Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:23

Tham khảo

 Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Trình bày: Giới thiệu đặc trưng khí hậu tại Sa Pa

Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:

Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C,; nhiệt độ trung bình từ 18 - 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120C.

+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330C vào tháng 4, ở các vùng thấp.

+ Nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng 1 là 00C (có những năm xuống tới âm 3,20C).

+ Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.

Nắng:

+ Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ.

+ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.

- Độ ẩm:

+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %.

+ Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.

Lượng mưa:

Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng.

+ Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.

Gió:

+ Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa: mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc.

+ Ngoài ra Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.

Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.

Sương:

+ Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày.

+ Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Nhận xét chung:

+ Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.

+ Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:10

Tham khảo:

♦ Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một lĩnh vực hợp tác trong sản xuất của EU.
- Tham khảo: Hợp tác sản xuất máy bay Airbus
+ Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ, Airbus Industrie. Các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của Liên minh châu Âu năm 1999 và 2000 đã cho phép thành lập một công ty cổ phần đơn giản hóa vào năm 2001, thuộc sở hữu của EADS (80%) và BAE Systems (20%). Sau quá trình mở rộng mặt hàng BAE (British Aerospace) đã bán cổ phần của mình cho EADS vào ngày 13 tháng 10 năm 2006.
+ Airbus sử dụng khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Anh. Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức, Seville, Tây Ban Nha, và từ năm 2009 đặt thêm nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc. Hãng cũng đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy mới tại thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, Mỹ. Airbus còn có các công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (Điều khiển điện tử) đầu tiên - Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, Airbus A380.
♦ Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một liên kết vùng trong EU
- Tham khảo: Liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ
+ Vùng Ma-xơ-rai-nơ (Maas- Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng châu Âu, hình thành ở khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hàng tháng, ở khu vưc này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
+ Những lợi ích trong liên kết vùng Ma-xơ-Rai-nơ đã đem lại: Tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục; trao đổi về lao động giữa các nước, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, thu hút lao động giỏi, trẻ, năng động; Mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa các nước; Liên kết đào tạo ở các trường đại học; Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 18:16

- Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một ngành công nghiệp là thế mạnh của cộng hòa Nam Phi.

(*) Tham khảo: Ngành khai thác khoáng sản

- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD). Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.

- Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn của Nam Phi bao gồm kim loại và khoáng sản quý, khoáng sản năng lượng, kim loại màu và không màu, các khoáng sản công nghiệp. Chỉ có 2 loại khoáng sản chiến lược là dầu thô và bô-xít không có mặt tại Nam Phi.

- Ngoài trữ lượng khoáng sản phong phú, các thế mạnh của Nam Phi bao gồm trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cực kì cao, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên ngành. Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.

- Cuối năm 2011, ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.

- Ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên quan có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi vì ngành này đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ. Theo Phòng Mỏ (Chamber of Mines), ngành công nghiệp khai thác mỏ của nước này:

+ Tạo ra 01 triệu việc làm

+ Chiếm khoảng 18% GDP (8,6% trực tiếp, 10% gián tiếp)

+ Đem lại hơn 50% nguồn thu ngoại tệ

+ Chiếm 20% lượng vốn đầu tư (12% đầu tư trực tiếp)

- Bên cạnh vàng, bạch kim và một số loại đá quý khác, Nam Phi gần đây cũng quan tâm tiếp cận lĩnh vực khai thác đất hiếm tại vùng Namaqualand. Đất hiếm là sản phẩm hiện nay đang bị Trung Quốc chi phối với nguồn cung chiếm tới 99% thị trường thế giới. Khoáng sản đất hiếm là một loại khoáng sản chiến lược do chúng được dùng để sản xuất điện thoại thông minh (smartphones), vũ khí công nghệ cao, ô tô điện và nhiều thiết bị điện tử khác.

