Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
21 tháng 1 2023 lúc 17:26

- Điểm kiểm soát có ở những pha là pha G1, pha G2 và pha M.

- Vai trò của các điểm kiểm soát:

+ Điểm kiểm soát G1: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang pha S. Nếu không nhận được tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia. 

+ Điểm kiểm soát G2: Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M. 

- Điểm kiểm soát M: Điểm kiểm soát M điều khiển toàn tất quá trình phân bào. 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
23 tháng 3 2023 lúc 17:32

3/ Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trung gian và giai đoạn phân chia tế bào. Trong đó, giai đoạn trung gian gồm pha G1, S và G2 còn giai đoạn phân chia tế bào gồm quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

4/ Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Giai đoạn chuẩn bị giúp tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân chia và kiểm soát chu kì tế bào.  Pha phân bào tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Một chu kì tim gồm có 3 pha (giai đoạn): pha tâm nhĩ co, pha tâm thất co và pha dãn chung

- Thời gian mỗi pha trong chu kì tim: Mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 s, thời gian pha tâm nhĩ co là 0,1 s, thời gian pha tâm thất co là 0,3 s, thời gian pha dãn chung là 0,4 s

Bình luận (0)
Kiệt Trần
Xem chi tiết
scotty
23 tháng 2 2022 lúc 17:00

1. - Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các giao đoạn xảy ra trong tế bào từ lần phân bào này đến lần khác

- 2 giai đoạn : Kì trung gian và nguyên phân (np gồm các kì đầu, giữa, sau, cuối)

- Phân biệt :  Kì trung gian gồm 3 pha xảy ra theo thứ tự là G1, S và G2

Pha G1 tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình phân bào

Pha S nhân đôi NST

Pha G2 tổng hợp các chất còn lại cần cho tế bào

2. Np gồm kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối

Kì đầu : NST kép đính vào thoi vô sắc, bắt đầu đóng xoắn

Kì giữa : NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo, đóng xoắn cực đại

Kì sau : NST kép tách thành NST đơn ở mỗi cực, gồm 2 cực, các NST đơn phân ly về 2 cực tế bào

Kì cuối : NST đơn nằm gọn trog nhân mới, thoi vô sắc biến mất

Bình luận (0)
Dark_Hole
23 tháng 2 2022 lúc 16:48

Tham khảo:

1Chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào, là một vòng tuần hoàn các sự kiện xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó bộ máy di truyền và các thành phần của tế bào được nhân đôi và sau đó tế bào phân chia làm hai tế bào con.

Trong các tế bào nhân chuẩn chu kỳ tế bào bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất kỳ trung gian lúc tế bào phát triển, tích lũy vật chất và nhân đôi DNA; giai đoạn thứ hai là nguyên phân (mitosis - M), lúc này tế bào thực thi quá trình phân chia thành hai tế bào con.

- Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1, S, G2 • Đặc điểm: + Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng + Pha S: nhân đôi ADN và NST + Pha G2: tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào - Nhận xét: + Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phân nên không có kì trung gian + Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian + Tế bào thần kinh: kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể + Tế bào ung thư: kì trung gian rất ngắn

2Kì đầu: các NST kép bắt đầu đóng xoắn, màng nhân và nhân con dần biến mất. Kì giữa: các NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. ... Kì cuối: các NST đơn trở về dạng sợi mảnh. Kết quả: tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.

 

Bình luận (0)
XNKBìnhMinh CTTNHHVậtTưV...
23 tháng 2 2022 lúc 17:26

TK
 

1Chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào, là một vòng tuần hoàn các sự kiện xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó bộ máy di truyền và các thành phần của tế bào được nhân đôi và sau đó tế bào phân chia làm hai tế bào con.

Trong các tế bào nhân chuẩn chu kỳ tế bào bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất kỳ trung gian lúc tế bào phát triển, tích lũy vật chất và nhân đôi DNA; giai đoạn thứ hai là nguyên phân (mitosis - M), lúc này tế bào thực thi quá trình phân chia thành hai tế bào con.

- Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1, S, G2 • Đặc điểm: + Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng + Pha S: nhân đôi ADN và NST + Pha G2: tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào - Nhận xét: + Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phân nên không có kì trung gian + Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian + Tế bào thần kinh: kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể + Tế bào ung thư: kì trung gian rất ngắn

2Kì đầu: các NST kép bắt đầu đóng xoắn, màng nhân và nhân con dần biến mất. Kì giữa: các NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. ... Kì cuối: các NST đơn trở về dạng sợi mảnh. Kết quả: tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
22 tháng 3 2023 lúc 22:27

• Cấu tạo ATP:

ATP gồm 3 thành phần cơ bản là:

- Phân tử adenine: một cấu trúc vòng bao gồm các nguyên tử C, H và N.

- Phân tử đường ribose: một phân tử đường có 5 Carbon.

- Phần đuôi với 3 gốc phosphate. Khi liên kết giữa các gốc phosphate bị phá vỡ sẽ giải phóng năng lượng.

• Chức năng của ATP: ATP dự trữ năng lượng ngắn hạn để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào ngay khi cần. Các hoạt động sống cần năng lượng ATP như:

- Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.

- Vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.

- Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

• ATP là “đồng tiền” năng lượng của tế bào bởi vì:

- ATP có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng → Điều đó giúp ATP đáp ứng được việc cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng, kịp thời cho tế bào.

- Trong tế bào, ATP thường xuyên được sinh ra và ngay lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào như tổng hợp và vận chuyển các chất, co cơ,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
13 tháng 11 2023 lúc 10:59

- Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- Đặc điểm của mỗi kì: 

Các kì

Đặc điểm

Kì đầu

- Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

- Thoi phân bào hình thành, các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

Kì giữa

Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

Hai chromatid của nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều thành hai NST đơn và di chuyển về hai cực của tế bào. 

Kì cuối

- NST đơn dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại.

- Sự phân chia tế bào chất hoàn thành dẫn đến hình thành nên 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n giống nhau và giống tế bào mẹ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm sông của Bắc Mỹ:

- Mạng lưới sông dày và phân bố tương đối đều.

- Phần lớn các sông đều đổ ra biển Đại Tây Dương.

- Nguồn cung cấp nước do mưa và do tuyết tan.

- Mit-xi-xi-pi-Mit-xu-ri là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ.

Đặc điểm hồ của Bắc Mỹ:

- là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới.

- hồ Lớn hay Ngũ hồ là hệ thống hồ lớn nhất ở Bắc Mỹ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
23 tháng 3 2023 lúc 17:51

Pha G2 có nhiều thay đổi về thành phần trong tế bào và pha M (pha phân bào) có nhiều thay đổi về hình thái. Pha G2 cung cấp các nguyên liệu (bào quan, ADN và tế bào chất) cho pha M, pha M phân chia tế bào để các tế bào mới tiếp tục bước vào các pha để phân chia

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Bắc Mỹ có 3 đới thiên nhiên là: cực và cận cực, ôn đới và cận nhiệt đới.

- Mô tả đặc điểm các đới thiên nhiên (em chỉ cần chọn 1 đới thiên nhiên để viết vào vở):

Cực và cận cực

+ Gồm phần lớn các đảo và quần đảo phía bắc, rìa phía bắc bán đảo A-lax-ca và Ca-na-đa. 

+ Khí hậu khắc nghiệt nên thực vật nghèo nàn, chủ yếu có rêu và địa y.

 

+ Động vật có các loài chịu được lạnh như: gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc, một số loài chim,...

Đới ôn hòa

+ Gồm phần lớn miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông.

+ Khí hậu ôn hòa với các mùa rõ rệt nên thiên nhiên khá đa dạng.

+ Thực vật có rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và thảo nguyên.

+ Động vật phong phú, bao gồm: thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú gặm nhấm, bò tót và các loài chim.

+ Cao nguyên Cô-lô-ra-đô có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc nên thực, động vật nghèo nàn.

Đới nóng

+ Gồm phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và rìa phía tây nam Hoa Kỳ.

+ Thực vật có rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải.

 

+ Động vật rất phong phú và đa dạng như: linh miêu, sư tử, chó sói, hươu, gầu, thỏ, sóc, báo, chuột,…

Bình luận (0)