Một số từ ngữ diễn tả cảm xúc về trải nghiệm đó.
Em hãy cho biết tác giả của bài viết sau đã dùng những từ ngữ nào để diễn tả cảm xúc của mình (ghi lại hoặc gạch chân những từ đó). Đó là những cảm xúc gì?
Chúng ta ở đây để thảo luận về một bi kịch, chiếc máy bay thương mại bị rơi, và cái chết của 298 người dân vô tội.
Rất nhiều nam giới, phụ nữ và một số lượng đáng kinh ngạc trẻ em đã thiệt mạng khi đang trên đường đi du lịch, đi thăm người nhà, trở về quê hương hay thậm chí là thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mang tầm quốc tế như Hội nghị phòng chống HIV/AIDS ở Australia.
Kể từ ngày thứ Năm tới nay, tôi đã luôn trăn trở rằng khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời của các nạn nhân đó mới khủng khiếp làm sao khi họ biết rằng chiếc máy bay đang lao xuống mặt đất.
Họ có kịp ôm chặt lấy những người họ thương yêu không? Họ có kịp ôm chặt lấy những đứa con bé bỏng vào lòng? Họ có kịp trao nhau cái nhìn cuối cùng thay lời từ biệt? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Các từ ghi lại cảm xúc của tác giả: trăn trở.
Cảm xúc băn khoăn, lo lắng của tác giả trước việc chiếc máy bay bị rơi.
3. Yêu cầu nào sau đây không phù hợp khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm?
A. Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất
B. Sử dụng các tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện
C. Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, rút ra được ý nghĩa, sự quan
trọng của của trải nghiệm đối với người bài viết trải nghiệm hấp dẫn và cuốn hút hơn
4. Nội dung nào không đúng khi nói về người kể chuyện?
A. Người kể chuyện là người mang thông điệp của nhà văn (GS Trần Đình Sử)
B. Người kể chuyện góp phần tổ chức và kết cấu tác phẩm (GS Trần Đình Sử)
C. Người kể chuyện là chủ thể lời nói, là đại diện cho điểm nhìn trong văn học (N.D
Tarmachenko)
D. Người kể chuyện là đối tượng trong câu chuyện kể
5. Lời người kể chuyện là gì?
A. Lời nói của nhân vật có vai trò kể chuyện
B. Lời đối thoại của nhân vật
C. Lời nói của tác giả
D. Lời độc thoại của nhân vật
6. Lời độc thoại là gì?
A. Lời của nhân vật hoặc một người tự nói với chính mình (nghĩ trong đầu hoặc nói thành
tiếng)
B. Lời nhân vật nói với nhân vật khác trong tác phẩm
7. Đặc điểm nào không đúng khi nói về khái niệm nhân vật trung tâm?
A. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các nút thắt phát triển cho câu chuyện
B. Quyết định tới việc hình thành nội dung, tư tưởng của tác phẩm
C. Có thể mang dấu ấn, đặc trưng của phong cách của tác giả
D. Là nhân vật đại diện cho toàn bộ tư tưởng, quan điểm của tác giả
8. Lời đối thoại là gì?
A. Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
B. Là lời nhân vật tự nói với chính mình (nghĩ trong đầu hoặc nói thành tiếng)
9. Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại, đúng hay sai?
Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
A. Đúng
B. Sai
10. Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại, đúng hay sai?
“Tay tôi run run giởi vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không
nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi,. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua”
A. Sai
B. Đúng
3. Yêu cầu nào sau đây không phù hợp khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm?
A. Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất
B. Sử dụng các tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện
C. Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, rút ra được ý nghĩa, sự quan
trọng của của trải nghiệm đối với người bài viết trải nghiệm hấp dẫn và cuốn hút hơn
4. Nội dung nào không đúng khi nói về người kể chuyện?
A. Người kể chuyện là người mang thông điệp của nhà văn (GS Trần Đình Sử)
B. Người kể chuyện góp phần tổ chức và kết cấu tác phẩm (GS Trần Đình Sử)
C. Người kể chuyện là chủ thể lời nói, là đại diện cho điểm nhìn trong văn học (N.D
Tarmachenko)
D. Người kể chuyện là đối tượng trong câu chuyện kể
5. Lời người kể chuyện là gì?
A. Lời nói của nhân vật có vai trò kể chuyện
B. Lời đối thoại của nhân vật
C. Lời nói của tác giả
D. Lời độc thoại của nhân vật
6. Lời độc thoại là gì?
A. Lời của nhân vật hoặc một người tự nói với chính mình (nghĩ trong đầu hoặc nói thành
tiếng)
B. Lời nhân vật nói với nhân vật khác trong tác phẩm
7. Đặc điểm nào không đúng khi nói về khái niệm nhân vật trung tâm?
A. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các nút thắt phát triển cho câu chuyện
B. Quyết định tới việc hình thành nội dung, tư tưởng của tác phẩm
C. Có thể mang dấu ấn, đặc trưng của phong cách của tác giả
D. Là nhân vật đại diện cho toàn bộ tư tưởng, quan điểm của tác giả
8. Lời đối thoại là gì?
A. Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
B. Là lời nhân vật tự nói với chính mình (nghĩ trong đầu hoặc nói thành tiếng)
9. Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại, đúng hay sai?
Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
A. Đúng
B. Sai
10. Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại, đúng hay sai?
“Tay tôi run run giởi vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không
nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi,. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua”
A. Sai
B. Đúng
giúp em với ạ
đọc đoạn văn người bạn nhỏ sách giáo khoa trang 29-30 và trả lời câu hỏi sau
thời điểm diễn ra câu chuyện ?
