Quan sát Hình 25.5c , hãy cho biết trong vòng đời của nấm sợi tồn tại những hình thức sinh sản nào?
Quan sát hình 43.1 (hình lưới thức ăn trong bài 43) và cho biết:
- Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó?
- Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng? Nêu vai trò của vi khuẩn và nấm trong việc truyền năng lượng ở hệ sinh thái đó.
- Nêu tóm tắt con đường truyền năng lượng trong hệ sinh thái đó.
- Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó: Cây rẻ, cây thông.
- Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.
- Vai trò của vi khuẩn và nấm: là các sinh vật phân giải, chúng phân giải xác chết và chất thải thành các chất vô cơ.
- Con đường truyền năng năng lượng trong hệ sinh thái: Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào hệ sinh thái thông qua hoạt động quang hợp của cây dẻ và cây thông, sau đó được truyền qua các sinh vật tiêu thụ (sóc, trăn, diều hâu, xén tóc, chim gõ kiến, thằn lằn) trong chuỗi thức ăn, chỉ có 10% năng lượng từ các bậc dinh dưỡng thấp được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, 90% năng lượng mất đi do hoạt động hô hấp, chất thải, các bộ phận rơi rụng. Nhờ hoạt động phân giải của sinh vật phân giải (vi khuẩn và nấm) năng lượng được trả lại cho môi trường.
Quan sát các loài cây trong môi trường xung quanh và cho biết cây sinh sản như thế nào? Thực vật có những hình thức sinh sản nào? Các hình thức sinh sản này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Tham khảo!
- Trong môi trường xung quanh, các loài cây có thể sinh sản bằng các cách như: Từ một bộ phận của cây mẹ (rễ, thân, lá) mọc thành cây con; hoặc cây ra hoa kết quả và hình thành hạt, hạt mọc thành cây con.
- Thực vật có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Ứng dụng của các hình thức sinh sản này trong thực tiễn:
+ Ứng dụng sinh sản vô tính để nhân giống vô tính cây trồng: giâm cành, chiết cành, ghép và nuôi cấy mô.
+ Ứng dụng sinh sản hữu tính trong chọn lọc, tạo giống cây trồng nhằm chọn lọc được các tính trạng quý.
Quan sát hình bên:
a) Nếu hình thức sinh sản ở nấm men.
b) Mô tả bằng lời sự sinh sản của nấm men.
c) Nêu đặc điểm của nấm men con mới được hình thành.
a) Hình thức sinh sản ở nấm men: Sinh sản vô tính.
b) Khi đạt được điều kiện thích hợp, nấm men thường tạo bào tử chồi ở một vị trí. Tế bào nấm men con tách khỏi tế bào mẹ khi tế bào con có kích thước còn nhỏ hơn tế bào mẹ
c) Đặc điểm của nấm men con mới được hình thành:
- Mang đặc điểm giống hệt với tế bào mẹ, nhưng với kích thước nhỏ hơn tế bào nấm men mẹ.
Quan sát sơ đồ hình 2 kết hợp với hiểu biết của em, hãy:
- Cho biết nước mưa rơi xuống bề mặt Trái Đất sẽ tồn tại ở những đâu.
- Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.
- Nước mưa rơi xuống tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,...
- Vòng tuần hoàn nước lớn
Chu kỳ tuần hoàn của nước là dòng chuyển động liên tục của nước và không có điểm bắt đầu, tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu từ sông hồ và đại dương. Mặt Trời làm nóng bề mặt trái đất làm cho nước bốc hơi. Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Mưa xuống, nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng,… Từ đó nước tiếp tục di chuyển theo vòng tuần hoàn của nó.
Quan sát Hình 34.5 và cho biết hình thái của ếch qua các giai đoạn có điểm gì đặc biệt? Hãy xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch.
- Hình thái của ếch qua các giai đoạn có sự thay đổi lớn.
- Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phôi, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành. Trong đó, giai đoạn từ trứng thành phôi, từ phôi thành các dạng nòng nọc là phát triển; giai đoạn từ nòng nọc thành ếch con là phát triển; giai đoạn từ ếch con thành ếch trưởng thành có dấu hiệu của sự sinh trưởng rõ rệt nhưng cũng có dấu hiệu của sự phát triển với việc đứt đuôi và hoàn thiện các cơ quan chức năng. Do đó, mỗi giai đoạn trong vòng đời của ếch đều có sự xen kẽ giữa sinh trưởng và phát triển.
Quan sát Hình 24.1, hãy cho biết vì sao sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính.
Tham khảo:
Sinh sản sinh dưỡng là sinh sản vô tính. Vì xảy ra thông qua sự phân tách và tái sinh các bộ phận sinh dưỡng và tạo thành một cây mới có đặc tính giống như cây bố mẹ. Sinh sản sinh dưỡng chỉ xảy ra ở lá, rễ cây và thân của nó.
Quan sát hình 20.4 và cho biết nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp sản xuất ethanol sinh học là gì? Trên thị trường hiện nay, em có biết những sản phẩm nào của ngành công nghiệp sản xuất ethanol sinh học? Hãy kể tên những sản phẩm đó.
- Nguyên liệu đầu vào: Đường mía, tinh bột ngô, sinh khối thực vật, phụ phẩm của trồng trọt.
- Nguyên liệu đầu ra: Xăng sinh học
- Một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất ethanol sinh học: Xăng sinh học E5, diesel sinh học, khí sinh học
Quan sát hình 27.2 và 27.3, cho biết hình thức cảm ứng của mỗi sinh vật trong hình và vai trò của mỗi hình thức đối với đời sống của sinh vật đó.
- Hình 27.2 a: Đây là hình thức cảm ứng hướng sáng của cây cà chua (ngọn cây hướng về phía ánh sáng). Vai trò: Hướng sáng giúp cây cà chua thu được đủ ánh sáng để tiến hành quá trình quang hợp, tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho cây.
- Hình 27.2 b: Đây là hình thức cảm ứng hướng tiếp xúc ở cây bí xanh (cây có tua cuốn bám vào giàn). Vai trò: Hướng tiếp xúc giúp cây bí xanh có thể leo được lên giàn để sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
- Hình 27.3 a: Đây là hình thức cảm ứng xù lông của chim khi gặp nhiệt độ lạnh. Vai trò: Giúp chim giữ ấm được cơ thể, chống lại việc mất nhiệt.
- Hình 27.3 b: Đây là hình thức cảm ứng thè lưỡi khi trời nóng của chó. Vai trò: giúp chó tỏa nhiệt, tránh để nhiệt độ cơ thể quá cao.
Quan sát Hình 46.4, phân tích một số mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài và cho biết loài sinh vật nào chịu ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Tại sao?
Em xem tham khảo!
- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…
- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu số lượng cá thể của loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên => Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn bị phá vỡ.