- Các lĩnh vực sinh lợi khác có thể kể đến là việc chế tác, thêm giá trị gia tăng vào các sản phẩm sắt, thép các-bon, thép không gỉ, nhôm, bạch kinh và vàng. Hàng loạt loại khoáng sản có thể dùng làm nguyên liệu cho các loại trang sức, bao gồm vàng, bạch kim, kim cương, đá mắt hổ và nhiều loại đá bán quý khác.

- Chính phủ Nam Phi hiện nay đang phát triển một chiến lược lợi ích khoảng sản với mục đích chuyển hóa nền công nghiệp một cách nền tảng từ chủ yếu là sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Một số chương trình khác của Chính phủ cũng liên quan tới mục tiêu này như: Chương trình hành động Quốc gia 2030, IPAP 2013/2014 đến 2015, chương trình an ninh năng lượng, phát triển kĩ năng và các chương trình khác.

- Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một điểm du lịch nổi tiếng của cộng hòa Nam Phi.

(*) Tham khảo: Giới thiệu về vùng núi Đrê-ken-bec

- Đrê-ken-bec là vùng núi đất nung cao nhất Nam Phi được du khách yêu thích lựa chọn là nơi quan sát động vật hoang dã, khám phá các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa hoặc tham gia vào các hoạt động đầy hấp dẫn khi du lịch Nam Phi. Đrê-ken-bec thuộc KwaZulu-Natal cách thành phố biển Durban 300km, là cụm dãy núi đá bazan có độ cao 3.482m và kéo dài hơn 200km uốn lượn quanh một quần thể rừng nguyên sinh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bao quanh là cánh đồng cỏ và thung lũng hoa dại bạt ngàn và rực rỡ sắc màu. Công viên tại Đrê-ken-bec đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000.

+ Bắc Đrê-ken-bec: Khu vực có Công viên Quốc gia Royal Natal. Danh thắng nổi bật tại khu vực này là Amphitheatre - nơi được mệnh danh là có cảnh đẹp ấn tượng nhất thế giới. Vách đá bazan thẳng đứng này cao tới 1.200m và trải dài 5km đến tận đỉnh

+ Trung Đrê-ken-bec: Khu vực được ghé thăm nhiều nhất bởi sở hữu những đỉnh núi cao nhất. Du khách thường thích tới đây bằng xe đạp leo núi hoặc đi bộ. Một điểm lý tưởng để ngắm nhìn các loài chim quý hiếm bay lượn như đại bàng đen và kền kền râu.

+ Nam Đrê-ken-bec: Đặc trưng với hệ thống sông ngòi và có đèo Sani ngoạn mục.

- Không chỉ được biết đến bởi những thác nước, dốc rừng ngoạn mục cùng các đỉnh núi cao vút như Lâu đài Sâm banh và Răng Quỷ. Dãy núi Đrê-ken-bec cũng là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện còn rất ít trên thế giới như loài linh dương lớn nhất thế giới, linh dương núi, chó rừng, mèo rừng có lông của loài báo đốm hay các loài chim sải cánh dài hơn 2m, v.v.

- Đến thăm dãy núi Đrê-ken-bec, du khách ngỡ như mình đang bước vào một phòng triển lãm nghệ thuật. Tại đây, bộ tộc người San bản địa đã để lại hơn 35.000 hình vẽ trong các hang động và vách đá nhô ra.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:48

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 2

(*) Trình bày: những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ có nội dung về khí hậu và các hiện tượng thời tiết ở nước ta

- Một số câu ca dao, tục ngữ:

+ Tháng Giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

+ Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.

+ Gió bấc thì hanh, gió nồm thì ẩm.

+ Gió nam đưa xuân sang hè.

+ Tháng bảy mưa gãy cành trám/ Tháng tám nắng rám trái bòng.

