
D. nhằm khuyên nhủ con người biết yêu thiên nhiên
Câu 5. (0,5 điểm): Từ « hướng dương » trong « hoa hướng dương » có nghĩa là hướng về mặt trời ?
A. đúng
B. sai
Câu 6. (0,5 điểm): Nội dung chính đoạn một của ngữ liệu ?
A. bàn về ý nghĩa của hoa hướng dương
B. bàn về cách sống của con người từ hình ảnh hoa hướng dương
C. bàn về nét đặc trưng riêng của loài hoa hướng dương
D. miêu tả vẻ đẹp hoa hướng dương
Câu 7. (0,5 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn : Hoa hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời
A. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
B. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, khẳng định vẻ đẹp và sức sống của hoa hướng dương
C. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho hoa hướng dương trở nên gần gũi và có tâm hồn như con người
D. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa hướng dương
Câu 8. (0,5 điểm): Nối cột A với cột B cho phù hợp :
A Biện pháp tu từ | B Tác dụng |
1.nhân hóa | a. hoa hướng dương nhấn mạnh đối tượng được bàn luận |
2. ẩn dụ | b. hoa hướng dương cũng có tâm tư tình cảm, có hành động, suy nghĩ như con người… |
3. điệp ngữ | c. hình ảnh hoa hướng dương gợi liên tưởng đến con người luôn có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống |
A. 1-a, 2-c, 3-b
B. 1-c, 2-a, 3-b
C. 1-b, 2-a, 3-c
D. 1-b, 2-c, 3-a
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 9. (1,0 điểm): Qua hình ảnh hoa hướng dương, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì ?
Câu 10. (1,0 điểm): Đọc đoạn cuối văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân ?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Có nhiều nhân vật văn học mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng. Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích. (Lưu ý: Không viết về những nhân vật ở các văn bản đã học trong SGK Ngữ văn 6 và 7.)
----------------------- Hết -------------------------
giúp mik vs ạ
Các bạn gợi ý cho mình những hình ảnh, chi tiết, khái niệm lãng mạn, sâu đậm và hay, thường được nêu hoặc ví von, so sánh trong câu văn (VD: thời gian...cánh hoa tàn, chiếc lá xanh....niềm hi vọng, dòng sông xưa...hòa quyện trong lòng người,.....) [Càng nhiều càng tốt nha!!]
_ Những chiếc lá rơi xào xạc.
_ Cánh hoa rơi nhè nhẹ, lay động trái tim người.
_ Bầu trời nhưng cái mâm bạc sáng loáng.
_ Ông mặt trời quét sạch sương đêm, hòa quyện vào dòng người.
_ Những đám mây nhìn xuống trần gian, cảm thấy chán ngắt cái thế giới im lặng này...
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyết hảo bởi vì không bao giờ hư), tạo tác và phá hủy mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm là lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương về đi vắng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai. (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2018, tr50) 1.Phần in đậm nói về thời gian tâm li trong đoạn trích trên gợi liên tưởng đến một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Trong bài thơ đó, có một khổ thơ đã diễn tả thời gian hiện tại như ngưng đọng để bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng ùa về ngập tràn trong nỗi nhớ. Hãy chép chính xác khổ thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm 2. Chi ra một phép liên kết và một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên
Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:
– Đặc điểm của không gian trước lầu Ngưng Bích (chú ý không gian mở ra theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao qua cái nhìn của nhân vật).
– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều (chú ý hình ảnh trăng, “mây sớm đèn khuya”).
– Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy?
- Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều
+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp
- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…
- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều
- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.