Chia sẻ những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của em ở gia đình và ở trường.
Chia sẻ kết quả thực hiện những việc làm trên và những việc làm thường xuyên khác của em để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình.
Gợi ý: Sản phẩm chia sẻ có thể là video clip, hình ảnh, tranh vẽ,...
- GV tổ chức cho các nhóm học sinh tham quan sản phẩm của các nhóm khác và lựa chọn cách sắp xếp của bạn nào mình thích nhất.
- GV mời đại diện học sinh trình bày trước lớp về cách về cách duy trì những việc làm giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
- Chia sẻ những hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của học sinh trong các hoạt động của nhà trường.
- Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em về những hành vi đó.
tham khảo
+ Hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:
- Hàng ngày trực nhật lớp học
- Tích cực tham gia các hoạt động tổng vệ sinh của lớp. trường
- Sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập gọn gàng, ngăn nắp trong ngăn bàn
+ Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:
- Vứt rác không đúng nơi quy định
- Không có trách nhiệm trong việc công việc dọn dẹp vệ sinh nhà trường
- Vẽ bậy lên bàn ghế, tường lớp học
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng:
□ a) Chỉ cần gọn gàng, ngăn nắp khi nhà chật.
□ b) Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian.
□ c) Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp.
□ d) Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc làm của mỗi người trong gia đình em.
□ đ) Gọn gàng, ngăn nắp sẽ dễ dàng tìm thấy đồ dùng.
□ e) Cần gọn gàng ngăn nắp cả khi ở lớp và khi ở nhà.
□ g) Gọn gàng, ngăn nắp giúp cho đồ dùng bền, đẹp lâu hơn.
□ h) Giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp là việc làm của những người lớn trong gia đình.
Những ý kiến em cho là đúng là: b, c, d, đ, e, g
Chia sẻ cảm xúc của em khi luôn giữ được sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại trường.
- Học sinh chia sẻ cảm xúc của em khi luôn giữ được sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại trường: Đạt được sự thoải mái trong không gian để tăng hiệu quả học tập, cảm thấy vui vẻ hơn.
- Học sinh chia sẻ trước lớp về những lợi ích này.
Thực hiện những việc làm sau để tạo thói quen ngăn lắp, gọn gàng, sạch sẽ khi học tập và sinh hoạt ở trường:
- Kê bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng.
- Đặt sách, vở, hộp bút gọn gàng, ngay ngắn trên bàn khi dùng.
- Xếp sách vở ngăn nắp sau mỗi lần sử dụng.
- Xếp chăn gối gọn gàng, để đúng nơi quy định nếu sinh hoạt bán trú tại trường.
- Luôn giữ môi trường lớp học, sân trường sạch sẽ.
- GV yêu cầu học sinh mở nhiệm vụ và thực hiện.
- Học sinh thực hành các thói quen theo nhóm và hướng dẫn.
Trao đổi về ý nghĩa của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.
Học sinh tự trao đổi với nhau về những gì mình đã trả lời HĐ1.
Đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em ở trường theo các mức độ sau:
- Thường xuyên:
+ Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng.
+ Để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Thỉnh thoảng:
+ Làm trực nhật
+ Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Chưa bao giờ:
+ Không viết, vẽ lên bàn học.
Em đã thực hiện thường xuyên những việc làm nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ trong học tập và cuộc sống?
- Học sinh đưa ra những hành động thường xuyên để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ trong học tập và cuộc sống.
- Học sinh có thể chia sẻ: Em rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ bằng cách thường xuyên quét phòng, gấp chăn gối gọn gàng hằng ngày, lau cửa sổ thường xuyên…
Chia sẻ những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ em đã thực thực hiện ở gia đình.
Gợi ý:
+ Lau dọn nhà cửa hàng ngày
+ Rửa bát, đĩa sau khi ăn
+ Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng
+ Sắp xếp đồ dùng học tập ngay ngắn, đẹp mắt
+ Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng.
+ Hằng ngày em sẽ quét nhà, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
+ Vào cuối tuần em làm tổng vệ sinh cho nơi sinh hoạt cá nhân của mình.