suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người (3-5 câu)
Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trình bày suy nghĩ của em về tình cảm, trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, đất nước.
Tham khảo:
Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.
Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
Qua tình cảm ha con chân thành, mãnh liệt, xúc động của cha con ánh Sáu trong ''hiếc lược ngà'' cuản Nguyễn Quang Sáng, em có suy nghĩ gì về vai trò , ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người
Chiến tranh ! Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao người phải khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà. Chiến tranh không thể tha thứ khi đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam, nhưng một phần nào, ta cũng càm ơn chiến tranh, bởi vì không có nó, những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời không thể nào bộc lộ ra hết được, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương, và đặc biệt nhất là tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng một nhà văn của thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã ngưỡng mộ trước thứ tình cảm cao đẹp này, ông đã khai thác và xây dụng nên câu chuyện về cuộc gặp gỡ của hai cha con đầy xúc động, đó là “ Chiếc lược ngà” được ông viết vào năm 1966. Câu chuyện kể về cha con ông Sau và bé Thu sau hơn tám năm xa cách mới có dịp gặp lại nhau, nhưng Thu đã không nhận ra cha mình chỉ vì một vét thẹo dài trên má , thay vào đó là sự vô cảm, thờ ơ như căm ghét ông. Nhưng rồi thật bất ngờ, khi ông Sáu chuẩn bị lại đi, Thu mới chịu kêu lên tiếng “ba” với ông Sáu, không còn đủ thời gian để yêu thương nhau, ông Sáu đã ra chiến khu và làm chiếc lược cho con mình. Nhưng cũng sau khi ông làm sau, ông đã hy sinh bởi bọn giặc, trong vài giây cuối cuộc đời, ông đã kịp trao lại chiếc lược cho bác Ba- người bạn của ông – và nhờ đưa lại cho Thu, rồi ông mới ra đi. Đọc qua truyện ngắn này, ta mới thấy được tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con thiêng liêng và cao đẹp biết nhường nào. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất đó là chiến tranh, tình cảm ấy vẫn không biến mất mà vẫn còn ẩn chứa trong mỗi con người. Điều đó đã được thể hiện một cách sâu sắc qua nhân vật ông Sáu. Ông Sáu cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, ông phải đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc, mà đành bỏ lại phía sau những gì thân thương nhất của đời mình, ruộng nương, nhà cửa, vợ và cả người con chưa đầy tuổi của mình. Xa nhà suốt tám năm, từng nỗi nhớ lại càng lớn thêm và ngày càng chồng chất “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” Nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tình làng nghĩa xóm, và ông nhớ da diết đứa con gái của mình. Bởi vì xa con đến tám năm, chưa một lần ông được nghe thấy tiếng nói của con, chưa một lần tận mắt thấy người con bé bỏng, có chăng chỉ là một tấm hình mà vợ ông đã gửi, hòa bình lập lại, được về nhà chỉ có ba ngày ngắn ngửi, ông vô cùng hạnh phúc. Cùng người bạn, bác Ba, ông về thăm nhà, cốt là để gặp con mình, đã xa con quá lâu nên lòng ông cứ nôn nao khi đến gần hơn với nhà, “…cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh” . Và lòng háo hức, niềm khát khao được thấy con, đã thúc giục ông không thể chậm trễ được nữa khi nhìn thấy đứa bé giống đứa con mà mình đã nhìn qua tấm ảnh, “…không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với.”