ấn tượng chung về người kể?
khẳng định lại trải nghiệm của nhân vật
cảm xúc của nhân vật " tôi " đối với trải nghiệm đó
nêu ấn tượng bài thơ để lại trong lòng người đọc
Đề 1. Kể lại một trải nghiệm của bản thân (mỗi một trải nghiệm viết thành một bài văn).
- Kể chuyện về trải nghiệm buồn.
- Kể chuyện về trải nghiệm vui.
- Kể chuyện về trải nghiệm lý thú, bổ ích…
Đề 2. Viết đoạn văn nêu cảm xúc về một bài thơ đã học.
Đề 1 thì theo mình bạn nên tham khảo ở đây: Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm của bản thân (hoatieu.vn)
Đề 2 thì theo mình bạn nên tham khảo ở đây: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ lục bát hoặc bài ca dao đã học (doctailieu.com)
Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.
Lúc đó là thời lớp 5, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi. Cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm.
Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.
Những lời mẹ nói từ lâu ấy, tôi vẫn nhớ mãi đến hôm nay, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy đều quý giá vô cùng. Nghĩ vậy tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá.
Bài tiếng gà trưa SGK lớp 7
Âm thanh nào đã khiến người lính nhớ về tuổi thơ cuả mình ? Từ ngữ nào đã diễn tả cảm xúc khi người lính tình cờ nghe được âm thanh đó
Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ. Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.
#Trang
Bạn truy cập vào đây nhé:
olm.vn/hoi-dap/detail/199789894840.html.
Chúc bạn học tốt
Yêu cầu: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó. |
1. Nói.
- Dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động Viết, em hãy thuật lại hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu.
- Khi nói, cần thể hiện cảm xúc của mình qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,... để người nghe cảm nhận được hoạt động trải nghiệm đó thực sự đáng nhớ đối với em.
- Để làm bật nội dung của hoạt động trải nghiệm em đã tham gia, có thể kết hợp sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, đồ vật,...
2. Trao đổi, góp ý.
- Hoạt động được giới thiệu rõ thời gian, địa điểm, những người tham gia,...
- Nội dung các hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự.
- Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người nói được thể hiện qua lời nói, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,...
1.
Em dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động Viết để nói. Lưu ý thể hiện cảm xúc và làm nổi bật nội dung của hoạt động.
Ví dụ:
Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến tình nguyện dọn dẹp bờ biển. Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp.
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định đến khách sạn nhận phòng. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau di chuyển đến địa điểm thực hiện hoạt động.
Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác trên mặt nước, đặc biệt là các đồ nhựa. Em được giao nhiệm vụ nhặt rác trên bờ biển cùng với 9 bạn nữa. Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển. Rác ở đây chủ yếu là cành cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo.... Sau đó, di chuyển đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác sinh vật biển. Cuối cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ. Dù nắng nóng vất vả nhưng ai cũng rất vui vẻ vì được góp sức mình giúp bờ biển sạch đẹp hơn. Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều người tốt như chúng em – những người có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.
Chuyến đi này là một trải nghiệm đẹp với em. Nhờ có sự nhiệt tình của mọi người, bãi biển đã trở nên rất sạch đẹp. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
2. Em trao đổi với bạn và tiếp nhận góp ý.Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó. |
1. Chuẩn bị.
a. Chọn hoạt động trải nghiệm (ví dụ: tham quan làng nghề truyền thống, làm một số sản phẩm thủ công, tham gia hoạt động của một câu lạc bộ,...).
b. Liệt kê các việc đã làm, sắp xếp các việc theo trình tự hợp lí.
2. Lập dàn ý.
Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, lập dàn ý theo hướng dẫn dưới đây:
3. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
- Các hoạt động được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Nêu rõ kết quả của các hoạt động, việc làm.
- Chú ý thể hiện suy nghĩ, cảm xúc khi tham gia hoạt động.
1.
a. Lựa chọn hoạt động trải nghiệm: chuyến du lịch cùng đoàn thanh niên.
b. Các việc đã làm theo trình tự:
- Khởi hành chuyến đi.
- Di chuyển đến khách sạn nghỉ ngơi, thu dọn đồ đạc và ăn uống.
- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, túi rác và dụng cụ dọn dẹp và di chuyển đến bờ biển.
- Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển.
- Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác, đặc biệt là các đồ nhựa.
- Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển. Rác ở đây chủ yếu là cành cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo....
- Sau đó, di chuyển đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác sinh vật biển.
- Cuối cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ.
2.- Mở bài: Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến tình nguyện dọn dẹp bờ biển. Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp.
- Thân bài:
+ Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm.
+ Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định đến khách sạn nhận phòng. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi.
+ Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể: Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển, một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác trên mặt nước, đặc biệt là các đồ nhựa.
+ Em được giao nhiệm vụ nhặt rác trên bờ biển cùng với 9 bạn nữa.
+ Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển. Rác ở đây chủ yếu là cành cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo....
+ Sau đó, di chuyển đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác sinh vật biển.
+ Cuối cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ.
- Kết bài: Chuyến đi này là một trải nghiệm đẹp với em. Nhờ có sự nhiệt tình của mọi người, bãi biển đã trở nên rất sạch đẹp. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
3. Em dựa vào góp ý và nhận xét để chỉnh sửa dàn ý.
Đề 1. Kể lại một trải nghiệm của bản thân (mỗi một trải nghiệm viết thành một bài văn).
- Kể chuyện về trải nghiệm buồn.
- Kể chuyện về trải nghiệm vui.
- Kể chuyện về trải nghiệm lý thú, bổ ích…
Đề 2. Viết đoạn văn nêu cảm xúc về một bài thơ đã học.
Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông ngoại. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.
Nhà ông tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.
Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.
Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.