Viết 1 bài báo cáo về việc sưu tầm 1 tác phẩm văn học dân gian của đăk nông
Hãy sưu tầm các câu thơ, bài thơ,tác phẩm văn xuôi của văn học viết có sử dụng chất liệu dân gian? Giúp mik nha :))
Em hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân.
Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân:
Đối với môi trường tự nhiên
- Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.
- Mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm.
Đối với đời sống của người dân
- Gây ra nhiều thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,…) đe dọa đời sống của người dân vùng chân núi.
- Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác.
Sưu tầm những bài ca dao,dân ca và tục ngữ của Đăk nông về tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi. Giúp mình với ạ,mai mình nộp rồi
tham khảo nha bạn :
Đăk Nông thon thả cánh chim trờitục ngữ, ca dao về tỉnh đắk:
- gừng càng già càng
-người cùng 1 mẹ sinh chân đạp nhau
người cùng 1 mẹ sinh ra tay đụng lấy nhau
-củi cong khó đun
người già khó chiều
Sưu tầm thông tin về các tác giả, đặc điểm nội dung và hình thức của các tác phẩm đã học ở Bài 7 từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo,...), bao gồm các bài viết, hình ảnh, video,... Từ đó, đánh giá các thông tin đã sưu tầm được (Các thông tin đó đã đầy đủ và phù hợp chưa? Các thông tin đó có chính xác không?).
Tên văn bản | Thông tin | Đánh giá thông tin |
Những cánh buồm
| - Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)… - ND: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống. | Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt |
Mây và sóng | - Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ: + 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)… + 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ... +12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ... + Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn + Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học. | Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt |
Mẹ và quả | Tác giả Nguyễn Khoa Điềm: + Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin… + Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990); + Đặc điểm thơ văn: Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận. | Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt |
anh chị sưu tầm 1 số bài dân ca tỉnh đăk lăk. nêu nội dung 1 trong những bài dân ca đó.trình bày trách nhiệm của bản thân để bảo tồn lưu dữ các bài dân ca của dân tộc đăk lăk
Đọc sách, báo, truy cập internet, sưu tầm thông tin về các tác giả, tác phẩm đã học, thu thập và lựa chọn các nguồn tư liệu gồm: bài viết, hình ảnh, video,… có nội dung và hình thức phù hợp.
Tác giả | Tác phẩm |
- Đoàn Giỏi: (17/5/1925 - 2/4/1989), là một nhà văn hiện đại Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. - Đoàn Giỏi sinh ở quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). - Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Ngoài truyện, truyện ngắn, ký, Đoàn Giỏi còn sáng tác thơ. | - Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” thuộc chương 10 của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam kể về việc hai cha con ông Hai rắn đến thăm nhà Võ Tòng. Tại đây Võ Tòng đã kể cho hai cha con nghe về sự kiện giết hổ, giết tên địa chủ của mình và Võ tòng làm những mũi tên tẩm độc để giết giặc và trao cho ông Hai.
|
An-phông-xơ Đô-đê: - An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp. - Ông bắt đầu viết từ năm 14 tuổi, sau này gặt hái được nhiều thành công và được đông đảo bạn đọc yêu mến. - Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu lưu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong… - Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874). | Buổi học cuối cùng: mang đến cho người đọc những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.
|
Sơn Tùng: - Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), quê ở Nghệ An. - Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam. - Tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề về Hồ Chí Minh của Sơn Tùng là tiểu thuyết Búp sen xanh, cho đến nay đã được tái bản và nối bản tới 30 lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. | Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ: Kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. Văn bản trong SGK kể chuyện người cha sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng.
|
Guy-đơ Mô-pa-xăng: - Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIX. -Sự nghiệp văn chương của Mô-pa-xăng vô cùng đồ sộ: trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, 6 cuốn tiểu thuyết. Tên tuổi ông gắn liền với những tác phẩm xuất sắc như: “Viên mỡ bò” (1880), “Một cuộc đời” (1883), ‘‘ông bạn đẹp” (1885), “Núi orion” (1836)… -Tác phẩm của Mô-pa-xăng tập trung ở hai chủ đề: ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống quấn xâm lược. | Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” làm một truyện ngắn hay vô cùng sâu sắc nói về em bé do hoàn cảnh nên không có bố. Em chỉ là đứa con ngoài giá thú của một người đàn ông đã có vợ và một cô gái nhẹ dạ cả tin, để rồi lỡ làng cả một đời. khi gặp chú thợ rèn Phi-lip, Xi-mông đề nghị chú làm bố mình. Khi được chấp thuận thì chú bé Xi-mông vui mừng, hạnh phúc. |
Viết một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm viết về địa phương mà em sưu tầm được, hoặc viết một bài văn hay một bài thơ về địa phương mình.
Bài thơ về Hà Nội :
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời thổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có nhiều hoa
Bó từng chùm cẩn thận
Mấy chú vào mua hoa
Tươi cười ra mặt trận
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao...
