Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Biểu hiện cho thấy ngành tài chính - ngân hàng không ngừng phát triển: thể hiện qua sự gia tăng về số lượng các trung tâm tư vấn và giao dịch tài chính, số lượng các ngân hàng (cùng các chi nhánh và các điểm ATM), số người có tài khoản của tổ chức tài chính, sự đa dạng của các gói dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng,...

- Đặc điểm phân bố của các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới: các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới đều nằm ở các nước phát triển, nơi có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành hiện đại, các dịch vụ tài chính - ngân hàng đa dạng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 10:18

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục I và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Vai trò của ngành bưu chính viễn thông

- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông: đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông

- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.

+ Ngành viễn thông có đặc điểm là sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,…).

- Sự phát triển của ngành phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.

Bình luận (0)

Vai trò của ngành bưu chính viễn thông

- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông: đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông

- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.

+ Ngành viễn thông có đặc điểm là sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,…).

- Sự phát triển của ngành phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành thủy sản:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

- Đặc điểm của ngành thủy sản:

+ Ngành thủy sản bao gồm nôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ thủy sản.

+ Dịch tích nước mặt và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được.

+ Sản xuất thủy sản có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao.

+ Công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò ngành lâm nghiệp:

+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.

+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm ngành lâm sản:

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 9 2023 lúc 10:19

* Vai trò của ngành thương mại

- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.

- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm của ngành thương mại

- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:

+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.

+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Vai trò

- Giao thông vận tải là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục.

- Giúp nhu cầu đi lại của toàn xã hội được diễn ra thuận tiện và thông suốt.

- Tạo các mối liên kết kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong quốc gia, đồng thời tăng cường các mối giao lưu, hợp tác quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới.

- Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

* Ví dụ

- Ví dụ 1: Nhờ có các tuyến GTVT ở miền núi mà dân cư bắt đầu tập trung đông dọc các tuyến đường, hoạt động động nông nghiệp dần chuyển sang hoạt động buôn bán (dịch vụ được định hình dần),…

- Ví dụ 2: Nhờ có GTVT mà các mặt hàng sản xuất ra được vận chuyển đến nơi tiêu thụ hay chuyển nguyên liệu từ vùng núi xuống đồng bằng để sản xuất,…

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 8:15

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Vai trò) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của ngành giao thông vận tải:

- Là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục liên tục.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm của ngành dịch vụ:

- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.

- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất.

- Ngành dịch vụ có cơ cấu ngành đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.

- Các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và năng suất lao động.

Bình luận (0)