.Rồi hành động đã chuyển thành tiếng nói và những biểu hiện trên khuôn mặt ông, ông kêu to một tiếng : - Thu ! Con, lại gần con ông xúc động vô cùng “..vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” , bật lên hai câu với giọng run run: “-Ba đây con !”. Qua tất cả những điều đó, ta thấy được ở ông là một niềm thương con da diết, nhớ con và khao khát gặp con, chính vì thế ông đã không ngăn cản được cảm xúc của mình dâng trào. Nhưng con người ta lại hy vọng quá mức vào một điều để rồi thất vọng cũng vì điều đó, từ một cảm giác vui sướng tột cùng, thay vào đấy là sự hụt hẫng vô bờ của cảm xúc, ông bàng hoàng trước sự sợ hãi, lạnh lùng, xa lánh của bé Thu, niềm háo hức đã trở thành nỗi đau, “…nỗi đau như khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” . Đó chắc chắn là một cảm giác rất đau đớn và thất vọng, nỗi đau ấy có lẻ còn đau hơn khi ông phải hy sinh trên mặt trận, khi ông mong quay về sẽ được nghe lại tiếng gọi : “ Ba” mà ông chưa từng được nghe từ đứa con bé bỏng của mình, qua đó ta thấy lòng yêu thương con của ông Sáu là rất chân thực và vô cùng to lớn. Nhưng tình phụ tử không cho phép ông khóc ngay lúc này, chính vì yêu con, mà trong mấy ngày nghỉ phép ông không ghét con mà tiếp tục vỗ về và chăm sóc con, làm mọi cách để con có thể kêu lên một tiếng :”Ba” duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng lớn dần, khiến ông không thể khóc mà chỉ cười được thôi “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi” , nụ cười mang trong đó là sự ngượng ngạo, sự bất đắc dĩ, cười chỉ để quên đi nỗi đau vô bờ bến nhưng nỗi đau vẫn còn trong lòng. Và từ tâm trạng thất vọng, ông đã trở thành tuyệt vọng khi bé Thu hất trứng cá ra khỏi bát, không thể kìm nén được nữa, bây giờ cũng không thể cười được, nên ông đành giận dữ và đánh thật mạnh vào mông bé Thu rồi hét lên rằng : “ Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?” . Thật là khổ tâm cho ông, tình yêu chưa thể hiện được bao nhiều, đã phải đánh con, nỗi đau đánh con còn lớn hơn cả nỗi đau con không nhận ra cha, bởi vì đánh con tức là phủ nhận tất cả niềm yếu thương mà ông đã dành cho con mình, nhưng ông đành thế, vì ông muốn con biết ông chính là người cha của em. Và rồi, nỗi tuyệt vọng càng kéo dài không nguôi đi được, nhưng ông vẫn không ghét con, chào tạm biệt con ông cũng chỉ nói nhỏ nhẹ: “ Thôi! Ba đi nghe con! “ . Nhưng một lần nữa, chuyện lại càng trớ trêu và đầy bất ngờ, lúc ông cảm thấy không còn một chút hy vọng gì thì bé Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng : “ Ba...a...a…Ba” và điều đó là một món quá vô cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến mức giận dữ không kìm nén được thì giờ đây còn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa. Chính tiếng kiêu tha thiết của bé Thu đã làm một người lính như ông phải tỏ ra mềm yếu, và xúc động vô cùng, không thể nào ngăn được ông trào nước mắt “…anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.” Niềm vui sướng có pha lẫn một chút tiếc nuối vì giờ đây ông không thể dành thời gian yêu thương con được nữa, ông phải đi rồi, bởi vậy, mang theo lời hứa “chiếc lược” cũng là lời hứa sẽ quay về nhà để được ở bên con nhiều hơn. Nhưng ước sao ông hãy ở lại bên bé Thu một lúc mà đừng ra đi quá sớm, bởi vì lúc ông lần đầu nghe tiếng gọi “Ba” của Thu cũng là lần cuối cùng mà ông được nghe và thấy mặt con. Ở chiến khu, lòng nhớ con lại càng lớn dần lên, chính vì nhớ con mà ông rất ân hận vì đã trót đánh con, và lòng yêu thương con càng thôi thúc ông làm chiếc lược tặng con mình. Hãy thử cảm nhận được sự vui sướng khi ông tìm thấy chiếc ngà voi làm chiếc lược cho con mình, bằng một vỏ đạn ông “…cưa từng chiếc răng lược, thân trọng tỉ mỉ cố công như người thợ bạc.” , giờ đây ta có thể thấy được chính tình phụ tử, tình cảm gia đình khiến chúng ta như biến thành một con người khác, cũng như ông Sáu là một người lính, nhưng với sự nhớ con vô bờ bến, ông đã trở thành một nghệ nhân kiệt xuất với dụng cụ chỉ là một vỏ đạn và thứ ông chỉ có thể làm duy nhất là chiếc lược ngà cho riêng con gái mình. Không chỉ vậy, thời gian ông làm chiếc lược là thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, khắc lên trên cây lược dòng chữ : “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, ông muốn ghi dấu thời khắc quan trọng này, chính tình cha con đã làm ông thêm mạnh mẽ để có thể quên đi mùi đạn khói của chiến tranh mà vẫn tiếp tục nâng niu chiếc lược cho con gái. Nhưng rồi mọi chuyện thật tồi tệ, chiến tranh tàn ác hơn thế, tạo ra vết thẹo để Thu không nhận ra cha, lại còn dập tắt một niềm khao khát nhỏ nho là được tận tay trao chiếc lược cho đứa con gái của mình, ông Sáu đã bị chiến tranh giết chết, một vỏ máy bay giặc bắn vào người ông. Tưởng như một vết thương nặng có thể khiến ông ra đi lập tức, nhưng ông trút hết những hơi thở cuối cùng bằng việc thò tay vào chiếc túi đẫm máu để lấy ra chiếc lược ngà và trao lại cho người đồng đội nhờ đưa cho bé Thu, đến lúc đó, ông mới chịu “…nhắm mắt đi xuôi”. Một hành động thật thiêng liêng cao đẹp, chính tình phụ tử đã góp sức cho ông làm công việc cuối cùng này, “…tình cha con là không thể chết được.”, tình cha con được khẳng định là một tình cảm bất diệt, cao quý, chiến tranh có thể làm sứt mẻ tình cảm gia đình, những không thể làm tổn thương đến tình cảm cha con, bởi vì trong chiến tranh, tình cha con lại càng sâu nặng và thắm thiết hơn, chiếc lược ngà mà ông Sáu đã gửi lại ở cuối đoạn trích chính là một nhân chứng chân thực nhất về tình cảm đẹp đẽ này. Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu là vô bờ bến nhưng với bé Thu, em cũng rất yêu cha mình. Xa cha từ khi còn nhỏ, mới khi biết nói và biết cảm nhận, em đã có thể thấy thiếu vằng hình ảnh của người cha, người trụ cột trong gia đình mình. Cha là ai ? Cha trông thế nào ? Chắc những câu hỏi đó vẫn hay vương vần trong tâm trí em, hình ảnh người cha duy nhất mà em thấy được là qua bức ảnh cũ kĩ mà ông Sáu đã chụp với vợ. Chính vì vậy, một hình ảnh người cha trong tấm ảnh đã ăn sâu vào tâm trí và suy nghĩ của em, nên không có gì quá ngạc nhiên khi em tỏ ra “ngơ ngác , lạ lùng” khi mới gặp ông Sáu, phản ứng đầu tiên là“mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “ Má ! Má ! ”” , đó là một cảm giác sợ hãi, cảm giác như thế mình mất ba rồi, qua đấy, ta thấy bé Thu thật trẻ con và thật yêu cha, chính vì trẻ con mà khi thấy vết sẹo trên má ông Sáu thì không cần nghĩ, em vẫn không tin đó là cha, yêu cha bởi vì chỉ có thương nhớ người cha mà em không chấp nhận ai khác làm cha của mình. Rồi trong những ngày nghĩ phép của ông Sáu, đáp lại một niềm mong mỏi kêu lên tiếng “Ba” của ông, Thu chỉ tỏ ra thờ ơ với ông, nói trống không và kiên quyết không kêu lên tiếng “Ba” nào mà tự mình làm công việc chắt nước. “-Vô ăn cơm !... Cơm chín rồi !... Con kêu rồi mà người ta không nghe…. Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái…. Cơm sôi rồi nhão bây giờ !” Hàng loạt những câu nói của bé Thu cho thấy một sự ngang ngạnh, bường bỉnh của cô bé. Từ “người ta” mà em dùng để gọi ông Sáu cho thấy một sự nhất quyết không lên bất cứ tiếng “Ba” nào. Nhưng ta lại cảm thấy đáng thương hơn là đáng trách bé Thu, xuất phát từ lòng yêu cha, nhớ cha và mong mỏi gặp cha, cô bé chắc chắn không gọi bất cứ ai là “Ba” nếu như chưa tin chắc đó là “Ba” mình, chính vì xa lánh ông Sáu ta mới thấy bé Thu yêu ba mình, thật là một tâm hồn ngây thơ của trẻ con. Và rồi, sự ngang ngạnh đã đến mức đỉnh điểm, dẫn đến phản ứng quyết liệt, Thu hất trứng cá ra khỏi bát khi được ông Sáu gắp cho và bị ông Sáu đánh thật mạnh vào mông. Tưởng chừng sau cái đánh đó, cô bé sẽ khóc lên nhưng không “…nó cầm đũa, gắp lại trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm…. mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật, rồi lấy dầm bởi qua sông.” , hành động bất ngờ nhưng cũng thật tự nhiên, bé Thu mạnh mẽ khi không khóc tiếng nào, thay vào đó như là một việc làm trút giận lên chiếc dây lòi tói, nhưng bên trong đó, ta còn cảm thấy rằng, dường như tâm trí bé Thu đã có suy nghĩ ông Sáu là ba của mình, bởi vì thế mà em mới không cãi lại ông Sáu, em khua lòi tói để ông Sáu nếu là cha thì phải đi tìm để dỗ dành mình, toàn bộ hành động tuy thật trẻ con nhưng lại rất đáng thương cho một cô bé như Thu. Và sau khi nghe được bà giải thích, Thu mới hối hận nghĩ lại, trăn trở suốt đêm, thở dài và không ngủ được. Đến khi ông Sáu ra đi, cô bé mới để cho cảm xúc của mình được bộc lộ ra hết. “...kêu thét lên: - Ba…a…a…ba !.... …-Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con. …Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” Đó là một tình cảm đã dồn nén từ rất lâu rồi, hơn tám năm rồi, Thu chỉ mong được biểu lộ tình cảm với ba thôi, tình cảm ấy được thể hiện thật mãnh liệt nhưng lại hòa đẫm sự hối hận của bé Thu. Cái trẻ con trong bé Thu còn được thể hiện lần cuối khi xin ông Sáu mua chiếc lược cho mình. Đó là kết thúc cho một cuộc gặp gỡ cảm động và thật thiêng liêng. Qua cuộc gặp gỡ ấy, ta thấy Nguyễn Quang Sáng tuy không đề cập đến chiến tranh nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện lên qua vết thẹo của ông Sáu. Kết quả của tám năm đi lính xa nhà của ông sáu cũng là nguyên nhân khiến bé Thu không nhận ra cha mình, giá như không có vết thẹo ấy thì bé Thu đã được hưởng ba ngày tuyệt vời trong tình yêu thương của cha mình, nhưng nếu không có vết thẹo ấy, tình cảm gia đình cũng không được thử thách và bộc lộ lên được, tình cảm cha con mà vì thế đã trở nên thiêng liêng cao đẹp hơn trong tình cảnh chiến tranh. Câu chuyện với tình huống bất ngờ độc đáo, khi bé Thu không nhận ra cha mình, qua đó làm nổi bật lên tính cách, tình cảm cha con thực sự giữa ông Sáu và cả bé Thu. Ngôi kể bằng nhân vật bác Ba tạo nên sự chân thực, khách quan và tự nhiên làm tăng thêm yếu tố cảm xúc. “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, ông đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng , đẹp đẽ, và trên thực tế còn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn.
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.
