đối tượng lao động của làng nghề cây giống và hoa kiểng. Mn người giúp mình với ạ ,mai là nộp rồi
Em hãy cho biết đối tượng lao động và nội dung lao động của các ngành: Nghành trồng chè, nghề chăn nuôi bò sữa.
Giúp em với ạ:(, mai em phải nộp bài rồi
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG THẦM LẶNG (ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ)
giúp mình với ngày mai mình phải nộp rồi
Nguyên nhân của hiện tượng chuột rút là gì ? Cách phòng tránh chuột rút trong hoạt động thể dục thể thao ?
(mn giúp mình với ạ, mai mình nộp rồi, cảm ơn mn)
Viết 1 văn bản trình bày về nội dung sau Ca dao là tiếng hát trữ tình phản ánh đời sônga nhân dân lao động Mn ơi giúp mình với ạ mai mình nộp cô rồi,năn nỉ mn ạ
Tả lũy tre làng em vào một ngày giông bão.
Bướm và Ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau trò chuyện về cách sống của mình. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, em hãy kể lại cuộc đối thoại đó.
Giúp mình với ngày mai nộp rồi
Lưu ý cho mình nhé mỗi bài van dài từ 3 đến 4 mặt giấy
Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:
– Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?
– Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.
Bướm vẫn lải nhải:
– Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!
Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:
– Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.
– Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!
Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:
– Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi
bạn có thể tham khảo bài văn này
bài này mk cững lên mạng tra đấy , nên bn chỉ để tham khảo thui nha!
1. Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi ích gì ?
2. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ? Nêu ví dụ về hoa lưỡng tính, hoa đơn tính ?
3. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?
4. Con người đã giúp cây duy trì nòi giống bằng những cách nào ? Đặc điểm của cách đó là gì ?
5. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao
BT về nhà mai phải nộp , m.n giúp mình với . Mình sẽ tick cho ạ . Tks trc ạ .
1. Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi ích :
- Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phấn cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.
- Ong lấy được nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.
2. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính :
- Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhụy.
- Ví dụ ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam
- Ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột.
3. Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.
4. Con người đã giúp cây duy trì nòi giống bằng những cách :
- Vận chuyển quả và hạt đi tới các vùng miền khác nhau
- Giữa các nước thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu những loại quả và hạt
5. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:
- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.
- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.
Câu 1: Trả lời:
- Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phân cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.
- Ong lấy dược nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.
Câu 3: Trả lời:
Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.
Lấy 5 ví dụ về thiết bị có chứa mạch điện tử điều khiển và phân tích tín hiệu vào, đối tượng điều khiển của thiết bị đó.
Nhanh giúp mình với ạ mai mình cần rồi cảm ơn mn nhiều!
Ai trả lời cho mình câu này ạ !!!
Vai trò chủ yếu của san hô đối với tự nhiên và đời sống con người ?
Ngày mai mình phải nộp rồi -_- Mong giúp ạ !!!
Bạn tham khảo nhé:
- Trong vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122km2 rạn san hô với khoảng 310 loài san hô đá và phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung ở khu vực ven bờ biển miền Trung, vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Theo tài liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (dưới 75%). Sống gắn bó với các vùng rạn san hô là trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá, trong đó có khoảng hơn 400 loài cá san hô và nhiều đặc hải sản. Đây là nguồn lợi sinh vật rất quí có thể khai thác hạn định để phục vụ mục đích phát triển của con người.
- Các vùng rạn san hô còn có tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển. Ngoài ra, do nằm trong đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái tiêu biểu cho biển nhiệt đới là rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau, tạo ra những “dây xích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ, mà một mắt xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại.
- Thông qua quá trình quang hợp, các cây san hô cung cấp chất dinh dưỡng cho rạn san hô và rạn san hô cung cấp chỗ ở và chất dinh dưỡng cho các cây san hô bằng chất thải của nó . Vì mối quan hệ này , san hô có thể tạo ra mạng lưới lớn nhằm cung cấp cơ sở thực phẩm, chỗ ở và sinh sản cho hàng ngàn loài cá và động vật biển khác.
Bốn lớp 7A, 7B, 7C, 7D đi lao động trồng cây, biết số cây trồng của bốn lớp 7A, 7B, 7C, 7D lần lượt tỉ lệ với 3; 4; 5; 6 và lớp 7A trồng ít hơn lớp 7B là 5 cây. Tính số cây trồng của mỗi lớp?
Giúp mình với, mình sắp nộp bài rồi!
Gọi số cây trồng bốn lớp lần lượt theo thứ tự là: a;b;c
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau:
a/3= b/4 = c/5 = d/6 và b-a/4-3=5
a=5=> a=5.3=15
b=5=> b=5.4=20
c=5=> c=5.5=25
d=5=> d=5.6=30
vậy a=15; b=20; c=25; d=30
(em làm vậy thôi tuỳ trường mn bỏ hay thêm bước gì gì đó ạh)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
\(\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{4}=\dfrac{c}{5}=\dfrac{d}{6}=\dfrac{b-a}{4-3}=5\)
Do đó: a=15; b=20; c=25; d=30
\(\text{Gọi a;b;c;d lần lượt là số cây lớp 7A,7B,7C,7D:}\)
(đk:a;b;c;d\(\in\)N*,đơn vị:cây)
\(\text{Ta có:}\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{4}=\dfrac{c}{5}=\dfrac{d}{6}\text{ và }b-a=5\)
\(\text{Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau:}\)
\(\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{4}=\dfrac{c}{5}=\dfrac{d}{6}=\dfrac{b-a}{4-3}=\dfrac{5}{1}=5\)
\(\Rightarrow a=5.3=15\text{(cây)}\)
\(b=5.4=20\text{(cây)}\)
\(c=5.5=25\text{(cây)}\)
\(d=5.6=30\text{(cây)}\)
\(\text{Vậy số cây lớp 7A là:15 cây}\)
\(\text{lớp 7B là:20 cây}\)
\(\text{ lớp 7C là:25 cây }\)
\(\text{ lớp 7D là:30 cây}\)