6. Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?
Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?
Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng là 1 di sản vô giá của văn hóa dân tộc, là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,… Lễ hội cần được bảo tồn và phát huy để giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp cho muôn đời.
trong bài Ai ơi mùng 9 tháng 4, theo tác giả lễ hội có ý nghĩa, giá trị gì?
ai nhanh nhanh giúp mik với nếu ai trả lời hay hay thì mik tick hoặc tick hết câu trả lời
CẢM ƠN ĐÃ ĐỌC
TRẢ LỜI:
Như lễ hội làng Phù Đổng ra đời nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng có công với dân tộc ta trong thời vua Hùng. ... Tóm lại, những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đến từ những lễ hội truyền thống cần được bảo vệ và lưu truyền đến các thế hệ sau.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
@CaNdYcAnDy_:33
Củmm ơnq ặk >33
@CandyCandy
>333
nói về lễ hội Thánh gióng, ca ngợi chiến công anh dũng mạnh mẽ của gióng và có giá trị đối với ng dân là hình tưởng đc dựng từ ng xưa( nói theo ý mk nha)
Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng. Tìm và liệt kê các hình ảnh, hoạt động đó.
- Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội đã được tác giả giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng như:
+ Lễ rước nước từ đền hạ về đến đền Thượng, ngày mồng 8: tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc.
+ Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc.
+ 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù.
+ 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta.
+ Dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường, tượng trưng cho đạo quân mục đồng.
+ Cảnh chia nhau những đồ tế lễ tượng trưng cho việc xin lộc Thánh để được may mắn cho cả năm.
+ Ngày 12 là lễ rước cờ tượng trưng cho việc báo tin thắng trận với trời đất, thiên hạ hưởng thái bình.
5. Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng. Tìm và liệt kê các hình ảnh, hoạt động đó
Tham khảo!
Những hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng là:
Hình ảnh, hoạt động | Ý nghĩa tượng trưng |
- Bể con bằng đá trên gò nổi giữa ao sau Miếu Ban | - Tượng trưng cho bồn tắm |
- Chiếc liềm bằng đá | - Tượng trưng cho dụng cụ cắt rốn người anh hùng |
- Lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng | - Tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc |
- Hội trận | - Mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc |
- 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp | - Tượng trưng cho 28 đạo quân thù |
- 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp | - Tượng trưng cho quân ta |
- Dăm bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ | - Tượng trưng cho đạo quân mục đồng |
- Chia đồ tế lễ | - Đem lại may mắn cho cả năm |
Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng, ở làng Phủ Đổng và hằng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì
a) Theo em việc lập đền thờ ở làng Phù Đổng và làng mở hội Gióng có ý nghĩa gì
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. ... Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.
b) Sau khi đọc truyện Thánh Gióng em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước , chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.
c) Truyện muốn ca ngợi điều gì và từ đó rút ra cho bản thân em
- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng
- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu
- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.
- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng
- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:
+ Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.
theo em, tác giả xây dựng nhân vật "cô bé bán diêm" có đặc điểm gì? và ý nghĩa của "cô bé bán diêm trong việc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hình tượng của cô bé
Cần gấp ạ!
-Tác giả xây dựng nhân vật "cô bé bán diêm" có đặc điểm : số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp , có ước mơ về một mái ấm .
-Giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hình tượng của cô bé : phê phán sự vô tâm lạnh nhạt của người qua đường và sự bốc lột hành hạ của người cha
a) Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
(Gợi ý: Việc đem tấm gương mà ví với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với bài văn này?)
c) Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần Mở bài và Kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần Thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào?
d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?
a, Bài văn Tấm gương ca ngợi tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá
b, Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh
Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi trung thực
c, Bố cục bài văn gồm ba phần: đoạn đầu là Mở bài, đoạn cuối là đoạn kết bài
Thân bài nói về các đức tính của tấm gương. Nội dung khẳng định tính trung thực. + Dẫn chứng: hai tấm gương tiêu biểu về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, người đáng thương, nhưng nếu soi gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật
d, Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực, không thể bác bỏ
Hình ảnh tấm gương có sức kêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn
Em hãy viết bài văn đã lập giàn ý như sau: - Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng. - Thân bài: + Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. + Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật. + Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng. + Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội. - Kết bài: + Một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền. + Liên kết cộng đồng, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Tham khảo:
Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.
Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.
Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…
Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…
Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".
Trong những hành trang cần chuẩn bị để bước vào thế kỷ mới, theo tác giả bài viết này điều gì có ý nghĩa quan trọng nhất ? Suy nghĩ của em về quan niệm ấy?
- Câu nêu vấn đề ở phần giải quyết vấn đề (luận cứ 1) “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.
- Căn cứ vào đặc điểm phát triển của thời đại hiện nay, vai trò của chủ thể con người trong một xã hội trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm ấy.