Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia:

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.

- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để tích luỹ vốn và phát triển ổn định.

+ Đối với hầu hết các quốc gia, việc tích luỹ vốn đòi hỏi phải có quá trình lâu dài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác sản phẩm thô để bán.

+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên. Một số loại tài nguyên do khai thác đến mức cạn kiệt nên đã trở thành quý hiếm. 

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.

- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.

Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:46

Tham khảo

- Vai trò của nước ngầm đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Nước ngầm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,...) đặc biệt với các vùng khan hiếm nước mặt như Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Công nghiệp: Nước ngầm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất giấy,...

+ Dịch vụ: Một số nguồn nước nóng, nước khoáng được khai thác để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt: Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt của người dân ở nước ta.

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

* Đặc điểm

- Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

- Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.

- Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người.

- Môi trường xã hội là các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.

* Vai trò của môi trường

- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.

- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:45

Tham khảo

* Vai trò của vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất:

- Nông nghiệp:

+ Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.

+ Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đầm phá Tam Giang, đầm Thị Nại, hồ thuỷ điện Hoà Bình,...

- Công nghiệp:

+ Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, Yaly,..) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện.

+ Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...

- Dịch vụ:

+ Một số hồ, đầm thông với các sông, biển có giá trị về giao thông.

+ Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng, hồ Ba Bể,…

* Vai trò của vai trò của hồ, đầm đối với sinh hoạt:

- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn ngọt lớn.

- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:00

Tham khảo

- Vai trò đối với sản xuất:

+ Hồ đầm là nơi có thể nuôi trồng thủy sản.

+ Nhiều hồ đầm có phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch.

+ Các hồ nước ngọt, cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, hoạt động công nghiệp, phát triển thủy điện.

+ Hồ còn có vai trò điều tiết nước của các dòng chảy

- Vai trò đối với sinh hoạt: cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt của con người, đảm bảo sinh kế cho người dân.

- Ngoài ra, hồ đầm còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường:

+ Giúp điều hòa khí hậu địa phương.

+ Là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
14 tháng 8 2023 lúc 23:00

Tham khảo:

Vai trò của nước sông, hồ đối với sản xuất và sinh hoạt:

Đối với sản xuất:

- Nông nghiệp: Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đấm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đầm Thị Nại (Bình Định), hồ thuỷ điện Hoà Bình,...

- Công nghiệp: Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, laly,...) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...

- Dịch vụ: Một số hồ, đám thông với các sông, biến có giá trị về giao thông. Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng (Gia Lai), hồ Ba Bế (Bắc Kạn),...

 Đối với sinh hoạt:

- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn.

- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.

- Giúp điều hòa khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:00

 Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt

(*) Trình bày: Đà Lạt nằm ở khu vực cao nguyên nên nhiệt độ nơi đây ở ngưỡng trung bình xấp xỉ khoảng 18 độ C đến 19 độ C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.

=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Các nhân tố bên trong

- Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi để thu hút các yếu tố bên ngoài (vốn, thị trường, công nghệ,...).

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

+ Nguồn thủy năng sông suối là điều kiện để phát triển công nghiệp thủy điện.

+ Tài nguyên đất, khí hậu, nước, rừng và biển tác động đến sản xuất nông nghiệp từ đó mà ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư – lao động: vừa tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm vừa đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.

+ Trình độ khoa học công nghệ: giúp cho ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành những ngành công nghiệp mới, thay đổi sự phân bố công nghiệp.

+ Nguồn vốn và thị trường tạo điều kiện để ngành công nghiệp thay đổi cả về quy mô và cơ cấu, tạo đòn bẩy cho sự phát triển.

+ Chính sách công nghiệp ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ,…của ngành công nghiệp.

=> Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.

* Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài gồm vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,…tạo thành sức mạnh, điều kiện để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn phát triển ban đầu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:01

Tham khảo

- Vai trò đối với sản xuất:

+ Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

- Vai trò đối với sinh hoạt:

+ Là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân.

+ Nước khoáng có giá trị đối với sức khỏe con người.