So sánh các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) có gì khác so với vi sinh vật nhân thực (vi nấm)?
Vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) | Vi sinh vật nhân thực (vi nấm) |
- Chỉ sinh sản vô tính.
- Các hình thức sinh sản thường gặp gồm phân đôi, tạo túi bào tử vô tính, nảy chồi, hình thành nội bào tử. | - Sinh sản theo hai hình thức vô tính và hữu tính. - Các hình thức sinh sản thường gặp gồm sinh sản bằng bào tử vô tính hoặc bào tử tiếp hợp, nảy chồi. |
Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ có giống với vi sinh vật nhân thực?
- Giống nhau: Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều là sự tạo ra tế bào vi sinh vật mới; đều có các hình thức là phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
- Khác nhau: Ở vi sinh vật nhân sơ chỉ có hình thức sinh sản vô tính, ở vi sinh vật nhân thực có cả hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính (sinh sản bằng bào tử hữu tính).
Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân thực có ngoại bào tử không?
a) Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân thực.
b) Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen có ý nghĩa gì cho sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
a) Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân sơ với một gen điển hình ở sinh vật nhân thực :
- Giống nhau: Đều gồm 3 vùng : vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
- Khác nhau :
Sinh vật nhân sơ | Sinh vật nhân thực |
- Vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh) - Vì không có các intron nên gen cấu trúc ngắn. | - Vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các êxôn là các intron (gen phân mảnh). - Vì có các intron nên gen cấu trúc dài. |
b)Ý nghĩa :
- Cấu trúc không phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân sơ tiết kiệm tối đa vật liệu di truyền, năng lượng và thời gian cho quá trình nhân đôi ADN và phiên mã.
- Cấu trúc phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân thực tiết kiệm vật chất di truyền : từ một gen cấu trúc quá trình cắt các intron, nối các exon sau phiên mã có thể tạo ra các phân tử mARN trưởng thành khác nhau, từ đó dịch mã ra các chuỗi polipeptit khác nhau.
b) Ý nghĩa
Thông thường các đoạn intron dài hơn exon do đó có tác dụng bảo vệ gen chống lại các tác nhân gây đột biến và tiết kiệm vật chất di truyền
Nhờ sự sắp xếp lại sản phẩm của các exon nên từ 1 gen có thể tạo ra nhiều loại arn khác nhau làm tăng sp của gen
1,so sánh vi khuẩn và vi sinh vật cổ ( giống và khác )
2, xét về mặt tiến hóa người ta đặt vi sinh vật phổ gần với sinh vật nhân thực hơn, giải thích vì sao
So sánh quá trình hô hấp tế bào của 2 nhóm sinh vật :sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
- Khi chuẩn bị phân bào, ADN dính vào tế bào chất, bắt đầu nhân đôi
- Sau khi nhân đôi AND dính vào 2 điểm tách nhau trên màng
- Tế bào càng lớn, 2 ADN con càng tách xa nhau. Màng sinh chất và thành tế bào vi khuẩn sinh trưởng vào phía trong, thành ngăn đôi, chia tế bào vi khuẩn thành 2 tế bào VK có kích thước và ADN giống nhau
* Quá trình phân bào của tb nhân sơ không có sự hình thành thoi phân bào →phân bào không tơ
Quá trình phân bào ở sinh vật nhân thực có sự hình thành thoi phân bào→phân bào có tơ
Đây là chương trình lớp mấy vậy bn?
Nguyên phân là hình thức sinh sản của sinh vật nào A Nhân sơ B : Nhân thực C : Nhân thực đa bào D : Nhân thực đơn bào
Cho các đặc điểm sau:
(1) hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh. (2) phân bố rộng.
(3) sinh trưởng và sinh sản nhanh. (4) sinh vật nhân sơ hoặc nhân thực.
(5) tỉ lệ thể tích/diện tích lớn. (6) đa số đơn bào.
Có bao nhiêu đặc điểm không phải của vi sinh vật?
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Hãy so sánh những điểm khác biệt của chu kì tế bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
So sánh chu kì tế bào ở sinh vật nhân sơ và nhân thực:
Sinh vật nhân sơ | Sinh vật nhân thực |
- Chu kì tế bào diễn ra đơn giản theo hình thức trực phân. | - Chu kì tế bào diễn ra phức tạp hơn gồm 2 giai đoạn là giai đoạn trung gian và giai đoạn nguyên phân. |
- Quá trình phân chia nhân không xuất hiện thoi phân bào, các nhân con được tạo ra thường có bộ nhiễm sắc thể không đều nhau. | - Quá trình phân chia nhân có sự xuất hiện thoi phân bào, mỗi tế bào con đều nhận được bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống hệt tế bào mẹ. |