Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu của bài thơ Ông Đồ
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu của bài thơ Ông Đồ
viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu theo cách quy nạp nêu cảm nhận của em về khổ thơ 1 và khổ thơ 2 của bài thơ "Ông đồ"
Tham Khảo
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.
Viết đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ ''Ông đồ''.Đoạn văn có sử dụng câu phủ định(gạch chân và chú thích) KO SAO CHÉP VĂN MẪU Ạ !!!
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ 3 và 4 của bài thơ "Ông đồ" (thời suy tàn của ông đồ). Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép.
Giúp mình với ạ. Mình đang cần gấp!!
viết đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu nêu cảm nhận của em về ông đồ về khổ thơ cuối.thank you !
Ý em là ''hình ảnh ông đồ trong khổ thơ cuối'' hay là ''hình ảnh ông đồ'' và cảm nhận về ''khổ thơ cuối''
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về khổ 1 và khổ 2 của bài thơ Ông đồ trong đó có sử dụng câu ghép và ghép nối để liên kếtViết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về khổ 1 và khổ 2 của bài thơ Ông đồ trong đó có sử dụng câu ghép và ghép nối để liên kết
Gợi ý cho em đoạn văn của chị:
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ
_mingnguyet.hoc24_
viết một đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu thơ đầu của bài thơ "bạn đến chơi nhà"
Tham Khảo
Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.
https://documen.tv/question/em-hay-viet-mot-doan-van-ngan-khoang-7-10-dong-neu-cam-nhan-ve-cau-tho-bac-den-choi-day-ta-voi-tid1322290-92/
Tham khảo :
Đã được một lần cắp sách đến trường, ai trong mỗi chúng ta chả có bạn. Người mà gắn bó với ta suốt quãng đời đi học , se chia những niềm vui, nỗi buồn, không phân biệt giàu nghèo. Không nói đi đâu xa, trong văn học Việt Nam, Nguyễn Khuyến là một trong số những là thơ nổi tiếng nhất. Ông đã cho ra đời những bài văn , bài thơ hay. Thế nhưng, tác phẩm”Bạn đến chơi nhà” lại để cho người đời nhiều ấn tượng nhất. Bài thơ nói lên một tình huống khi bạn của tác giả đến chơi nhà. Mở đầu đoạn thơ, ta bắt gặp tình huống ấy:”Đã bấy lâu nay Bác tới nhà/Trẻ thời đi vắng chợ người xa”. Phải chăng, đây chính là người bạn thời còn trẻ của tác giả mà bấy lâu nay mới có dịp gặp lại. Nhưng thật éo le thay:”Ao sâu nước cả khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụ/ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách,trầu không có”. Ông cha ta có câu:”Miếng trầu là đầu câu chuyện”,nhưng trong tình huống này đây, tại nhà tác giả không có gì gọi là mời khách, miếng trầu cũng không hề có. Âý thế mà lạ thay, 2 người bạn cũ này vẫn ríu rít cười đùa với nhau hết chuyện, vẫn thân nhau như ngày nào đó thôi. Của cải vật chất không mua được tình bạn, không mua được những tiếng cười phát ra từ chính trái tim. Để rồi kết câu:”Bác đến chơi đây, ta với ta”. Nó như một tiếng cười xòa sau một lần nói chuyện. Cụm từ”ta với ta” ý chỉ nói tác giả và bạn, vật chất không có nhưng tình bạn lại chân thành, 2 người nói chuyện với nhau vui vẻ, tạo nên một cái kết thật đẹp và thật ý nghĩa! Tác giả thật tài tình khi đặt ra một tình huống éo le mà giải quyết vô cùng tốt đẹp. Tình bạn như vậy thật đáng trân trọng và giữ gìn.
5. Viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ 4 bài thơ ông đồ. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cầu khiến, một thán từ ( Chú thích rõ).