Tầm quan trọng của thiên nhiên trong đời sống con người là một điều không thể bàn cãi. Thiên nhiên đáp ứng tất cả những nhu cầu cơ bản của nhân loại. Ta có đất để sinh sống, nước để uống, không khí để thở, nguồn thủy hải sản dồi dào để khai thác,... Không chỉ vậy, thiên nhiên còn đem đến cho con người nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào như than đá, dầu mỏ, khí đốt,... Hay ta có vàng, bạc, đá quý, kim cương,... để tạo ra rất nhiều trang sức lấp lánh, làm đẹp cho bản thân. Rất nhiều danh lam thắng cảnh cũng được khai thác để phát triển du lịch. Từ đó, đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng đi lên. Về cơ bản, thiên nhiên gần như là thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Chính vì vậy, con người chúng ta cũng cần có thái độ, cách đối xử thật hợp lí đối với thiên nhiên. Thay vì xả rác bừa bãi, chặt cây phá rừng, khai thác tài nguyên đến kiệt quệ, hãy phát triển môi trường sống xung quanh. Giữ gìn thiên nhiên chính là cách tốt nhất để bảo vệ sự sống của nhân loại.
viết đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Bài làm
Trong gia đình ai cũng yêu thương, quan tâm, chăm sóc em nhưng mẹ là người dành cho em nhiều tình cảm nhất. Mẹ em tên là Trần Thị Giao. Năm nay mẹ 42 tuổi. Mẹ rất đảm đang, tốt bụng. Sáng nào mẹ cũng dậy rất sớm để nấu cơm cho em ăn. Lúc nào có bài toán khó mẹ giảng cho em hiểu. Mẹ còn mua cho em những món ngon. Em hứa sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng.
Em rất yêu quý mẹ của em.
Tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật. Trên cơ sở đó, em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật này trong tác phẩm.
Tham khảo
Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghề thuật trong tác phẩm:
- Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình: Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
- Ông họa sĩ bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,…
=> Nhận xét: Nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Ông là một nghệ sĩ từng trải, có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, cảm nhận, suy nghĩ của ông. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm những trăn trở, suy ngẫm của mình về con người và nghệ thuật. Nhân vật ông họa sĩ đã đem đến cho tác phẩm chiều sâu tư tưởng.
Từ xưa đến nay, văn học luôn song hành, gắn bó mật thiết với con người và đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì và ở mỗi người, cách nhìn nhận, suy nghĩ về vai trò của văn học lại có những điểm khác biệt. Hiện nay, nhiều người quan niệm văn học vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, giá trị của văn học đã bị giảm đi trước sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn. Hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề này.
Như chúng ta đã biết, văn chương bao gồm tất cả những gì rộng rãi nhất về nghệ thuật ngôn ngữ. Nó có thể là những kiến thức về lịch sử, địa lí, tri thức,… Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì đó là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ,… Hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời nói. Văn chương nó rất nhiều khái niệm để hiểu được nó và cũng từ đó mà nó đã có thật nhiều công dụng đem lại cho mọi người tận hưởng nét nghệ thuật văn chương đó. Như trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh đã có chứng minh rất rõ công dụng quý giá của văn chương. Nó là hình dung và sự sáng tạo của bao sự sống muôn hình vạn trạng; là nguồn gốc cốt yếu của bao tình thương yêu con người, động vật thật cao cả. Cuộc sống của con người ngày càng bận rộn, hối hả để chạy theo những cuộc đua vật chất và tinh thần trong xã hội nên việc cảm nhận những nét đẹp trong cuộc sống ngày càng khó khăn và hạn hẹp hơn. Vì thế, có không ít ý kiến cho rằng, giá trị của văn học đã bị giảm đi trước sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn. Tuy nhiên, thực tế đã phủ định điều đó. Vì văn chương đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn, thực tế hơn những cảm xúc mà bản thân chưa có hoặc chưa khai thác được vì nhu cầu đời sống xã hội. Văn chương chính là hình dung của bao tâm hồn thi sĩ, yêu đời và hết sức đẹp đẽ.
