một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là
Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là
A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu.
B. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự.
C. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự.
D. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa.
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Asean. Theo em tổ chức này đã và đang phải đối mặt với những thách thức nào trong quá trình hướng tới xây dựng một cộng đồng Asean?
ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 bởi Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Mục tiêu của ASEAN là tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa giữa các quốc gia thành viên, đồng thời đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực Đông Nam Á.
Nguyên tắc hoạt động của ASEAN là:
- Tôn trọng chủ quyền và sự độc lập của các quốc gia thành viên.
- Không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia thành viên.
- Giải quyết các tranh chấp bằng cách thương lượng và giải quyết bằng hòa bình.
- Tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa giữa các quốc gia thành viên.
Trong quá trình hướng tới xây dựng một cộng đồng ASEAN, tổ chức này đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm:
- Sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên.
- Các vấn đề an ninh như khủng bố, tội phạm, ma túy, tội phạm môi trường.
- Các tranh chấp lãnh thổ và biên giới giữa các quốc gia thành viên.
- Sự cạnh tranh về thương mại và đầu tư với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
- Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo giữa các quốc gia thành viên.
Mục tiêu của tổ chức ASEAN là
A. gìn giữ hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.
B. đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
C. phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
D. liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?
A. Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên.
B. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
C. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
D. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
Đáp án A
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Tại sao trong mục tiêu phát triển của ASEAN chủ trương tập trung phát triển kinh tế- văn hóa nhưng trong giai đoạn 1967-1976, tổ chức này lại chú trọng đến hoạt động chính trị- quân sự?
A. Do tác động của chiến tranh lạnh
B. Do sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực
C. Do vấn đề Campuchia
D. Do vấn đề hạt nhân trên thế giới
Đáp án A
Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Xô- Mĩ đã dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh. Đông Nam Á là một trong những nơi diễn ra cuộc đụng đầu này với biểu hiện là cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954) và cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954-1975). Do đó, mặc dù mục tiêu phát triển của ASEAN chủ trương tập trung phát triển kinh tế- văn hóa nhưng trong giai đoạn 1967-1976, tổ chức này lại chú trọng đến hoạt động chính trị- quân sự, để duy trì được nền hòa bình, an ninh của khu vực
trình bày mục tiêu của tổ chức asean và sự phát triển từ asean 6 thành asean 10
Mục đích:Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà
bình và ổn định khu vực.
Sự phát triển từ ASEAN 6 thành ASEAN 10
- Năm 1984, Rru-nây trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
- Sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ "đối đầu” sang “đối thoại”. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
- Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, tiếp đó kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7-1997 và Cam-pu-chia thánu 4-1999.
- Lần đầu trong lịch sử khu vực, 10 nước ASEAN đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất => ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn thịnh.
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm.
+ Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN Em có suy nghĩ gì khi tổ chức Asean được thành lập?
Mục tiêu hoạt động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Câu 1: Nêu vai trò của tổ chức ASEAN với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 2: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN? Lập bảng các nước ASEAN.
trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN . Thời cơ và thách của việt nam khi gia nhập tổ chức ASEAN ( tư năm 1995)
Hoàn cảnh ra đời của tổ chưa ASEAN:
- ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.
- Sau khi giành được độc lập bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn do chiến tranh tàn phá, các nước đã nhân thấy phải cùng hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời họ cũng muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
- Trên thế giới có nhiều các tổ chức hợp tác kinh tế phát triển và có nhiều thành tựu, sự thành công đó đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.
- Ngày 8-8-1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước.
Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh