6. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?
6. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?
Trong cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có sự đặc sắc là : Cả hai đoạn là mở đầu và kết thúc đều được tác giả đều nêu lên vấn đề bằng cách đề cập đến bộ phim hoạt hình "Vua Sư tử" và nhắc lại câu nói: “Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận”. Đó là một câu nói cho thấy sự am hiểu về bản chất của cuộc sống và sự ứng xử khôn ngoan với đời sống của muôn loài.
Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?
Đoạn mở và kết của văn bản giàu sắc thái cảm xúc, đã làm “mềm” đi sự khô khan thường có của văn bản thông tin, hơn nữa, còn gợi nhiều suy nghĩ, với sự hỗ trợ của tác phẩm nghệ thuật được đưa vào vùng liên tưởng – Vua sư tử.
Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin ở Bài 3 có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các văn bản này. Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 3?
Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin ở Bài 3 là giải thích một hiện tượng tự nhiên. Văn bản trả lời các câu hỏi: Hiện tượng đó là gì? Tại sao có hiện tượng đó? Chúng có lợi hay có hại như thế nào? Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khắc phục ảnh hưởng xấu của chúng?... Văn bản tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi ấy bằng những kiến thức có cơ sở khoa học là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên.
Khi các văn bản thông tin, cần chú ý nội dung ý tưởng và hướng triển khai thông tin theo một cách hoặc kết hợp những cách khác nhau như: trình bày theo trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng hay phân loại đối tượng.
Đề tài và kiểu bài của các văn bản thông tin ở Bài 10 có gì đặc sắc? Nêu các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 10.
- Đề tài và kiểu bài của các văn bản thông tin ở Bài 10 là giới thiệu về một bộ tác phẩm văn học hoặc một bộ phim.
- Các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 10:
+ Văn bản giới thiệu cuốn sách hoặc bộ phim nào?
+ Em đã biết gì về cuốn sách hoặc bộ phim đó?
+ Người viết có sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ không?
+ Xác định bố cục, thông tin chính
+ Cách trình bày của văn bản có tác dụng gì?
+ Thông tin từ văn bản có ý nghĩa như thế nào với em?
Đọc lại văn bản Lũy làng và bài Biển đẹp (trang 45,47/SGK 6 tập 2) và dàn ý của 2 văn bản này. Trả lời các câu hỏi sau:
a) So sánh 2 dàn ý xem thứ tự tả có gì khác.Từng cách sắp xếp ấy nhằm làm nổi bật đặc sắc gì của cảnh vật.
b) Nhận xét sự sáng tạo trong cách mở và kết bài của tác giả văn bản Lũy làng - phẩn kết của bài Biển đẹp có gì khác?
Cấu trúc của văn bản thông tin là gì?
Trong văn bản thông tin, có nhất thiết cần đến phần kết thúc không?
Trả lời câu hỏi:
a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
b) Cách mở đầu và kết thúc biên bản có gì giống và khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
c) Nêu tóm tắt những điểm cần ghi vào biên bản.
a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản về cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất... nhằm giúp mọi người thực hiện cho đúng, xem xét lại khi cần thiết.
b) - Cách mở đầu biên bản có điểm giống và khác cách mở đầu đơn là:
Giống nhau: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
Khác nhau: biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi), thời gian, địa điểm, lập biên bản ghi ở phần nội dung.
- Cách kết thúc biên bản có điểm giống và khác kết thúc đơn.
Giống nhau: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
Khác nhau: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí (của chủ tịch đoàn, thư kí), không có lời cảm ơn như đơn.
c) Nêu tóm tắt những điểm cần ghi vào biên bản.
- Thời gian, địa điểm họp.
- Thành phần tham dự, chủ toạ, thư kí.
- Nội dung cuộc họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp).
- Chữ kí của chủ tịch và thư kí.
-Văn bản sự sống và cái chết có bao nhiêu thông tin, được sắp xếp ntn
-Thông tin nào là thông tin thú vị nhất.VÌ sao
-Văn bản thông tin này muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?
-Hãy chỉ ra những đặc trưng của văn bản thông tin
Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản.
- Các yếu tố hình thức của VB: Nhan đề, hình ảnh minh hoạ và các chú thích tương ứng với từng hình.
- Nét đặc biệt trong cách sử dụng các yếu tố hình thức của VB:
+ Không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB.
+ Sử dụng duy nhất một loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh và các chú thích cho thấy một số hình ảnh mô tả hình dạng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Tác dụng:
+ Nhan để khái quát thông tin chính của VB, giúp người đọc có cơ sở định hướng để tiếp nhận thông tin.
+ Hệ thống hình ảnh đi kèm với các chú thích cụ thể đã minh hoạ chi tiết, rõ ràng, sinh động cho các loại đồ gốm gia dụng được đề cập trong VB, giúp người đọc hình dung rõ hơn về nội dung của VB, tăng hiệu quả trực quan cho những thông tin chính được trình bày.
+ Đặc biệt là hệ thống hình ảnh mô tả hình dáng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian, hỗ trợ biểu đạt trực quan cho nội dung thông tin về lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm ở phần đầu của VB.