Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2019 lúc 10:34

Đáp án: B

- Sai

- Năm Nhân Dần 1782, tháng 9, Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ngô Thì Nhậm trốn về quê vợ ở Sơn Nam ngót 6 năm

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 10:33

Những sự kiện chính được kể trong văn bản Kiêu binh nổi loạn:

- Trịnh Tông bất mãn vì bị phế truất ngôi Thái tử, nghe lời xúi giục của Dự Vũ, Gia Thọ, lái mũi nhọn chĩa vào Quận Huy và Trịnh Cán

- Trịnh Tông khơi dậy lòng thù hằn và căm phẫn Quận Huy trong lính kiêu binh, thúc đẩy mục đích nổi loạn trả thù, rửa hận

- Quận Huy và phe phái không đề phòng và thiếu mưu lược trước sự nổi dậy của Trịnh Tông và kiêu binh, cho rằng “thói đời hay phao nhảm”

- Quận Huy và em ruột bị đám kiêu binh đánh đập và chết rất bi thảm, Trịnh Cán bị phế truất, quân lính phò thế tử Trịnh Tông lên làm chúa. Nhưng cơn giận vẫn chưa nguôi ngoai, kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần hết sức tàn bạo

→ Mẫu thuẫn đó chính là sự thối nát của phủ chúa Trịnh, sự bất lực và thảm hại của giai cấp thống trị: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Từ đó dẫn tới những tranh chấp vương quyền và cái kết bi thảm, tất cả là do bọn lính tráng, bọn bồi bếp tự phát nổi lên. Trịnh Tông lên ngôi mà bất lực trước đám, âm binh bất trị... Đúng là tấn bi kịch lịch sử.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 10:34

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân.

Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. Cơn hấp hối vào giờ chót của một triều đại bao giờ cũng chẳng là một màn bi hài của lịch sử?

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 18:53

Những sự kiện chính trong văn bản là:

- Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy.

- Vũ Bằng là người dẫn đầu chủ mưu và giao cho hắn đánh trống để thúc giục ba quân.

- Sự can thiệp của bọn quý tộc, thân tộc trong phủ như quận Viêm, con hắn là Chiếu lĩnh bá, quận Hoàn, Thánh mẫu... cho thấy chúng chỉ muốn lợi dụng để hớt lấy công hoặc che chắn đế bảo vệ quyền lợi mình.

- Đám khiêu binh nổi loạn xông thẳng vào phủ và giết chết Quận Huy cùng với đó là Đốt phủ của Quận Huy

- Lập Trịnh Tông làm vua, Trịnh Cán bị phế truất.

     Mâu thuẫn ở đây là: Sự căm ghét Quận Huy như kẻ thù vì những chính sách tàn độc và mục đích của đám khiêu binh nổi loạn là trả thù, rửa hận.

    
Bình luận (0)
Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 20:55

a) 

* Đoạn 1:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 1 là: Bút pháp hiện thực

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực

- Đoạn từ đầu đến “đều thực” là đoạn tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết và phần còn lại chủ yếu sử dụng thao tác phân tích.

* Đoạn 2:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 2 là: dùng cái động để gợi cái tĩnh

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là: 

+ Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín

+ Lối thế hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm

- Từ đầu đến “bao nhiêu xa vắng của thiên không” chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn còn lại tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết

- Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là:

+ Ở đoạn 1 thì người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích

+ Còn ở đoạn 2 thì người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 1 2018 lúc 6:36

1. Phân tích đề:

- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác

b. Thân bài

* Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:

- cây cối um tùm, chim hót líu lo

- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng

- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

- Đồ ăn toàn của ngon vật lạ

- Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…

- Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…

- Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…

* Bức chân dung thế tử Trịnh Cán

- Là một cậu bé 5, 6 tuổi

- Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…

- Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.

* Thái độ và dự cảm của tác giả

- Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa

- Phê phán cuộc sống xa xỉ đó

- Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…

- Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…

c. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 4 2018 lúc 4:31

1. Phân tích đề

- Đề này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Yêu cầu về hình thức: Đây thuộc dạng bài nghị luận văn học (phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản). Dẫn chứng lấy chủ yếu từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)

Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh".

b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:

- Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

   + Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

   + Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.

- Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.

 

Ví dụ: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tàỉ quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 12 2018 lúc 4:06

1. Phân tích đề

- Đề này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Yêu cầu về hình thức: Đây thuộc dạng bài nghị luận văn học (phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản). Dẫn chứng lấy chủ yếu từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)

Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh".

b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:

- Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

   + Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

   + Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.

- Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.

Ví dụ: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tàỉ quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

Bình luận (0)