Đọc thông tin trong mục b, hãy phân tích các nhân tố tác động đến đô thị hóa.
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa. Lấy ví dụ minh họa.
Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa:
* Nhân tố kinh tế - xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế: tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa, mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hóa.
Ví dụ: Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới với quy mô GDP lớn thứ 3 thế giới => Dân số thành thị chiếm 91,62% tổng số dân cả nước (2020).
- Quá trình công nghiệp hóa trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: hình thành các đô thị ở nông thôn và các vùng ven biển.
Ví dụ: Cuối thế kỷ XIX, Pháp đến khai thác thuộc địa ở nước ta đã xây dựng 1 loạt nhà máy điện, nhà máy nước nên đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở vùng đồng bằng ven biển, hình thành các đô thị như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang,…
- Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị: cơ sở pháp lí tạo điều kiện thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị.
* Nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lí: ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị.
Ví dụ: Las Vegas là một đô thị nằm ở phía tây Hoa Kỳ, nằm giữa hoang mạc khô cằn và nóng bức nhưng Hoa Kỳ đã phát triển nó trở thành 1 “thủ đô giải trí của thế giới”.
- Điều kiện tự nhiên: những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư => quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.
Ví dụ: Miền Đông Trung Quốc là nơi tập trung nhiều đô thị với quy mô lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân,… do đây là nơi có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nhiều khoáng sản kim loại màu,…
Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
- Nguồn cấp nước (2 nguồn chính: nước ngầm và nước trên mặt):
+ Nước ngầm: điều tiết nước trong năm.
+ Nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan): biến động theo mùa => ảnh hưởng lớn đến chế độ nước sông.
Ví dụ: Vào các tháng mưa nhiều hay đầu mùa xuân (băng tuyết tan) sông được cung cấp nhiều nước (lưu lượng nước sông vượt qua giá trị lưu lượng trung bình năm) => mùa lũ; ngược lại, các tháng mưa ít => mùa khô.
- Đặc điểm bề mặt lưu vực:
+ Địa hình:
Độ dốc địa hình làm tăng cường độ tập trung lũ.
Sườn đón gió thường có lượng nước cấp trên mặt dồi dào hơn sườn khuất gió.
+ Hồ đầm và thực vật: điều tiết dòng chảy (làm giảm lũ).
+ Sự phân bố và số lượng phụ lưu, chi lưu:
Nếu các phụ lưu tập trung trên 1 đoạn sông ngắn => dễ xảy ra lũ chồng lũ.
Nếu các phụ lưu phân bố đều theo chiều dài dòng chính => lũ kéo dài nhưng không quá cao.
Sông nhiều chi lưu => nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp.
Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày vấn đề đô thị hóa ở Mỹ La-linh và phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La-tinh
- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ La-tinh.
- Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.
+ Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị; tới năm 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị là khoảng 80%.
+ Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số, như: U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...
- Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Li-ma.
♦ Ảnh hưởng
- Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư,... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.
- Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...
Tham khảo!
- Quá trình đô thị hoá ở Mỹ La-tinh gắn liên với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI.
- Tỉ lệ dân đô thị tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới: năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị, năm 2020 lên tới khoảng 80%. Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số như U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...
- Là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới: năm 2020,Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân như Xao Pao-lô (22,0 triệu), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu),...
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:
- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan toả lối sống đô thị trong dân cư,...
- Tiêu cực:
+ Làm nảy sinh một số vấn để kinh tế - xã hội.
+ Đô thị hoá tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn để an ninh trật tự,...
Đọc thông tin trong bảng 20.1, hãy phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..
b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế- xã hội
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường.
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa:
* Đối với kinh tế - xã hội
- Tích cực:
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ;
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,…
- Tiêu cực:
Đô thị hóa tự phát không gắn công nghiệp hóa gây ra nhiều vấn đề:
+ Tập trung nhanh dân cư tại các đô thị => quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng; tạo sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.
+ Nông thôn thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.
* Đối với môi trường
- Tích cực:
+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại.
+ Giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh => thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị.
- Tiêu cực:
+ Làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,…
+ Môi trường ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…
Đọc thông tin trong mục 2, cho biết các đặc điểm của đô thị hóa ở Châu Âu.
Đặc điểm đô thị hóa:
- Đô thị hóa ở châu Âu diễn ra từ rất sớm, từ thời kì cổ đại
- Tỉ lệ đô thị hóa cao
- Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của công nghiệp hóa
- Mức độ đô thị hóa cao (năm 2019, tỉ lệ dân thành thị 74,3 %)
- Các quốc gia có tỉ lệ đô thị hóa cao : Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Anh, Đan Mạch,...
- Hiện nay dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm ra thành phố => Mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở châu Âu.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số trên thế giới.
Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số thế giới:
Nhân tố kinh tế - xã hội
- Các quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển kinh tế cao, điều kiện sống tốt, thu nhập của người dân cao, cơ sở hạ tầng hiện đại thu hút dân nhập cư và ngược lại.
Các quốc gia, vùng lãnh thổ trình độ phát triển kinh tế thấp hơn, tỉ lệ dân số làm nông nghiệp cao => nhu cầu về nguồn lao động nhiều hơn, gia tăng dân số cao.
- Chính sách dân số, phong tục tập qán, tâm lí xã hội, độ tuổi kết hôn,… của các nước, vùng lãnh thổ trong những thời kì nhất định ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng dân số.
Ví dụ: Trung Quốc là 1 quốc gia có tâm lí “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.
Nhân tố tự nhiên – sinh học
- Điều kiện tự nhiên góp phần làm tăng hoạc giảm mức nhập cư.
Ví dụ: Những vùng đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở sẽ có ít dân cư sinh sống.
- Cơ cấu sinh học của dân số cũng tác động đến gia tăng dân số.
Ví dụ: Quốc gia có dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao => mức độ gia tăng dân số cao.
Dựa vào thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.
- Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.
- Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.
- Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.
- Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.
Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
* Các nhân tố bên trong
- Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi để thu hút các yếu tố bên ngoài (vốn, thị trường, công nghệ,...).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
+ Nguồn thủy năng sông suối là điều kiện để phát triển công nghiệp thủy điện.
+ Tài nguyên đất, khí hậu, nước, rừng và biển tác động đến sản xuất nông nghiệp từ đó mà ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư – lao động: vừa tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm vừa đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.
+ Trình độ khoa học công nghệ: giúp cho ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành những ngành công nghiệp mới, thay đổi sự phân bố công nghiệp.
+ Nguồn vốn và thị trường tạo điều kiện để ngành công nghiệp thay đổi cả về quy mô và cơ cấu, tạo đòn bẩy cho sự phát triển.
+ Chính sách công nghiệp ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ,…của ngành công nghiệp.
=> Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
* Các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài gồm vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,…tạo thành sức mạnh, điều kiện để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn phát triển ban đầu.