Quan sát hình 19.2 và cho biết những đặc điểm giúp em nhận biết cây rêu.
Quan sát hình 34.5, hãy nêu những đặc điểm giúp em biết được cây thông là cây hạt trần.
- Đặc điểm để nhận biết cây thông là cây hạt trần:
+ Là cây gỗ có kích thước lớn với hệ mạch dẫn phát triển.
+ Chưa có hoa và quả.
+ Sinh sản bằng hạt nằm trên các lá noãn hở.
Quan sát hình dạng cây rêu và đối chiếu với H.38.1 SGK, phân biệt các bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây rêu cùng với các đặc điểm chính của các bộ phận đó.
Giải nhanh giúp mk nha
Có thân và lá thật nhưng đơn giản : rất bé nhỏ , thân không phân nhánh , lá mỏng ; chưa có mạch dẫn
-Chưa có rễ thật . Có rễ giả : gồm những sợi nhỏ làm nhiệm vụ hút
Rêu là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản:
Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức và chưa có hoa.
Qua mắt thường, ta có thể thấy rất rõ các bộ phận của cây rêu: rễ, thân và lá.
Quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu. Vì sao?
Trong hình 19.1:
- Cây ưa sáng mạnh là cây bạch đàn vì lá bạch đàn nhỏ, có phiến dày, màu xanh nhạt hơn → để vừa thu được đủ lượng ánh sáng cần thiết vừa giúp lá cây không bị đốt nóng khi cường độ ánh sáng quá mạnh.
- Cây ưa sáng yếu là cây trầu không, vì lá trầu không có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm (chứa nhiều lục lạp) → để thu được nhiều ánh sáng nhất có thể trong điều kiện ánh sáng yếu.
Tìm các thông tin về lá biến dạng theo hướng dẫn dưới đây:
- Quan sát cây xương rồng hoặc H.25.1 và hãy cho biết:
+ Lá cây xương rồng có đặc điểm gì?
+ Vì sao đặc điểm đó giúp cây có thể sống ở những nơi khô hạn thiếu nước?
- Quan sát H.25.2 H.25.3 hãy cho biết:
+ Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?
+ Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?
- Quan sát củ riềng hoặc củ dong ta (H.25.4)
+ Tìm những vảy nhỏ ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.
+ Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi ở thân rễ?
- Quan sát củ hành (H.25.5) và cho biết:
+ Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?
- Ở H.25.1
+ Lá cây xương rồng biến thành gai.
+ Lá biến thành gai làm giảm sự thoát hơi nước qua lá phù hợp với điều kiện sống của cây ở nơi khô hạn.
- Ở H.25.2 H.25.3:
+ Lá chét của đậu Hà Lan hình thành tua cuốn, lá cây mây biến thành tay móc.
+ Tua cuốn, tay móc giúp cây bám vào giá thể để cây leo lên cao.
- Ở H.25.4
+ Các vảy nhỏ trên thân rễ có màu nâu, màu trắng.
+ Chúng có chức năng bảo vệ các chồi ở thân rễ.
- Ở H.25.5 phần phình to ở củ hành là bẹ lá phình to ra, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
1 , Hạt gồm những loại nào ? lấy 3 ví dụ cho mỗi loại
2 , Các điều kiện cần cho hạt nảy mầm ?
3 , Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của rêu ?
4 , Dấu hiệu nhận biết của cây 1 là mầm và cây 2 lá mầm ?
1.
Hạt gồm hai loại: - Hạt một lá mầm
- Hạt hai lá mầm
Ví dụ hạt một lá mầm: lúa mì, ngô, lúa
Ví dụ hạt hai lá mầm: cà chua, bầu, bí
2.
Các điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
+ Đủ độ ẩm
+ Đủ không khí
+ Nhiệt độ thích hợp
+ Chất lượng hạt giống tốt
3.
Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của rêu:
+ Rễ giả: chức năng là hút nước
+ Thân ngắn, không phân nhánh, không có mạch dẫn
+ Lá thì nhỏ, có một lớp tế bào xếp sát nhau
Đặc điểm cơ quan sinh sản của rêu:
+ Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử: - Nằm ở ngọn cây
- Có nắp
- Bên trong chứa các bào tử
+ Sinh sản hữu tính bằng bào tử
4.
Đặc điểm | Cây một lá mầm | Cây hai lá mầm |
Kiểu gân lá | Gân song song, hình cung | Gân hình mạ |
Số cánh hoa | 6 cánh hoặc 3 cánh | 5 cánh hoặc 4 cánh ( Bội số của 5 hoặc 4 ) |
Số lá mầm của phôi trong hạt | 1 lá mầm | 2 lá mầm |
Dạng thân | Thân cỏ, thân cột | Thân cỏ, thân gỗ, thân leo |
Kiểu rễ | Rễ chùm | Rễ cọc |
Quan sát hình và cho biết đó là giống vật nuôi nào? Dựa vào đặc điểm nào mà em nhận biết được giống đó?
Hãy kể tên các nguồn điện có trong hình 19.2 và một vài nguồn điện khác mà em biết.
Hãy quan sát hình 19.2 hoặc những chiếc pin thật và chỉ ra đâu là cực dương, đâu là cực âm của mỗi nguồn điện này.
* Các nguồn điện trong hình: pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo và acquy.
* Các nguồn điện khác trong cuộc sống: pin mặt trời (pin quang điện), máy phát thủy điện nhỏ, máy phát điện xách tay chạy bằng xăng dầu, nhà máy phát điện, ổ lấy điện trong gia đình và đinamô ở xe đạp.
* Cách nhận ra cực dương và cực âm:
- Ở pin tròn, cực âm là đáy bằng (vỏ pin) còn cực dương là núm nhỏ nhô lên (đầu có ghi +).
- Ở pin vuông thì đầu loe ra là cực (-), đầu khum tròn là cực dương (có ghi dấu – và + tương ứng).
- Ở pin dạng cúc áo, đáy có mặt phẳng bằng to là cực dương, có ghi dấu (+) ở tâm mặt, mặt tròn nhỏ ở đáy kia là là cực âm (không ghi dấu).
- Ở acquy, hai cực có dạng giống nhau, gần cực dương có ghi dấu (+) ở thành acquy, cực âm có ghi dấu (-).
Quan sát hình dạng của cây rêu và đối chiếu với H.38.1, em có thể nhạn ra được những bộ phận nào của cây?
Quan sát cây rêu thật có thể nhận ra được rễ và thân cây rêu
Quan sát các hình sau đây. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây nói trên như thế nào?
- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường quá mắt thường qua những dấu hiệu nào?
- Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?
- Kích thước của cơ quan sinh dưỡng (tế bào xôma của cây rêu đa bội; thân, cành, lá của cây cà độc dược đa bội; củ cải đường đa bội) và cơ quan sinh sản (quả táo tứ bội) lớn hơn so với ở cây lưỡng bội.
- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu: kích thước của các bộ phận trên cây đa bội lớn hơn cây lưỡng bội.
- Có thể khai thác các đặc điểm về "tăng kích thước của thân, lá, củ, quả" để tăng năng suất của những cây cần sử dụng các bộ phận này.
Quan sát hình 27.1 và cho biết đặc điểm nào là đặc điểm thích nghi của con sâu trên cây sồi? Giải thích?
Quan sát hình 27.1 ta thấy sâu sồi thay đổi hình dạng và màu sắc thân theo mùa để lẩn tránh kẻ thù:
- Mùa xuân, sâu sồi có thân sần sùi và màu vàng giống hoa sồi.
- Mùa hè, sâu sồi có thân không sần sùi và màu xanh sáng giống cành cây.