- Đoạn trong bài thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”

“Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như Đông với Tây một dải rừng liền”

(Phạm Tiến Duật)

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 9 2023 lúc 0:58

Nhiệm vụ 1:

Vườn quốc gia Sarek, Thụy Điển

Phát triển nông nghiệp sinh thái ở châu Âu (Xà lách trong trang trại Urban Farmers)

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
20 tháng 9 2023 lúc 0:59

Nhiệm vụ 2:

Ví dụ: Hoạt động bảo vệ môi trường không khí ở TP. Hà Nội

Hiện nay, TP. Hà Nội xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố; hiện tượng nghịch nhiệt…

Để bảo vệ môi trường không khí, thành phố đã triển khai các biện pháp:

- Lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ.

- Ban hành một số văn bản hướng dẫn và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

- Đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:09

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Trình bày: Mô tả đặc điểm chủ yếu của địa hình thành phố Hà Nội

Vị trí địa lí:

+ Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.

+ Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Diện tích: Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội:

+ Thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.

+ Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.

+ Phần diện tích đồi núi chiếm 1/4 diện tích thành phố,phần lớn thuộc các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,… với các đỉnh như: Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m...

+ Khu vực nội thành Hà Nội có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 6:09

THAM KHẢO
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội. - Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000. - Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học). - Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển. - Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp. Mỗi phiên chợ kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần. Các hội chợ Champagne, tọa lạc trên các tuyến đường đất liền và phần lớn tự điều chỉnh thông qua sự phát triển của Lexmintatoria ("luật thương gia"), đã trở thành một động cơ quan trọng trong lịch sử kinh tế phục hưng của châu Âu thời trung cổ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 18:27

(*) Tham khảo:

Đất nước Nhật Bản được biết đến với nền công nghệ hiện đại luôn nằm trong top đầu thế giới. Chính nhờ những thành tựu về mặt khoa học - kỹ thuật mà quốc gia này đã thay đổi từ một nền nông nghiệp xưa cũ, lạc hậu khiến người dân đói kém trở thành một quốc gia có quá trình phát triển thần tốc, đem đến kết quả tuyệt vời cho nền nông nghiệp nước nhà.

Sản lượng thu hoạch không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu ra thế giới.Nhờ công nghệ hiện đại, nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi, từ đó giảm được chi phí nhân công chăm sóc các lĩnh vực khác của đời sống.Nhờ phương pháp canh tác trong nhà kính, nông sản sinh trưởng và phát triển không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và không bị sâu bệnh phá hại. Điều này giảm thiểu việc sử dụng các phân bón, thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó không chỉ giúp bảo vệ và giữ gìn môi trường sống của con người mà còn nâng cao chất lượng nông sản và lợi ích kinh tế cho người sản xuất.

 

Cách trồng hoa, quả, củ và rau của Nhật bản rất chuyên nghiệp, thông thường họ làm quanh năm mà không có mùa vụ như ở VN. Khi vào mùa phù hợp thì họ mở nhà kính ra để lấy môi trường tự nhiên, nhưng khi khí hậu hay thời tiết không ủng hộ thì họ đóng nhà kính lại. Họ trồng rau thường theo từng tầng chứ không chỉ trồng ở dưới mặt đất như ở VN.Họ có các công thức về đất của từng loại cây riêng biệt, họ có cách bảo quản sau thu hoạch rất tôt, có nhiều loại rau, củ, quả sau khi thu hoạch xong họ bảo quản được những vài tháng mà chất lượng vẫn như mới thu hoạch.Các trang trại chăn nuôi ở Nhật thì đều có hệ thống máy móc phục vụ từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất, công việc của người lao động chủ yếu vận hành hệ thống trang trại này. Nếu những ai có mong muốn phát triển hệ thống nuôi trồng sau khi về nước thì những công việc chăn nuôi hoặc làm vườn là lựa chọn rất phù hợp. Nhìn sâu vào tổng thể dẽ dàng thấy đi Nhật làm việc ngành nông nghiệp lại nhiều lợi thế hơn rất nhiều ngành nghề khác.

Bình luận (0)