Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn năm 1945-1975
Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khuynh hướng lãng mạn được thể hiện như thế nào trong văn học giai đoạn 1945-1975
A. Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai
B. Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới
C. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng
D. Các tác phẩm đều có kết thúc có hậu, được hưởng cuộc sống hạnh phúc, no ấm
Cảm hứng lãng mạn
tham khảo nhé: ^^
* Trong văn học 1930 - 1945: Cảm hứng lãng mạn là vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực, đề cao tuyệt đối cái Tôi (thơ Mới), là niềm tin vào một xã hội lí tưởng (truyện lãng mạn) - có tính chất tiêu cực.
* Trong văn học 1945 - 1975: Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và vượt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng với niềm tin sắt đá - có tính chất tích cực. Cụ thể là:
+ Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới.
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo thể hiện trong nhiều thể loại văn học (thơ, truyện,...)
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:
Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
...
Biết làm có được mà dám theo
- Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới
- Ý nghĩa đoạn thơ:
+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác
+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài thơ lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh(chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
....
Biết làm có được mà giám theo."
- Trong đoạn thơ này tác giả đã đề cập đến cuộc sống hiện thực của mình: "thước đất cũng không có", "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ...cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có. Thi sĩ chỉ có "một bụng văn" tuy nhiên lại rẻ như bèo nên làm quanh năm cũng không đủ tiêu, lại bị o ép đủ điều. Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng.
- Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".
Tác phẩm nào viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng?
A. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
B. Sóng (Xuân Quỳnh)
C. Đò Lèn (Nguyễn Duy)
D. Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Em tham khảo các ý sau :
Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau:
+ Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm.
+ Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hồn thiêng khi sa cơ lỡ vận.
- Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám-1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi buồn đau. - Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau:
+ Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm.
+ Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận.
~~~~Tham khảo~~~~
LÃNG MẠN Ở BÀI THƠ NHỚ RỪNG CỦA THẾ LỮ ĐƯỢC THỂ HIỆN:*) Tác giả khao khát về một thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ với một cảm giác trào dâng mãnh liệt.*) Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm.*) Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận.*) Nhưng đằng sau sự lãng mạn đó là niềm khao khát tự do của người dân mất nước thuở ấy!
lập bảng so sánh đặc trưng của các khuynh hướng văn học(lãng mạn, hiện thực, cách mạng) từ đầu thế kỷ 20-cách mạng tháng 8 1945
Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị bởi:
- Hồn thơ của ông hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn của con người, của cách mạng, dân tộc
- Thơ đậm tính sử thi, coi sự kiện chính trị đất nước là chủ yếu
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng dân tộc, lịch sử:
+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố mạnh mẽ, tác động tới vận mệnh dân tộc
+ Con người trong thơ Tố Hữu là con người sự nghiệp chung với cố gắng phi thường
+ Nhân vật mạng tính tiêu biểu của dân tộc, cộng đồng
- Giong thơ chân thành, tha thiết
- Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu
+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc
+ Hình tượng trung tâm, sự nghiệp chung, vẻ đẹp dân tộc, cộng đồng
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng
+ Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình
Dựa vào những câu thơ trich dẫn, ghi lại những dòng thơ miêu tả nét đẹp khỏe khoắn của người dân chài lưới. Có ý kiến cho rằng: Miêu tả người dân chài lưới ở những thời gian khác nhau, nhưng cảm hứng của hai nhà thơ về họ vừa hiện thực vừa lãng mạn bay bổng. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vi sao?