(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)
Viết 1 bài báo cáo về việc sưu tầm văn học dân gian đắk nông
Ca dao dân ca phản ánh đời sống, tình cảm, tư tưởng của con người, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Vì là sản phẩm có tính truyền miệng nên ở mỗi địa phương sẽ có những dị bản. Bài viết này chúng tôi sẽ báo cáo về việc sưu tầm một số dị ca dao vẫn tồn tại ở địa phương các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là những sản phẩm của người lao động. Được hình thành từ thời xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tình cảm đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Tính dị bản là một trong những đặc điểm thú vị của ca dao, cho nên mới có tình trạng cùng là một bản nhưng câu chữ có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung thì không thay đổi.
Bài nghiên cứu tập trung khai thác và phân tích một số dị bản của các ca dao nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh. Từ đó thấy được sự phong phú, đặc sắc của ca dao cũng như sự biến hoá tài tình của nhân dân ta trong việc lựa chọn câu chữ để thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm.
Hẳn nhiều người đều biết đến bài ca dao “Tát nước đầu đình” một trong những bài ca dao rất hay, sâu sắc. Đây là bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, chàng trai tỏ tình với người con gái thông qua chuyện vá áo, khâu áo. Với bài ca dao này người ta tìm thấy với hai dị bản. Bản ở Phú Yên không nói đến lợn mà nói đến heo; không nói từ khâu mà nói từ vá, không “giúp đôi chăn” mà “giúp đôi áo”, không “đèo buồng cau” mà “đèo bông tai”,... Tính dị bản khiến mỗi bài ca dao mang đậm đặc trưng của vùng miền, thể hiện được sự phong phú và tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của nhân dân ở từng địa phương.
Trong kho tàng ca dao dân ca còn có rất nhiều nhưng dị bản khác, chẳng hạn trong bài ca dao:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về kinh ăn cá về đồng ăn cua
Lại có một dị bản khác:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua
Chúng ta không bàn đến câu nào đúng, câu nào sai vì ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng khác nhau. Quê anh có sông thì quê tôi có rạch, quê anh nhiều cá thì quê tôi nhiều ốc. Tôi thuận theo đặc trưng của quê tôi để viết, chẳng ai cấm cản được.
Trong chùm ca dao châm biếm cũng ghi nhận rất nhiều những bài ca dao biến thể, chẳng hạn:
Chồng người đánh bắc dẹp đông
Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo
Thì lại có dị bản khác:
Chồng người đánh bắc dẹp đông
Chồng em ngồi bếp sờ mông con mèo
Tuy khác nhau ở các từ ngữ nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn giống nhau, vẫn là để phê phán những ông chồng vô tích sự, không làm nên trò trống gì trong xã hội, không giúp được gì cho gia đình, mọi công việc đều đổ dồn lên đầu người phụ nữ. Chùm ca dao than thân, trách phận với motip quen thuộc như thân em, chiều chiều cũng ghi nhận khá nhiều các bài ca dao dân ca có các dị bản khác nhau như:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Thành:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền
Chúng ta thấy vế đầu tiên của bài ca dao vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở câu thơ thứ hai. Từ “trông về quê mẹ…” sửa thành “mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền”, ý tứ của bài ca dao thứ hai có vẻ thời đại hơn, trần tục hơn, có lẽ nó ra đời sau, dựa trên sự cải biên của bài ca dao một.
Một số bài ca dao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có các dị bản khác như:
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về thành “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”
Còn rất nhiều các bài ca dao có những dị bản hay mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nghiên cứu được. Có thể nói tính dị bản là một trong những nét đặc sắc của ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam chung. Dị bản không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ mà còn có trong truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn,… Việc tiếp tục triển khai các bài nghiên cứu về tính dị bản trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tính phong phú, sinh động của thể loại văn học truyền miệng này. Từ đó có cơ sở để khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó.
Sưu tầm hoặc tự sáng tác 1 bài thơ, viết, về thầy cô để làm báo tường 20/11
LỚP học trò ra đi, CÒN cô ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và Cô là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng em định hướng Tương LAi
Sáng Thu gió thổi nhẹ nhàng
Một mình đến lớp đường làng em đi
Hôm nay chẳng khác mọi khi
Trong lòng vui vẽ mĩm chi nụ cười
Nhìn cô gương mặt rất tươi
Mới về đây dạy mọi người mến yêu
Dân quê tình nghĩa rất nhiều
Tôn sư trọng đạo là điều đương nhiên
Dạy con lễ nghĩa đầu tiên
Với bốn phép tính gắn liền với nhau
Không cần có địa vị cao
Tại vì thu nhập không sao đủ tiền
Số tôi chắc đã có duyên
Với đàn trẻ nhỏ vùng miền nông thôn
Cuộc sống khỏi phải bôn chôm
Việc làm ổn định tiếng thơm cho đời
Đò đưa không tính lỗ lời
Mỗi năm cứ thế đưa rồi lại đưa
Cái nghề không ngại nắng mưa
Cứ ngày hai buổi sớm trưa tới trường