Em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo (hoàn cảnh, suy nghĩ, thái độ, tình cảm dành cho lão Hạc,…)? Chỉ ra vai trò của nhân vật này trong văn bản.
- Nhận xét: Là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Là người chứng kiến mọi đau khổ của rất nhiều người nhưng không thể làm gì.
- Vai trò: dẫn dắt câu chuyện, đồng thời là người tham gia vào câu chuyện.
qua bài thơ cảnh khuya, em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về tình yêu của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam
ĐỀ BÀI 1: Hãy viết một bài văn khoảng 10 hoặc 8 câu nói về vẻ đẹp ở quê hương bạn. Mỗi câu/dòng, hãy nêu lên một vẻ đẹp mà bạn biết.
ĐỀ BÀI 2: Viết đoạn văn kể về từng hoạt động của các thành viên trong gia đình bạn.
ĐỀ BÀI 3: Viết một đoạn văn khoảng 5 hoặc 8 câu kể về tình cảm, suy nghĩ của bạn về mẹ lúc vất vả vì bạn.
1.
Quê hương em nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Chính bởi được tạo nên bởi phù sa bồi đắp nên thuận tiện cho tưới tiêu gieo trồng. Nơi đây được xem như vựa lúa lớn nhất cả nước. Mỗi vụ lúa chín, cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái. Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
2.
Gia đình mình không như nhà nhiều bạn chỉ có 4 người mà có tới 6 người, bao gồm ông bà nội của mình, bố mẹ mình, anh trai và mình. Ông bà nội tớ đều đã ngoài sáu mươi tuổi rồi, hai người vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông có một bộ râu trắng dài, mỗi khi rảnh, ông thích nhất là chơi cờ cùng những ông lão trong khu phố, cùng họ uống trà, nói chuyện, y hệt như một lão nhân thời xưa vậy. Còn bà tớ rất thích ra công viên gần nhà tập dưỡng sinh vào mỗi buổi chiều cho cơ thể dẻo dai. Những lúc khác, bà đều trồng rau hoặc chăm sóc những cây hoa trong vườn. Còn bố tớ là một giáo viên cấp 3, chỉ khi nào có tiết dạy bố mới đến trường thôi, còn lại bố đều ở nhà đọc sách hoặc soạn giáo án. Bố mình vẫn còn trẻ lắm dù rằng bố đã đồng hành với nghề thầy giáo này hơn hai mươi năm rồi. Mình rất thích được nghe bố giảng bài, vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Còn mẹ tớ lại là một nhân viên ngân hàng, công việc của mẹ ấy vậy nhưng lại cần sự cẩn thận tỉ mỉ vô cùng cao. Mỗi ngày tớ đều thấy mẹ ngồi làm sổ sách chi chít những con số, khi ấy tớ thương mẹ lắm. Còn anh trai tớ, năm nay anh đã vào cấp 3. Anh lớn hơn tớ nhiều lắm, cả vóc người cũng cao lớn nữa, trông chẳng thua kém gì bố cả. Anh rất yêu thương và chiều chuộng tớ. Tớ rất yêu gia đình mình.
3.
nh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".
Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.
Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.
Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.
Đề bài 1: ''Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.''
Câu ca dao trên nói về cảnh đẹp quê hương có đầm sen, và quê tôi cũng có... Quê tôi là một mảnh đất nông thôn giản dị, đầy tự nhiên như bao vùng quê khác. Nhưng với tôi, quê hương luôn quen thuộc và đầy thương nhớ. Một ngày nọ, trở về quê hương, niềm cảm xúc mong nhớ ấy lại rung động trong trái tim tôi. Tôi nhớ những đầm sen đầy nước , đầy hoa, nhớ những ngôi trường cùng tiếng trống vang xa, nhớ lại giọng nói quê mình, nhớ lại từng hình ảnh, từng con sông, nhớ cả tiếng hót trong trẻo, ấm áp của chú chim đầu ngõ, nhớ từng cánh đồng bao la bát ngát, nhớ lại mọi cảm xúc ngây thơ trong sáng hồn nhiên của mình thời còn trẻ, còn dại. Ánh mặt trời dìu dịu của buổi chiều tàn rọi vào tán lá. Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp hiện ra trước mắt tôi. Đôi chân tôi dính chặt vào đất, nó như không muốn trở về thành phố, muốn đắm chìm trong bầu không khí mát mẻ mà ấm áp này mãi mãi...
Đề 2 và đề 3 ko làm.
Đề 1
Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.
Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Đề 2
Sáng nào cũng vậy, cứ chuông báo 6 giờ 30 thì mỗi thành viên trong nhà lại có một việc riêng cho mình. Mẹ búi tóc gọn gàng xuống bếp chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bố dậy chạy thể dục ở công viên gần nhà. Bà nội dậy quét nhà và sân sạch sẽ. Ông nội ra vườn hít thở không khí và tưới nước cho cây cảnh. Còn em, sau khi chuông báo thức, em dậy xếp sách vở vào cặp, gọi em gái dậy để ăn sáng rồi đi đến trường. Khởi đầu ngày mới của các thành viên trong gia đình em là như vậy đó.
Đề 3
Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à.
Chúc bạn học tốt
Chọn một trong hai đề bài sau:
(1) Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc”
(2) Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé” – Ê-xu-pe-ri)
Bài tham khảo:
Xã hội ngày nay đã phát triển và thay đổi rất nhiều, dấu vết thời xưa cũng đã dần phai nhòa. Vậy tại sao chúng ta có thể biết được xã hội, con người cuộc sống ngày xưa như thế nào? Để biết được tất cả những điều đó chúng ta phải cần đến sách. Vậy sách có vai trò gì với nhân loại?
Sách đã đi vào cuộc sống của chúng ta từ rất lâu rồi. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Giống như Môngtexkiơ đã nói: “ thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút kì thú”. Đọc sách có thể làm thay đổi cả một con người, một cuộc đời.
Nói tóm lại, đọc sách có rất nhiều lợi ích. Đọc sách để thành công như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, như Thủ tướng Chu Ân Lai. Đọc sách để trở thành những nhà lãnh đạo như cựu Tổng thống Mĩ Ronald Reagan hay thống đốc bang giàu có hàng đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, California. Mỗi lần tìm hiểu về những người thành đạt, sự liên quan giữa sự thành đạt và sách, chúng ta lại càng hiểu thêm mối quan hệ này, càng hiểu thêm giá trị của sách.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt, cần phải có những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi , và việc cần chú trọng nhiều nhất đó chính là cách đọc sách. Đọc sách phải nghiên cứu, suy ngẫm, tìm tòi, chắt lọc những điều hay để áp dụng vào cuộc sống chứ không phải đọc để lấy thành tích. Đọc sách nhiều mà không hiểu chỉ làm cho chúng ta cảm thấy thêm mệt mỏi, chứ không giúp chúng ta mở mang thêm kiến thức. Vì vậy, cầm trong tay một quyển sách hay chưa phải là tốt, mà tất cả phụ thuộc vào việc chúng ta có biết đọc quyển sách đó hay không.
Hiện nay sách tràn ngập khắp mọi nơi. Nhưng để tìm được một quyển sách hay, phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi thì không phải là dễ. Nếu muốn tìm được một quyển sách vừa ý, chúng ta phải mất hàng giờ ở nhà sách để tìm kiếm. Công việc này mất rất nhiều thời gian và hầu như chẳng mấy lần mang lại được hiệu quả. Vì vậy “Khi gặp được một quyển sách hay, nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần tới nó” đó là câu nói quen thuộc của Thủ tướng Anh Winston.
Sách mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, nó còn được coi là kho tàng cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Biết đọc sách tức là chúng ta đã thoát khỏi sự chán ghét của cuộc sống, và hướng tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. sách sẽ trở thành một người bạn của tất cả những ai trân trọng nó.